.10 Kết quả phân tích chất lượng nước cấp

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh bến tre quy mô 600 giường (Trang 53)

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Kết Quả Nước cấp sinh hoạt

QCVN 02:2009/BYT

1 pH, ở 25oC - 6,58 6 – 8,5

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

2 Màu sắc Pt – Co - 15 3 Độ cứng tổng mgCaCO3/l 7,1 300 4 N-NH3 mg/l 0 3 5 N-NO2- mg/l 0 1 6 N-NO3- mg/l 0,14 10,0 7 Cl- mg/l 8,2 250 8 SO42- mg/l 5,6 - 9 Fe tổng mg/l 0,02 0,5 10 Coliform MPN/100ml <3 2,2 11 Fecal coli MPN/100ml 0 0

Kết quả chỉ có giá trị trên mẫu thử. Ghi chú: KPH: không phát hiện.

Kết quả phân tích chất lượng nước cấp tại khu vực dự án cho thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích đều đạt quy chuẩn cho phép Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt 02:2009/BYT (tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt).

3.2 Điều kiện kinh tế xã hội

3.2.1 Điều kiện kinh tế

Bình Phú là một xã mà cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, nền kinh tế của xã chủ yếu là trồng trọt, trong đó chủ yếu là trồng dừa, sơri và trồng xen một số cây ăn trái khác như bưởi, ca cao … kết hợp chăn nuôi bò và heo dưới dạng hộ gia đình. Sau khi được tỉnh và thành phố đầu tư và qua phong trào vận động nhân dân đóng góp xây dựng, hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn xã tương đối hoàn chỉnh. Từ đó nền kinh tế của xã phát triển dần theo hướng đô thị hóa: phát triển thương mại dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng về phát triển nông nghiệp.

Toàn xã hiện có: 412 cơ sở thương mại dịch vụ, 34 cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Thu nhập bình quân từ 14 – 15 triệu đồng/người/năm. Hộ nghèo 25 hộ, chiếm 1,23%.

Cơ cấu lao động

Số lao động trong độ tuổi: 4.986 người chiếm 72,92%, trong đó: Lao động theo nông nghiệp và dịch vụ thương mại: 3.230 người. Lao động công nghiệp: 1.085 người.

Hình thức tổ chức sản xuất

Về nông nghiệp và thương mại dịch vụ: Sản xuất theo dạng nhỏ lẻ, hộ gia đình. Do điều kiện diện tích đất sản xuất của từng hộ dân nhỏ, lẻ cùng với quá trình đô thị hóa nên mô hình trang trại không còn phù hợp. Riêng mô hình Hợp tác xã do hộ dân chưa thống nhất chủ trương thực hiện. Lực lượng lao động trong nông nghiệp còn thời gian nông nhàn nhiều; các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với quy mô sản xuất nhỏ nên chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, không có trình độ tay nghề.

3.2.2 Hạ tầng kinh tế xã hội

Giao thông

Toàn xã có 12.372 m đường giao thông liên xã, ấp. Có 04 tuyến lộ nhựa chính với tổng chiều dài khoảng 5.912 m, bao gồm: lộ Vàm ở ấp Bình Công nối liền Phường 7 – Bình Phú với tổng chiều dài 1.300 m; lộ phường 7 – Bình Phú nối liền với xã Mỹ Thành với tổng chiều dài 2.112 m; lộ Phường 6 – Bình Phú với tổng chiều dài 1.600 m; lộ Sơn Đông – Bình Phú với chiều dài 900m (phần Bình Phú), đồng thời tuyến đường tránh Quốc lộ 60 cắt ngang ấp Bình Thành – xã Bình Phú với chiều dài khoảng 700 m. Hiện trên địa bàn xã không còn các con đường lầy lội. Các lộ liên ấp đều được bê tông hóa với tổng chiều dài gần 4.250 m; một số tuyến lộ liên tổ cũng được bê tông hóa với tổng chiều dài trên 1.130 m. Các tuyến lộ liên tổ còn lại đều được sỏi hóa, cùng với việc cầu và đường vào cầu Hàm Luông hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, thông thương trong nhân dân.

Thủy lợi

Hệ thống công trình thủy lợi được xây dựng rải đều trong 4 ấp, đảm bảo phục vụ tưới tiêu sản xuất cho nhân dân, thoát lũ và triều cường dâng cao vào tháng 09 và tháng 10 âm lịch. Đa số các tuyến kênh này hàng năm tiến hành nạo vét và vận động nhân dân nạo vét nên cơ bản còn sử dụng tốt. Một số tuyến đã, đang được lắp đặt hệ thống cống thoát nước, một số tuyến đã bị bồi lắng hiện đang đề nghị lắp đặt cống và nạo vét trong năm

2010. Xã không có trạm bơm nước tưới, các tuyến kênh chưa được kiên cố hóa. Tổng chiều dài trên 9km.

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

Điện

Toàn xã đang sử dụng hệ thống điện do Chi nhánh điện thành phố cung cấp. Có 19 trạm hạ thế, chiều dài các tuyến hạ thế 22.933m, đường dây trung thế dài 5.497m. Số hộ sử dụng điện hiện nay là 2.027/2.027 hộ đạt 100% nhưng hiện một số khu vực chưa có đường dây hạ thế nên mỗi hộ dân phải tự trồng trụ kéo đường dây từ trạm hạ thế vào nhà nên tỷ lệ hao hụt điện lớn, không đảm bảo an toàn, mất mỹ quan.

Nhân lực

Số hộ: 2.027 hộ, sinh hoạt tại 71 tổ nhân dân tự quản.

Số nhân khẩu: 6.838 người (trong đó: nam 3.285 người, nữ 3.553 người). Lao động trong độ tuổi: 4.986 người.

Nhận xét, đánh giá:

Nguồn nhân lực của xã Bình Phú dồi dào, độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn sẽ rất thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trình độ tay nghề trong độ tuổi lao động thấp; tâm lý, tư duy sản xuất còn nông nghiệp, số có trình độ đa số làm tại các thành phố lớn nên quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đòi hỏi cần phải có biện pháp đào tạo, nâng cao bồi dưỡng tay nghề, có chính sách thu hút nguồn nhân lực về phục vụ địa phương.

Văn hóa – giáo dục

Đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở, được trên kiểm tra và công nhận.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục tham gia học chương trình trung học bằng nhiều hình thức là 98,74% (trong đó học các trường công lập: 96,3%).

Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 45,77%.

Y tế

Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: đạt tỷ lệ 20% (1.368/6.838 người).

Mức độ đạt chuẩn quốc gia của trạm y tế: Trạm Y tế xã hiện có 01 bác sĩ, 02 Y sĩ, 01 cán bộ dân số gia đình, hợp đồng 01 cán bộ dược trung đảm bảo được công tác khám

và điều trị bệnh cho nhân dân. Trạm đã được trên xây dựng sửa chữa, đầu tư các trang thiết bị. Qua đó được trên kiểm tra công nhận Trạm đạt chuẩn quốc gia.

Tỉnh Bến Tre có hơn 0,5 triệu lao động trong đó có 70,9% làm việc chính ở khu vực 1 (Nông, lâm nghiệp và thủy sản); 15,4% làm việc chính ở khu vực 2 (Công nghiệp và xây dựng) và khoảng 12,7% làm việc chính ở khu vực 3 (Dịch vụ).Thu nhập bình quân đầu người: năm 2005 là 7,4 triệu đồng, tăng trưởng trung bình 10,5%/1 năm. Tỷ lệ hộ nghèo 13% (2008); tỷ lệ sinh 2,35% (Cao hơn gần 2 lần tỷ lệ sinh trung bình của cả nước là 1,2%), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,8%, tuổi thọ trung bình bằng với tuổi thọ trung bình của cả nước là 70 đối với nam và 74 đối với nữ.

Chăm sóc sức khỏe và cơ sở hạ tầng về y tế

Tỷ lệ bác sỹ trong dân số là 4,57 bác sĩ/10.000 dân (Năm 2008)

Số cơ sở chăm sóc sức khỏe toàn tình Bến Tre có tổng 178 cơ sở khám chữa bệnh và số giường bệnh là 2010, bình quân 14,66 giường/1 vạn dân (không tính giường trạm

y tế xã). Trong đó có 1 bệnh viện đa khoa 500 giường (Bệnh viện Nguyễn Đình

Chiểu, 1 Bệnh viện YHCT 200 giường, 8 Bệnh viện đa khoa cấp quận huyện (Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành, Chợ Lách, Bình Đại, ba Tri, Thạnh Phú) với số giường trung bình 60 và 160 trạm y tế xã trong đó có 62 trạm đạt chuẩn quốc gia về y tế. công suất sử dụng giường bệnh của hệ thống chăm sóc sức khỏe đạt gần 91% (Năm 2008).

Mô hình bệnh tật: dịch bệnh chủ yếu là sốt xuất huyết, sốt rubella, hội chứng chân – tay – miệng. Chương trình TCMR – tỷ lệ tiêm chủng mở rộng trẻ em dưới 5 tuổi còn đạt thấp so với kế hoạch. Chất lượng khám chữa bệnh còn hạn chế do cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ và trang thiết bị y tế chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân. Đội ngũ cán bộ y học cổ truyền còn thiếu nhất là ở các trạm y tế xã, phường.

Tỷ lệ tử vong chung trong chăm sóc y tế là 0,26%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng khoảng 21,5%, tiêm chủng 7 loại vacxin cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 98,63% (năm 2007).

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

Công tác chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo được quan tâm thực hiện, đã mua bảo hiểm y tế cho 145.302 người nghèo với tổng kinh phí khoảng 18,89 tỷ đồng.

Đánh giá chung về cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe

Theo báo cáo của Sở Y Tế tỉnh Bến Tre, năm 2008 tỉnh hiện nay có 3090 giường bệnh tính trung bình là 17,5 giường/ 1 vạn dân và 4,7 Bác sỹ/ 1 vạn dân. Tỷ lệ này của tỉnh Bến Tre đang là tỷ lệ thấp so với chỉ tiêu của Chính Phủ về cơ sở y tế trong dân (tiêu chuẩn phải đạt 20,5 giường bệnh/ 1 vạn dân vào năm 2010 và phấn đấu đạt 25 giường/ 1 vạn dân vào năm 2020 theo Quyết định 153/2006/QĐ – TTg ngày 30/6/2006). Tuy nhiên, một số yếu tố quan trọng gây quá tải hệ thống y tế là do chất lượng cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng làm suy giảm khả năng khám và chữa bệnh của mỗi cấp điều trị và cuối cùng người bệnh phải chuyển tuyến trên hoặc bệnh nhân tự chuyển lên tuyến kỹ thuật cao hơn và tuyến cuối cùng là bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre.

Trường học

Có 1 trường tiểu học với 8 phòng học (đạt chuẩn quốc gia). Tuy nhiên, hiện nay Trường phải bàn giao một phần mặt bằng để xây dựng Trường mầm non nên đã ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

Có 1 trường mẫu giáo công lập với 04 phòng học (chi nhánh của Trường mẫu giáo Bình Minh thuộc Phường 7) và 01 Trường tư thục mầm non với 09 phòng học. Hai trường mầm non trên chưa đạt chuẩn.

Cơ sở vật chất văn hóa

Bình Phú có 4/4 ấp văn hóa, quá trình xây dựng đã được trên phúc tra và công nhận đạt chuẩn xã văn hóa vào tháng 09/2009. Tuy nhiên, do mặt bằng chưa có nên xã chưa xây dựng được nhà văn hóa và khu thể thao. Các ấp đều có tụ điểm văn hóa và tận dụng bố trí khu thể thao vui chơi giải trí cho nhân dân trong ấp. Hiện xã đang lập hồ sơ thiết kế xây dựng nhà văn hóa và khu thể thao.

Chợ

Được thành phố đầu tư xây dựng 01 chợ với 48 quầy hoạt động mua bán, bước đầu phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân trong xã đảm bảo đúng tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng quy định. Hiện địa phương đang phối hợp với Ban Quản lý chợ thành phố hoàn chỉnh hồ sơ xây dựng chợ văn minh.

Bưu điện

Có 01 bưu điện văn hóa đặt tại trung tâm của xã và 02 điểm dịch vụ điện thoại công cộng để phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Xã có 02 điểm dịch vụ Internet.

Nhà ở dân cư nông thôn

Nhà kiên cố và bán kiên cố: 1.803 căn (88,95%) Nhà cây lá: 224 căn (11,05%).

Nhà tạm bợ: không có.

(Nguồn:Ủy ban nhân dân xã Bình Phú, tháng 11/2009)

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các tác động đến môi trường do thực hiện dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến tre dựa trên quy hoạch của dự án cũng như các nguồn chất thải và các đặc điểm môi trường hiện tại trong khu vực của dự án. Đánh giá được thực hiện theo từng giai đoạn hoạt động như sau:

+ Giai đoạn xây dựng dự án.

+ Giai đoạn dự án đi vào hoạt động.

Việc thực hiện dự án sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường bên trong và bên ngoài khu vực dự án ở các mức độ khác nhau. Một số tác động ở mức độ không đáng kể mang tính tạm thời, bên cạnh đó, một số tác động khác mang tính chất thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của dự án. Các tác động có thể xảy ra trong giai đoạn xây dựng và trong giai đoạn dự án chính thức đi vào hoạt động.

4.1 Nguồn gây tác động

4.1.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải

Nguồn phát sinh ô nhiễm và mức độ gây ô nhiễm từ vị trí dự án, từ trong quá trình triển khai dự án sẽ khác nhau theo từng giai đoạn thực hiện. Có hai giai đoạn chính phát sinh chất thải:

- Giai đoạn xây dựng. - Giai đoạn hoạt động.

A GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre là một dự án có qui mô tương đối lớn. Theo kế hoạch thực hiện, dự án sẽ được thi công bao gồm công tác san ủi mặt bằng, san nền, xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc, xây dựng khu khám bệnh, khu điều trị,... Với

khối lượng xây dựng nêu trên, tại khu vực dự án sẽ tập trung một số lượng thiết bị, máy móc thi công và nhân công xây dựng. Tất cả các yếu tố này có thể gây tác động tiêu cực tới môi trường không chỉ cho khu vực xây dựng mà cả cho khu vực dân cư xung quanh.

Các tác động gây ảnh hưởng xấu cho con người và môi trường trong quá trình xây dựng bao gồm tác động do ô nhiễm môi trường không khí, tác động do ô nhiễm môi trường nước, tác động do ô nhiễm môi trường đất, tai nạn lao động và khả năng cháy nổ.

Bảng 4.1 Liệt kê các nguồn gây tác động trong quá trình xây dựng

STT Các hoạt động Nguồn gây tác động

1 Giải phóng, san lấp mặt bằng Xe ủi san lấp mặt bằng; xe vận tải chuyển đất, cát, đá, cây cối…

2 Xây dựng hệ thống giao

thông, khu khám bệnh, khu chữa trị,…

Xe vận tải chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,…

Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy. Tai nạn lao động.

3 Xây dựng hệ thống cấp, thoát

nước và hệ thống xử lý nước, hệ thống cấp điện,….

Xe vận tải chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,…

Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy.

4 Vận chuyển nguyên vật liệu,

thiết bị phục vụ dự án.

Xe vận tải chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,… 5 Sinh hoạt của công nhân tại

công trường.

Chất thải rắn và nước thải từ quá trình sinh hoạt của khoảng 100 công nhân viên trên công trường.

Nguồn gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn Ô nhiễm do bụi

Bụi phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu từ các nguồn sau: Bụi phát sinh từ quá trình đào và đắp trong công đoạn san nền.

Bụi phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu của các phương tiện vận chuyển, thi công trong công trường xây dựng.

Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng (đất đá, cát, xi măng).

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

Bụi phát sinh từ hoạt động thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật, khu khám bệnh, khu điều trị,…

Hiện tại, nồng độ bụi trong khu đất của dự án tương đối thấp (0,19 - 0,24 mg/m3) thấp hơn so với quy chuẩn cho phép đối với môi trường không khí xung quanh (nồng độ cho phép trung bình 1giờ là 0,3 mg/m3). Trong giai đoạn xây dựng, chắc chắn nồng độ bụi sẽ tăng lên đáng kể. Tham khảo kết quả đo đạc tại một số vị trí cách công trường đang thi công 50 m – 100 m, cuối hướng gió cho thấy nồng độ bụi ở mức 20 - 30 mg/m3, lớn hơn 60 – 100 lần tiêu chuẩn quy định giới hạn nồng độ bụi trong môi trường không khí xung quanh (CENTEMA, 2005). Khu vực dự án nằm

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh bến tre quy mô 600 giường (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w