Giảm thiể uô nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh bến tre quy mô 600 giường (Trang 121 - 129)

5.2.6 .Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường đất

5.3 Các biện pháp giảm thiể uô nhiễm trong giai đoạn dự án đi vào hoạt

5.3.3 Giảm thiể uô nhiễm môi trường nước

Hệ thống thoát nước

Để đảm bảo vệ sinh và giảm chi phí đầu tư cho việc xử lý nước thải, hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải được chủ đầu tư xây dựng tách riêng.

Hệ thống thoát nước mưa

Hình 5.1 Sơ đồ mạng lưới thoát nước mưa của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

SVTH: Nguyễn Thị Thu Cúc 107

Hệ thống thoát nước khu vực Nước mưa

Hố ga tập trung Tập trung vào hố ga

Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt

Hình 5.2 Sơ đồ mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre

Hệ thống thoát nước thải y tế

Hố ga tập trung

Nước thải từ phòng mổ và khám bệnh…

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Hệ thống thoát nước khu vực

Nước mưa từ mái tòa nhà Nước mưa từ tầng hầm

Tập trung về phễu thu

Hố ga tập trung

Tập trung vào hố ga dưới hầm

Bơm

Nước thải từ bồn rửa

tay, bếp, lau sàn Nước thải từ xí bệt, âu tiểu

Hố thu tập trung

Bể tách dầu Tập trung vào hầm tự hoại

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Tập trung vào hầm tự hoại

Hệ thống thoát nước khu vực Nước thải từ bồn rửa

tay, bếp, lau sàn Nước thải từ xí bệt, âu tiểu

Hố thu tập trung Bể tách dầu

Hình 5.3. Sơ đồ mạng lưới thoát nước thải y tế của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre

Hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải bồn cầu bằng bể tự hoại

Bể tự hoại có dạng hình chữ nhật, nước thải từ các khu vệ sinh thoát xuống bể tự hoại và qua lần lượt các ngăn trong bể, các chất cặn lơ lửng dần dần lắng xuống đáy bể. Thời gian lưu nước trong bể dao động 3, 6, 12 tháng, cặn lắng sẽ bị phân hủy yếm khí trong ngăn yếm khí. Sau đó nước thải qua ngăn lắng và thoát ra ngoài theo ống dẫn. Lượng bùn dư sau thời gian lưu thích hợp sẽ được thuê xe hút chuyên dùng (loại xe hút hầm cầu). Trong mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng lượng khí sinh ra trong quá trình lên men kị khí và để thông các ống đầu vào, đầu ra khi bị nghẹt. Ưu điểm chủ yếu của bể tự hoại là có cấu tạo đơn giản, quản lý dễ dàng và có hiệu quả xử lý tương đối cao. Nước sau khi được xử lý bằng bể tự hoại sẽ theo ống dẫn chảy về hệ thống thoát nước chung của khu vực và được xử lý tại trạm xử lý nước thải của khu vực. Cấu tạo bể tự hoại được trình bày trong hình 5.4.

Hình 5.4 Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn.

Tính toán bể tự hoại gồm : xác định thể tích phần lắng nước và phần chứa bùn.

- Thể tích phần nước : Wn = K x Q

Trong đó: K là hệ số lưu lượng chọn K = 2.5

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Thị Thu Cúc 109 HẦM LÁNG HẦM LỌC ỐNG THÔNG HƠI ỐNGTHÔNG HƠI

Q lưu lượng nước thải Q = 56 Wn = 2.5 x Qngđ = 2.5 x 56 = 140 m3

- Thể tích phần bùn: Wb = a x N x t x ( 100 – P1) x 0,7 x 1,2 : [1000 ( 100 – P2 )] Trong đó :

o a : Tiêu chuẩn cặn lắng cho một người, a = 0,4 – 0,6lít/ngày.đêm

o N : Số người của dự án, N = 1400

o t : Thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại, t = 90 – 180 ngày

o 0,7 : Hệ số tính đến 30% cặn đã phân hủy

o 1,2 : Hệ số tính đến 20% cặn được giữ trong bể tự hoại đã bị nhiễm vi khuẩn cho cặn tươi.

o P1: Độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95%

o P2: Độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90%

o Wb = 0,6 x 1400 x 90 x (100 – 95) x 0,7 x 1,2 : [1000 x (100 – 90)] = 31,7 m3

Tổng thể tích bể tự hoại : W = Wn + Wb = 140 + 31,7 = 171,7m3

Chọn dung tích bể tự hoại 172 m3

Sau khi qua bể tự hoại lượng nước thải sinh hoạt này sẽ kết hợp cùng lượng nước thải từ nhà bếp qua bể tách dầu và các khu vực vệ sinh khác được thu gom sau đó dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện.

Hệ thống xử lý nước thải tập trung

Nước thải y tế như đã trình bày ở trên là lượng nước thải có mức độ ô nhiễm cao cần phải được xử lý trước khi thải vào môi trường tiếp nhận. Đối với Bệnh viện đa khoa tỉnh bến Tre thì nước thải phải xử lý đạt Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7382-2004 mức I trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận là sông Hàm Luông. Lượng nước thải này phát sinh từ khu vực phẫu thuật, phòng khám, chữa bệnh. Toàn bộ lượng nước thải này sẽ được tập trung vào hệ thống thu gom và cùng với lượng nước thải sinh hoạt, nước thải từ bể tách dầu sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre sẽ đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế sử dụng đệm vi sinh lưu động kết hợp vật liệu lọc và khử trùng với công suất 800 m3/ngày (vị trí

hệ thống xử lý nước thải được thể hiện trong bản vẽ cấp thoát nước đính kèm trong phần phụ lục) theo sơ đồ quy trình công nghệ sau

Sơ đồ công nghệ

Hình 5.5 Quy trình công nghệ xử lý nước thải của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre.

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Thị Thu Cúc 111 SONG LỌC TINH SONG LỌC TINH SONG CHẮN RÁC SONG CHẮN RÁC

BỂ ĐIỀU HÒA LƯU LƯỢNG BỂ ĐIỀU HÒA LƯU LƯỢNG

Khoang lắng chứa bùn Khoang lắng

chứa bùn

KHOANG CHỨA VẬT LIỆU LỌC KHOANG CHỨA VẬT LIỆU LỌC

KHOANG CHỨA VẬT LIỆU ĐỆM VI SINH

KHOANG CHỨA VẬT LIỆU ĐỆM VI SINH

KHOANG KHỬ TRÙNG KHOANG KHỬ TRÙNG

NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO

KHOANG NƯỚC ĐÃ XỬ LÝ KHOANG NƯỚC ĐÃ XỬ LÝ

NƯỚC THẢI ĐẦU RA

Cặn Nước nổi trên bề mặt

Nước hồi lưu

Nước tuần hoàn

Nguyên lý hoạt động của hệ thống

Toàn bộ nước thải của các khoa, phòng, buồng bệnh của bệnh viện (trừ nước mưa) theo ống dẫn chảy vào các bể phốt và hố ga đã xây dựng trước của bệnh viện. Nước thải khi qua các bể phốt và hố ga được tách rác và cặn lơ lửng (SS) để các bước xử lý sau đạt hiệu quả, tại đây lắp đặt song chắn rác có kích thước mắt lưới 5mm để loại bỏ

các tạp chất có kích thước 5mm, sau đó nước thải được chuyển đến bể gom (bể điều hòa) bằng bơm

đặt chìm (đối với những khu vực không tự chảy được) hoặc tự chảy (đối với những điểm có độ cao chênh lệch so với bể điều hòa).

Bể điều hòa: Thu gom toàn bộ nước thải cần xử lý của bệnh viện, tại đây nước thải được khuấy trộn, dàn đều nhằm điều hòa cả về lưu lượng và nồng độ để ổn định hơn về tính chất. Bể điều hòa có thể tích lưu được nước thải trong 6 giờ theo công suất trung bình, bể được xây kín và lắp máy khuấy chìm để diễn ra quá trình xử lý yếm khí. Trong thời gian lưu lại tại bể điều hòa, các chất rắn, cặn lơ lửng trong nước thải tiếp tục được lắng và chuyển sang ngăn chứa bùn.

Do duy trì được môi trường ổn định và tạo được những điều kiện tốt cho vi sinh hoạt động, nên hiệu quả xử lý yếm khí tại bể điều hòa khá cao. (Các chỉ tiêu BOD, COD giảm từ 50 – 55%; phốt pho tổng giảm 60 – 70%; SS giảm đáng kể so với nước thải đầu nguồn phát thải).

Nước thải từ bể điều hòa được đưa vào khoang xử lý hợp khối đúc sẵn qua hệ thống các bơm chìm có song chắn rác tinh có chiều rộng mắt lưới từ 1 – 2mm nhằm loại bỏ các tạp chất có trong nước thải. Các loại cặn sau khi được lọc bằng song chắn rác tinh sẽ được chuyển sang khoang lắng chứa bùn. Quá trình xử lý nước thải tại họp khối

đúc sẵn là quá trình xử lý sinh học để làm giảm các thông số của nước thải theo 2 giai đoạn gồm: Xử lý thiếu khí và xử lýhiếu khí.

Xử lý thiếu khí: Quá trình này nhằm khử Nitơ tổng, NO3 được chuyển hóa thành N2

khi thiếu ôxy. Đây là quá trình bắt buộc vì nếu không lượng Nitơ cao sẽ làm mất cân đối tỷ lệ thành phần (BOD/N/P) sẽ gây ngộ độc hoặc kìm hãm sự phát triển đối với vi sinh.

Xử lý hiếu khí: Oxy hóa bằng vi sinh các hợp chất Hydrocacbon, Sunfua và phốt pho (làm giảm BOD, COD, chuyển hóa H2S, P-T) và thực hiện quá trình Nitrat hóa Amoni (NH4).

Sản phẩm của quá trình này sẽ là:

- Hydrocacbon chuyển thành CO2 + H2O, làm giảm đáng kể BOD, COD - NH4 NO3

- H2S  SO42-

- P-T PO43-

Tại khoang xử lý Oxic, vi sinh vật được bám trên các giá thể làm bằng chất PVC chuyên dụng có tác dụng như những chiếc tổ nuôi vi sinh vật. Các vật liệu đệm được thiết kế để tăng diện tích bề mặt làm cho mật độ vi sinh vật khá lớn lên tới 15.000 – 20.000 VSV/1m3 nước thải (các công nghệ truyền thống khác chỉ đạt mật độ khoảng 1.500 – 2.000 VSV/1m3 nước thải). Các vật liệu đệm vi sinh này luôn luôn chuyển động nhờ các thiết bị can thiệp đặt ở đáy bể làm tăng nhanh quá trình hấp thu các chất hữu cơ trong nước thải.

Trong quá trình xử lý này, một phần nước thải và bùn hoạt tính được bơm tuần hoàn về ngăn thiếu khí để Nitrat hóa NH3, giảm thiểu nồng độ T – N trong nước thải. Thực chất quá trình này là VSV lấy Ôxy của NO3 trong nước thải và bùn hoạt tính tại ngăn Oxic để chuyển hóa NH3. Công nghệ này giảm thiểu được chi phí oxy cung cấp cho thiết bị, đồng nghĩa với việc giảm chi phí vận hành của toàn bộ hệ thống.

Sau khi được xử lý qua các giai đoạn , nước thải được chuyển vào khoang chứa các vật liệu lọc. Vật liệu lọc được làm bằng vật liệu PVC chuyên dụng có tác dụng lọc lại toàn bộ các chất rắn có trong nước thải. Vật liệu lọc được thiết kế đặc biệt với bề mặt trơn nhẵn vừa có tác dụng lọc vừa có thể rửa ngược một cách dễ dàng. Toàn bộ bùn

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

(xác vi sinh vật, chất rắn) trong hợp khối được chuyển qua khoang lắng và chứa bùn. Phần nước trong được chuyển qua khoang khử trùng.

Khoang khử trùng: Tại khoang này, nước thải được tiêu diệt các loại vi sinh gây bệnh bằng phương pháp khử trùng.Loại hóa chất khử trùng được sử dụng là hóa chất mới Ca(OCl)2 loại viên nén được đặt trong thiết bị đựng hóa chất không bị tắt nghẽn. Nước thải sau khi khử trùng được chuyển sang khoang nước đã qua xử lý. Tại đây, nước thải tạm thời được lưu lại và tách bỏ toàn bộ số cặn còn lại cuối cùng trước khi được xả vào môi trường.

Trong suốt quá trình xử lý nước thải, bùn và các chất rắn được tách ra và tự động chuyển về bể lắng, chứa bùn và được xử lý bằng khử trùng. Việc xử lý bùn rất đơn giản vì thể tích bùn rất nhỏ, khi bể chứa bùn đầy, sẽ thực hiện hút bùn đem chôn lấp.

Nước mưa chảy tràn

Với quy luật mưa không đều, nước đầu mùa dễ kéo theo các chất ô nhiễm như đất cát, dầu mỡ trong khu vực gây ô nhiễm môi trường. Lượng nước mưa tại các khu vực vào những ngày mưa lớn có thể lên đến hàng nghìn m3/giờ. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống xử lý cho loại nước này là khó thực hiện. Để giảm thiểu ảnh hưởng của nước mưa mang chất ô nhiễm xuống nguồn tiếp nhận sau khi thấm qua cát, dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:

Khu vực sân bãi thường xuyên được làm vệ sinh sạch sẽ, không để vương vãi rác thải trong quá trình sinh hoạt của dân cư trong khu vực.

Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế tách riêng một cách hợp lý, khu vực sân bãi và khu hành lang được tráng nhựa được tạo độ dốc cần thiết để nước mưa thoát nhanh. Dọc theo cống thoát, tại điểm xả cuối cùng đặt song chắn rác để tách rác có kích thước lớn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Nước mưa sau khi xử lý cơ học được quy ước là sạch có thể xả thẳng ra nguồn tiếp nhận.

Hệ thống thoát nước mưa cũng như các loại nước sinh hoạt khác có hệ thống chắn rác đúng yêu cầu kỹ thuật. Kích thước khe chắn < 25mm. Diện tích song chắn được tính toán để vận tốc nước qua song chắn < 1m/giây.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh bến tre quy mô 600 giường (Trang 121 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w