.8 Mức ồn của các thiết bị thi công

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh bến tre quy mô 600 giường (Trang 68 - 72)

Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn 15 m TCVN 5949-1998 Tài liệu (1) Tài liệu (2)

Máy ủi 93,0 -

Máy đầm nén (xe lu) - 72,0 – 74,0

Máy xúc gầu trước - 72,0 – 84,0

Gầu ngược - 72,0 – 93,0

Máy kéo - 77,0 – 96,0

Máy cạp đất, máy san - 80,0 – 93,0

Máy lát đường - 87,0 – 88,5 Xe tải - 82,0 – 94,0 Máy trộn bêtông 75,0 75,0 – 88,0 Bơm bêtông - 80,0 – 83,0 Máy đầm bêtông 85,0 - Cần trục di động - 76,0 – 87,0 Cần trục Deric - 86,5 – 88,5 Máy phát điện - 72,0 – 82,5 Máy nén 80,0 75,0 – 87,0 Máy đóng cọc 75,0 95,0 – 106,0

(Nguồn: Tài liệu (1): Nguyễn Đinh Tuấn và cộng sự, 2000, Tài liệu (2): Mackernize, 1985).

Từ bảng 4.8 trên cho thấy, hầu hết độ ồn tại các máy đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5949-1998, từ 6 giờ - 18 giờ). Độ ồn phát sinh này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân trong công trường xây dựng.

Nguồn ồn từ hoạt động xây dựng là không thể tránh khỏi. Tác động này chỉ có tính chất tạm thời và gây ảnh hưởng cục bộ trong thời gian thi công. Tuy nhiên, nhận biết được tầm quan trọng của các nguồn ô nhiễm này, chủ đầu tư cùng với đơn vị thi công, xây dựng đã có kế hoạch cụ thể trong việc sử dụng các thiết bị thi công trong ngày một cách hợp lý, lựa chọn phương tiện tốt nhất có thể được để giảm bớt nguồn phát sinh tiếng ồn, tránh vận hành đồng thời nhiều thiết bị gây ồn và bố trí các thiết bị này xa khu vực bị ảnh hưởng.

Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân và nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trường xây dựng.

Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

Trong giai đoạn xây dựng, nguồn nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân thi công. Trên thực tế, tùy từng thời điểm thi công mà số lượng công nhân làm việc trong công trường sẽ khác nhau, nhưng bình quân khoảng 100 công nhân tham gia xây dựng tại công trường. Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn xây dựng dự kiến sẽ lấy từ giếng khoan trong khu vực dự án.

Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của mỗi công nhân bình quân theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33 – 2006 ban hành kèm theo Quyết định số 03/2006/QĐ – BXD ngày 17/3/2006, mỗi công nhân tiêu thụ khoảng 45 – 60 lít nước/ngày. Lượng nước thải phát sinh được tính bằng lượng nước sử dụng.

Qthải = 100 người x 60 lít/người.ngày = 6 m3/ngày

Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lửng và cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Chất bài tiết được định nghĩa là phân và nước tiểu trong đó có chứa nhiều mầm bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan từ người bệnh đến người khỏe mạnh. Nhìn chung, nước thải sinh hoạt và chất bài tiết là nguồn có chứa nhiều loại virus, vi khuẩn, giun sán gây bệnh cho con người. Do đó, khi nước thải sinh hoạt nhiễm chất bài tiết nếu thấm vào đất và thoát vào kênh rạch thì đây chính là nguồn ô nhiễm chủ yếu cho môi trường đất, nước ngầm và nước mặt của khu vực.

Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn trên mặt đường trong khu vực thi công có lưu lượng phụ thuộc vào yếu tố khí hậu trong khu vực. Lượng nước này thường có nồng độ chất lơ lửng cao và có thể bị nhiễm các tạp chất khác như dầu mỡ, vụn vật liệu xây dựng.

Tổng lượng nước mưa phát sinh từ khu vực dự án được ước tính theo công thức sau: Q = ϕ x q x S

Trong đó:

S: diện tích khu vực dự án = 106.000 m2

ϕ : hệ số che phủ bề mặt = 0,45

q : là cường độ mưa = 166,7 x i, với i là lớp nước cao nhất của khu vực vào tháng có lượng mưa lớn nhất (theo Hoàng Huệ - 1996). Theo số liệu thủy văn của khu vực,

lượng mưa lớn nhất trong ngày tháng là 959 mm. Giả sử trong tháng mưa nhiều nhất có 15 ngày mưa và mỗi ngày mưa 4 giờ, suy ra i = 0,27 mm/phút.

Tổng lượng nước mưa phát sinh từ khu vực dự án: Q = 0,45 x 166,7 x 0,27 x 106.000 /1000 = 2.147 m3/s

Lượng nước mưa phát sinh trong khu vực dự án hiện tại tự chảy theo bề mặt địa hình tự nhiên dẫn ra rạch Cái Hiên rồi tiếp tục ra sông Hàm Luông.

Nguồn phát sinh chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh từ việc phát quang khu đất dự án

Hiện trạng khu đất dự án là đất nông nghiệp, đất vườn, đất thổ cư,…. Khi khai hoang để xây dựng, lúa, cây tạp,… sẽ trở thành nguồn chất thải rắn. Nguồn chất thải này nếu không được thu gom và xử lý hợp lý sẽ gây ô nhiễm môi trường đất. Vì vậy, nguồn thải này cần phải đươc thu gom và xử lý hợp lý.

Chất thải rắn phát sinh từ việc bóc lớp đất hữu cơ trên bề mặt khu đất xây dựng dự án

Để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng, biện pháp xử lý nền là bóc lớp đất hữu cơ trên bề mặt. Thể tích đất bóc đi là 10.600 m3. Đây cũng là nguồn chất thải rắn cần phải được thu gom hợp lý.

Chất thải nguy hại từ hoạt động xây dựng của dự án

Trong quá trình xây dựng bệnh viện sẽ phát sinh một lượng chất thải rắn nguy hại như: dầu hắc và các thùng phuy chứa dầu hắc phục vụ cho công tác thi công đường giao thông, hóa chất xây dựng (sơn, chất chống thấm,…). Phần chất thải rắn này không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người nhưng lại gây mất cảnh quan của khu vực. Đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm cần được thu gom và xử lý hợp lý.

Chất thải từ hoạt động của công nhân xây dựng

Ngoài các nguồn trên, chất thải rắn còn được phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân trong suốt quá trình xây dựng.

Theo mức tính trung bình, lượng chất thải rắn phát sinh tính trên đầu người là 0,5 kg/ngày. Do đó, với số lượng 100 công nhân làm việc trên công trường, lượng rác sinh hoạt ước tính khoảng 50 kg/ngày. Lượng chất thải rắn này tuy không nhiều và

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

chỉ phát sinh trong giai đoạn xây dựng nhưng nguồn chất thải này cũng cần được tập trung, thu gom và đổ bỏ theo đúng quy định.

Tác động khác Hoạt động dịch vụ

Công nhân đến làm việc tại công trường khá lớn sẽ kéo theo việc hình thành các dịch vụ như: quán ăn, quán giải khát, các dịch vụ buôn bán nhỏ,… cũng tạo được việc làm và thu nhập, góp phần cải thiện đời sống người dân tại địa phương.

Giao thông vận tải

Việc bắt đầu tiến hành xây dựng các hạng mục công trình của dự án với qui mô khá lớn sẽ làm gia tăng mật độ của các phương tiện giao thông, chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng, điều động thêm máy móc thiết bị, tập kết thêm công nhân,... Nếu không có sự kết hợp hài hòa và việc sắp xếp cũng như quản lý khoa học thì các công đoạn sẽ gây ra ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường. Lưu lượng xe cộ, container vận tải dẫn đến công trường sẽ tăng lên từ đó sẽ gia tăng bụi, tiếng ồn, các ô nhiễm nhiệt cũng như tai nạn lao động, dễ xảy ra nguy cơ ùn tắc giao thông.

B. GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG

Khi dự án đi vào hoạt động, các tác động có thể gây ảnh hưởng xấu cho con người và môi trường, trên cơ sở phân tích hoạt động của dự án có thể tóm tắt các nguồn phát sinh ô nhiễm như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh bến tre quy mô 600 giường (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w