Vai trò của phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 28)

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực

1.2.4. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò rất to lớn đối với nền kinh tế xã hội nói chung, cho nhà nƣớc cũng nhƣ đối với các doanh nghiệp, tổ chức và ngƣời lao động nói riêng:

- Đối với nhà nước: Là công cụ quan trọng hàng đầu trong việc cải cách

bộ máy hành chính nhà nƣớc;

- Đối với doanh nghiệp: Với phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đƣợc xem là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu, chiến lƣợc của tổ chức. Chất lƣợng nguồn nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp giải quyết đƣợc các vấn đề về tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận, và giúp cho doanh nghiệp thích ứng kịp thời với sự thay đổi của xã hội. Quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thành công sẽ mang lại những lợi ích sau: Cải tiến về năng suất, chất lƣợng và hiệu quả công việc; Giảm bớt đƣợc sự giám sát, vì khi ngƣời lao động đƣợc đào tạo, trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết họ có thể tự giám sát đƣợc; Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức, tạo thái độ tán thành và hợp tác trong lao động. Duy trì và nâng cao chất luợng nguồn nhân lực CNTT và cả nguồn nhân lực không phải chuyên môn về CNTT trong tổ chức, đạt đƣợc yêu cầu trong công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực; Sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, chúng đảm bảo giữ vững hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những ngƣời chủ chốt do có nguồn đào tạo dự trữ để thay thế; Tạo ra đƣợc lợi thế cạnh tranh mang tính quốc gia với các chính phủ và giữa các tổ chức, doanh nghiệp, tạo đà cho áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và quản lý vào tổ chức.

- Đối với người lao động: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức mà nó còn giúp chop ngƣời

lao động cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới, áp dụng thành công các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật. Nhờ có đào tạo và phát triển mà ngƣời lao động tránh đƣợc sự đào thải trong quá trình phát triển của tổ chức, xã hội. Và nó còn góp phần làm thoả mãn nhu cầu phát triển cho ngƣời lao động.

- Đối với nền kinh tế xã hội: Giáo dục, đào tạo và phát triển năng lực của ngƣời lao động có ảnh hƣởng vô cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Đào tạo là cơ sở thế mạnh, là nguồn gốc thành công của các nƣớc phát triển mạnh trên thế giới nhƣ Anh, Pháp, Nhật…Sự phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp cũng chính là yếu tố tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để tổ chức có thể tồn tại và đi lên trong xã hội phát triển có mức độ canh tranh cao trong mọi lĩnh vực, mọi thành phần.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày một mở rộng, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa thì phát triển nguồn nhân lực CNTT lại càng trở nên quan trọng hơn. Với những cái chung nhất để tạo lợi thế khi nắm bắt công nghệ đƣợc thể hiện trên một số điểm nhƣ:

- Nắm bắt đƣợc công nghệ mới, đón đầu và phát triển nhanh hơn

- Phát triển nguồn nhân lực tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, không chỉ tạo ra vị thế cạnh tranh trong nƣớc mà còn có thể xuất khẩu ra ngoài nƣớc. - Nguồn nhân lực CNTT trực tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển với tốc độ nhanh hơn nhờ công nghệ và quảng bá sản phẩm nhanh nhất tới thị trƣờng, ngƣời tiêu dùng.

Hơn nữa giá trị sản phẩm từ nguồn nhân lực này có giá trị cao hơn so với các sản phẩm hữu hình đơn thuần. Từ đó có thể biến đổi cả về chất lẫn về lƣợng trong việc biến chuyển từ một nƣớc có nền nhân công giá rẻ trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra sản phẩm có giá trị, thay đổi nhanh chóng mức thu nhập và chất lƣợng lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)