CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực CNTT tại ViệtNam
4.3.6. Giải pháp trong ứng dụng CNTT
Ứng dụng CNTT phát triển giao thông thông minh, giảm thiểu ùn tắc, tai nạn và xây dựng đô thị xanh, tiện ích, an toàn, tiết kiệm các nguồn lực, đem lại môi trƣờng sống văn minh, hiện đại cho ngƣời dân.
Ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông ngành y tế, bảo hiểm, bệnh viện, bác sĩ với ngƣời dân mọi vùng miền, trên cơ sở chuẩn hóa qui trình quản lý y tế, hồ sơ bệnh án điện tử, khám chữa bệnh từ xa, quản lý thuốc, nhằm nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân, đồng thời đƣa y tế trở thành ngành kinh tế dịch vụ giá trị cao gắn với du lịch.
Quyết liệt triển khai chủ trƣơng thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nƣớc để đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị và cung cấp dịch vụ công; đồng thời tạo thị trƣờng cho ngành CNTT. Nhanh chóng có cơ chế, chính sách ƣu đãi đặc biệt về thuế đối với lĩnh vực CNTT để khuyến khích, thu hút đầu tƣ và nhân tài phát triển CNTT.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là trong tái cấu trúc và phát triển nông nghiệp và du lịch.
Đẩy nhanh tốc độ phát triển và ứng dụng CNTT là trách nhiệm cao nhất của ngƣời đứng đầu và là nhiệm vụ ƣu tiên hàng đầu của tất cả các bộ ngành, địa phƣơng, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội.
Để thực hiện mục tiêu Việt Nam trở thành nƣớc mạnh về công nghệ thông tin và bằng công nghệ thông tin; tất cả phải cùng hành động và phải hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn, sáng tạo hơn, đột phá hơn và sâu rộng hơn trong phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin tạo phƣơng thức phát triển mới.
- Nhanh chóng nâng cấp độ ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng chính phủ điện tử, thúc đẩy cải cách hành chính, tăng cƣờng tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, tạo dựng môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia; tạo tiện lợi, văn minh cho ngƣời dân trong giao dịch với cơ quan Nhà nƣớc và tiếp cận dịch vụ công.
- Cần có ngay giải pháp đột phá để tăng nhanh nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt chuẩn quốc tế, bắt kịp cuộc cách mạng công nghệ thông tin mới là SMAC và IoT.
KẾT LUẬN
Với các mục tiêu đặt ra, luận văn đã thực hiện các nội dung cơ bản sau: Nghiên cứu và phân tích về phát triển nguồn nhân lực CNTT, vai trò của nguồn nhân lực công nghệ thông tin với phát triển kinh tế xã hội.
Phân tích các nội dung và tiêu chí phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin nhƣ phát triển đào tạo để tạo ra số lƣợng cho nguồn nhân lực; phát triển chuyên môn, kỹ năng, nâng cao trình độ; phát triển cơ cấu nguồn nhân lực tạo ra sự đa dạng và linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Nghiên cứu phân tích nội dung phát triển nguồn nhân lực công nghệ tin, tìm ra những điểm đặc trƣng, nắm bắt đƣợc yếu tố làm động lực để thúc đẩy phát triển nguồn lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả phân tích thực trạng phát triển, các yếu tố ảnh hƣởng tác động đến sự phát triển của nguồn nhân lực này đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong đó nó thể hiện qua các tác động bên trong, bên ngoài tới phát triển nguồn nhân lực CNTT, nhìn nhận ra các nguy cơ, thách thức và những cơ hội để phát triển nguồn nhân lực này.
Trong các yếu tố tác động đó, luận văn đi sâu phân tích thực trạng và sự tác động cũng nhƣ mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực CNTT và hội nhập kinh tế quốc tế, nguyên nhân, các yếu tố thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế trở nên mạnh mẽ và rộng khắp. Thông qua nghiên cứu và phân tích thấy rằng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực công nghệ thông tin là sự khởi đầu, là tiền đề cho hội nhập, là yếu tố thúc đẩy hội nhập kinh tế và tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng của nguồn nhân lực CNTT tại Việt Nam để đề xuất giải pháp.
Qua các nội dung phân tích, tác giả đề xuất tổng hợp với những ý kiến tóm tắt:
Để phát triển nguồn lực CNTT có chiều sâu, tính bền vững, tạo đủ điều kiện để thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh hơn nữa về CNTT, cần phải phát triển đồng bộ cả ba yếu tố: phát triển về số lƣợng, phát triển về chất lƣợng, phát triển cơ cấu nguồn nhân lực, nó quan trọng nhƣ nhau trong công cuộc cải biến và phát triển đất nƣớc trong sự nghiệp CNH và HĐH đất nƣớc. Phát triển số lƣợng nguồn nhân lực CNTT tới mức đủ sẽ tác động đến chất lƣợng nguồn nhân lực CNTT, nâng cao chất lƣợng của nguồn nhân lực. Ngƣợc lại chất lƣợng nguồn nhân lực sẽ thúc đẩy và làm cho số lƣợng tăng nhanh hơn. Trong đó kỹ năng nằm trong chất lƣợng của nguồn lực nhƣng đƣợc tách ra để đặt tới một tiêu chuẩn của nguồn lực mang tính quốc tế hóa để NNL hƣớng tới hòa nhập chung trên toàn cầu. Phát triển cơ cấu nguồn nhân lực tạo ra sự linh hoạt trong đáp ứng về nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực CNTT đầy biến động từ tổng thể đến các chuyên môn trong ngành CNTT.
Nếu nhƣ Nhân lực đào tạo CNTT sẽ phát triển chiều sâu cũng nhƣ cung cấp số lƣợng nguồn nhân lực CNTT, Phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT rất quan trọng, nguồn nhân lực này với vai trò khai thác, đƣa vào ứng dụng thực tế trong mọi lĩnh vực, ngành nghề từ đó có yêu cầu và đòi hỏi để thúc đẩy CNTT ngày càng phát triển.
Xác định phát triển NNL CNTT đƣợc đặt lên phát triển hàng đầu bởi nhân lực làm công nghệ thông có vai trò đầu tầu trong việc phát triển ngành, họ là những ngƣời tạo ra các sản phẩm, giải pháp CNTT, thiết lập hệ thống, duy trì hoạt động của các hệ thống tạo điều kiẹn thuận lợi tối đa cho ngƣời ứng dụng CNTT. Từ những nhu cầu của ngƣời ứng dụng (thị trƣờng), những sản phẩm trí tuệ đƣợc định hình trong quá trình phát triển, ngành có điều kiện thuận lợi trong việc định hình và sáng tạo ra các giải pháp đón trƣớc các nhu cầu xã hội. Nguồn nhân lực này sẽ dẫn dắt và đồng hành cùng nguồn nhân lực đào tạo CNTT và ngƣời ứng dụng CNTT.
Qua phân tích và với kinh nghiệm thực tiễn, chúng ta không thể chỉ chú trọng phát triển riêng nhân lực nào trong các loại thuộc ngành CNTT bởi nó gắn kết với nhau chặt chẽ, tùy thuộc vào thời điểm, để có những phƣơng án thúc đẩy và phát triển phù hợp với thực tế thị trƣờng.
Để tăng trƣởng và phát triển kinh tế, thúc đẩy GDP, sự đầu tƣ và phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lƣợng cao là một sự lựa chọn hàng đầu và cần phải đẩy nhanh các tiến trình, thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ chắc chắn mang lại những kết quả nhanh chóng trong công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế.
Tăng cƣờng hội nhập kinh tế quốc tế, phải phát triển nguồn lực và ngƣợc lại, đó là giá trị cốt lõi và chìa khóa để mở ra cánh cửa hội nhập, đón nhận sự hội nhập và chủ động cùng phát triển với kinh tế thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ chính trị, 2015. Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Hà Nội.
2. Bộ TTTT, 2014. Sách trắng Công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam. Hà Nội: Nxb Thống kê.
3. Bộ Thông tin & Truyền thông, 2015. Thông tư số: 11/2015/TT-BTTTT về Quy
định Chuẩn kỹ năng nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp. Hà Nội.
4. Done Sexton, 2005. Marketing 101 – Trump University. Nội dung: sự
phát triển của internet, web và chiến lƣợc marketing. Hà Nội: NXB Trẻ. 5. Fried Man, 2007. Sách “Thế giới phẳng”. Hà Nội: NXB Trẻ.
6. Micheal Porter, 2008. Lợi thế cạnh tranh. Hà Nội: NXB Trẻ.
7. Norton & Knaplan, 2010. Bản đồ chiến lược và thẻ điểm cân bằng (Balance score card). Hà Nội: Nxb Thống kê.
8. Nicholas G.Carr, 2011. Sách “Liệu IT đã hết thời”. Hà Nội: NXB Trẻ. 9. Nicholas G.Carr, 2010. Sách “Chuyển đổi lớn”– Công nghệ và sự thay
đổi của nó trong phát triển. Hà Nội: NXB Trẻ.
10. NSCITC & MIC, 2009-2010. Thông tin và số liệu thông kê CNTT&TT VN, Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT và Bộ Thông tin & Truyền thông. Hà
Nội: Nhà xuất bản Thông tin & Truyền thông.
11. Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm, 2012. Giáo trình quản trị nhân lực. Hà Nội: Nxb Đại học kinh tế quốc dân.
12. Quốc hội, 2006. Luật Công nghệ Thông tin. Hà Nội.
13. Thủ tƣớng Chính phủ, 2010. Quyết định 49/2010/QĐ-TTg của Về việc phê
duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Hà Nội.
14. Thủ tƣớng Chính phủ, 2014. Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước. Hà Nội.
15. Nguyễn Thanh Tuyên, 2013. Hiện trạng và định hướng chính sách công
nghiệp CNTT Việt. Hà Nội: Bộ thông tin truyền thông.
Tài liệu tham khảo tiếng nƣớc ngoài
16. Anis Sanchez, 2014. Managing human resources in information technology: best ractices of highperforming supervisors.
17. Chang-Won Jang, 2004. Human Resources Development System, Policy and the Contributions of HRD to Economic Growth in South Korea.
Korea Research Institute for Vocational Education & Training.
18. Jungmann Lee, 2008. Innovation of IT human resource development in Korea.
19. Leonard Nadler and Garland Wiggs Jossey, 1986. Managing human resource development. Bass Inc.
20. Mark McMurtreyUniversity of Central Arkansas, 2013. Case study of applying information technology. Journal of Southern.
Website
21. http://www.computerworld.com/article/2844020/it-careers/10-hottest-it- skills-for-2015.html.