Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 80)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung

3.3.1. Kết quả đạt được

- Thúc đẩy ứng dụng CNTT trong nhiều ngành nghề lĩnh vực trong xã hội - Thiết lập và ứng dụng CNTT trong các tổ chức, doanh nghiệp tạo động

lực làm việc cho ngƣời lao động, coi trọng giá trị của nguồn lực CNTT mang lại thể hiện qua mức thu nhập của ngƣời lao động trong lĩnh vực CNTT.

Hình 3.2: Mức lƣơng ngành IT đầu năm 2016

Nguồn: ICT News 2006

- Phát triển các sản phẩm trong nƣớc đƣợc ngƣời dùng chấp nhận và ứng dụng tốt.

- Thực trạng ứng dụng của các bộ ban ngành trong khối hành chính ngày một nâng cao và đạt đƣợc nhiều kết quả, góp phần cải cách

- Nhận dạng và hƣớng đạt tới tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn tiếp cận hội nhập kinh tế quốc tế.

Sự phát triển mờ rộng các cơ sở đào tạo về CNTT, đã góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu về số lƣợng và chất lƣợng nhân lực của các doanh nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam. Năm 2011, ƣớc tính có khoảng 78.894 ngƣời làm việc trong các doanh nghiệp phần mềm và 60.200 ngƣời làm việc trong các doanh nghiệp nội dung số. Theo đánh giá của của một số chuyên gia trong ngành, so với 3 năm trƣớc đây, chất lƣợng nguồn nhân lực CNTT đã đƣợc cải thiện. Về cơ bản, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đã giảm bớt tình trạng không thể tuyển đƣợc lao động trong lĩnh vực CNTT nhƣ các năm trƣớc đây.

Số liệu thống kê của Cục Tin học và Thống kê tài chính cho thấy, hiện ngành tài chính đã tin học hóa hơn 95% nghiệp vụ, với hơn 100 ứng dụng phần mềm đƣợc triển khai toàn ngành. Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng CNTT đã giúp cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của ngành. Trong lĩnh vực thuế, tính đến tháng 8/2015, nhờ việc ứng dụng phần mềm kê khai thuế qua mạng, số giờ nộp thuế của các doanh nghiệp đã giảm 420 giờ/năm, thời gian kê khai thuế GTGT giảm 8 lần và thời gian kê khai thuế thu nhập tạm tính giảm 4 lần.

Theo thống kê và tổng hợp thông tin của Bộ TT và truyền thông năm 2013, ngành CNTT-TT đạt đƣợc những bƣớc tăng trƣởng ổn định trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có tín hiệu hồi phục trở lại.

- Tỷ trọng tăng liên tục

- Các cơ quan nhà nƣớc và các thành phần kinh tế ứng dụng và khai thác thế mạnh CNTTT, đòi hỏi một lƣợng nguồn nhân lực lớn về cả ứng

dụng, tạo các sản phẩm, dịch vụ CNTT mà còn yêu cầu ngày một cao về sản phầm của đào tạo nhân lực cho CNTT.

Bảng 3.8: Số lƣợng học sinh, sinh viên theo học ngành CNTT – điện tử viễn thông Lao động lĩnh vực công nghiệp CNTT 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số lao động 226.300 250.290 306.754 352.742 441.008 Công nghiệp phần cứng 121.300 127.548 167.660 208.680 284.508 Công nghiệp phần mềm 64.000 71.814 78.894 80.820 88.820 Công nghiệp nội dung số 41.000 50.928 60.200 63.242 67.680

(Nguồn: sách trắng CNTT 2014)

Cho đến tháng 6 năm 2016 số lƣợng lao động trong ngành CNTT đã tăng khoảng 200.000 lao động, một số lƣợng tăng đều hàng năm trong những năm gần đây.

Bảng 3.9: Bảng số liệu thống kê số lƣợng lao động CNTT đến tháng 6 năm 2016

STT Nội dung Năm 2015

1 Tổng số lao động trong ngành CNTT > 600.000 ngƣời 1.1 Số lao động lĩnh vực phần cứng ~ 300.000 ngƣời 1.2 Số lao động lĩnh vực phần mềm < 300.000 ngƣời

(Nguồn: Vietnam ICT Comm 2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)