CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực CNTT tại ViệtNam
4.3.2. Thúc đẩy chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT
Chất lƣợng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong việc sử dụng cho ứng dụng, cho đào tạo cũng nhƣ chuyên môn trong ngành CNTT.
Phát triển đào tạo NNL trƣớc hết cần nâng cao chất lƣợng đào tạo CNTT tại các trƣờng đại học và cao đẳng, trong đó có thể chú trọng việc liên kết đào tạo với các trƣờng đại học nƣớc ngoài. Bằng cách kết hợp giữa việc giảng dạy trực tiếp của các giáo sƣ, chuyên gia nƣớc ngoài với việc ứng dụng công nghệ huấn luyện từ xa qua mạng, các sơ sở đào tạo có thể mở ra hƣớng đìa tạo nới có chất lƣợng và hiệu quả cao. Học viên đƣợc tiếp nhận kiến thức mớ nhất và kỹ năng ngang tầm quốc tế từ các chuyên gia nƣớc ngoài có khả năng thực hành cao, đồng thời tạo cơ hội cho nhiều ngƣời khác cùng tiếp nhận kiến thức này (qua mạng) với chi phí rẻ hơn so với việc mời chuyên gia sang trực tiếp giảng dạy.
Tăng cƣờng đào tạo sau đi làm là giải pháp quan trọng trong ứng dụng bởi ngƣời đi làm mới có thể tiếp cận và nhận thức đƣợc rõ hơn công việc và yêu cầu công việc đặt ra, từ đó mới xác định chuyên sâu cho phát triển chuyên
môn hoặc lúc đó mới nhận thấy sự phù hợp của mình với công việc thực tế ở điểm nào để bổ sung cho phù hợp.
Do đặc điểm của CNTT là ngành công nghệ cao, quãng thời gian giữa nghiên cứu ứng dụng và sản xuất kinh doanh khá ngắn cho nên cần có cách sử dụng và đào tạo nhân lực riêng biệt. Hơn nữa, do tốc độ phát triển quá nhanh của ngành CNTT cho nên giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng nhân lực CNTT luôn có khoảng cách. Phần lớn các kỹ sƣ CNTT cần có thời gian nhất định để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới theo kịp yêu cầu sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ sau khi ra trƣờng là việc làm tất yếu và bắt buộc.
Để phát triển nguồn nhân lực này cần ban hành các chuẩn kỹ năng đào tạo CNTT, nâng cao trình độ chuyên môn và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này là vấn đề cấp bách và cần thiết để có nguồn nhân đóng góp chất lƣợng, tích cực phục vụ cho ngành CNTT, chấm dứt tình trạng hiện nay là nguồn nhân lực này có nhiều nhƣng lại không đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức dẫn đến sự mất cân đối về đào tạo và làm việc thực tế.
Cải thiện các chƣơng trình đào tạo và huấn luyện cho nhân viên IT. Số liệu của VietnamWorks cho thấy 75% ngƣời tìm việc ngành IT mong muốn một công việc cho họ cơ hội đƣợc đào tạo. Nhƣng chỉ có 14% số công việc IT cung cấp cơ hội đào tạo. Bằng việc đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhân viên, các công ty IT có thể tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng hơn, đồng thời cũng gắn kết nhân viên, khiến họ trung thành hơn với công ty, tổ chức đơn vị.
Với tình hình hầu hết các công ty IT thuộc lĩnh vực gia công “outsourcing” thƣờng xuyên phải làm việc gia công cho khách hàng nƣớc ngoài, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc hoặc ngoại ngữ khác là vô cùng cần thiết. Điều này càng cấp thiết khi Việt Nam gia nhập AEC và TPP
trong thời gian tới, những sự kiện đƣợc kỳ vọng sẽ đem đến một thị trƣờng lớn hơn.
Sự thiếu cập nhật về công nghệ mới do chƣa đƣợc tích hợp vào giáo trình dạy CNTT nhƣ các khái niệm Dữ liệu lớn, Lập trình di động, Công nghệ đột phá trong khởi nghiệp và Mã nguồn mở, vốn đã phổ biến trên thế giới.