CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.1. Dự báo tình hình
Nhu cầu nguồn nhân lực CNTT: trên thực tế cầu thị trƣờng đang là rất lớn và nhu cầu gia tăng nhanh chóng hàng năm.
Theo thống kê của trang mạng tuyển dụng uy tín Vietnamworks vừa công bố Báo cáo chỉ số nhân lực trực tuyến, theo đó, nguồn cung - cầu nhân lực trực tuyến của ngành CNTT vẫn giữ vị trí dẫn đầu so với các ngành nghề khác trong đầu năm 2013.
Khảo sát tại riêng về TP. HCM về xu hƣớng nhu cầu nhân lực của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trƣờng lao động TPHCM (Falmi) tại 27.000 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong các năm 2010- 2012, ngành CNTT có nhu cầu nhân lực lớn nhất, chiếm khoảng 7,75% tổng nhu cầu nhân lực hàng năm của thành phố, trong đó nhu cầu ngành lập trình di động chiếm một phần rất lớn nhƣng rất khó tìm đƣợc lao động đáp ứng đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Một đại diện của tập đoàn chuyên lĩnh vực CNTT trong nƣớc có quy mô lớn, luôn có nhu cầu về nguồn lực CNTT rất cao: ông Trƣơng Gia Bình chia sẻ tại Diễn đàn Vietnam ICT Summit 2015 rằng “ FPT Software đã phải sang Philippines, Myanmar... để tuyển nhân lực CNTT ”
Bảng 4.1 Xu hƣớng tuyển dụng nhân lực CNTT
Nguồn: Tech looper
Tại hội nghị về phát triển nhân lực CNTT của Bộ TT-TT các ý kiến đều thống nhất, chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng nguồn nhân lực CNTT sẽ đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện thành công đề án này. Theo tính toán của Bộ, trong vòng 5 năm tới, các doanh nghiệp CNTT trong nƣớc có nhu cầu tuyển dụng 411.000 ngƣời có trình độ chuyên môn về CNTT, điện tử và viễn thông; trong đó có 217.000 ngƣời trình độ cao đẳng, đại học và 194.000 ngƣời trình độ trung cấp.
Tại sự kiện công nghệ thông tin lớn nhất năm 2015 Tech Insider Expo đã đƣợc tổ chức tại TP.HCM, với sự tham gia của 42 công ty tuyển dụng và 12.712 ứng viên. Một vấn đề rất đáng phải suy nghĩ rằng hầu hết các công ty đều cho rằng nguồn cung bao nhiêu cũng thiếu.
Trong những năm gần đây, "độ nóng" của ngành Công nghệ thông tin (CNTT) không còn nhƣ trƣớc, nhƣng không có nghĩa là ngành CNTT không còn sức hấp dẫn nữa. Lập trình phần mềm còn đƣợc đánh giá là một trong số ít nghề có khả năng "miễn dịch" với khủng hoảng kinh tế hiện nay. Theo hãng tin CNBC đánh giá: "Bất kể suy thoái kinh tế có xảy ra hay không, nhìn
chung những lập trình viên máy tính chịu rất ít tác động. Chỉ cần máy tính là tâm điểm trong đời sống công việc và sinh hoạt của mọi ngƣời thì công việc của kỹ sƣ CNTT và đặc biệt là kỹ sƣ phần mềm vẫn còn, bất chấp tình hình kinh tế". Tại Việt Nam, mức lƣơng mà các kỹ sƣ phần mềm nhận đƣợc cũng khá cao so với các ngành nghề khác là từ 1.000 - 1.500 USD/tháng. Với những ngƣời ở vị trí giám sát, mức lƣơng từ 3.000 USD hay 4.000 USD/tháng. Ngoài ra, những kỹ sƣ viết chƣơng trình phần mềm đơn giản có thu nhập mỗi tháng khoảng từ 800 - 900 USD hay 1.200 USD.
Kỹ sƣ phần mềm - công việc đƣợc coi là sáng tạo và khó khăn bậc nhất cũng là những "con át chủ bài" của các hãng công nghệ lớn trên thế giới trong việc khẳng định tên tuổi của mình. Do đó, dễ hiểu, đây là một trong những vị trí đƣợc ƣu ái hàng đầu tại thung lũng Silicon. Hãng tin tài chính Bloomberg vừa công bố xếp hạng 10 hãng công nghệ có mức chi trả lƣơng kỹ sƣ phần mềm cao nhất. Đứng đầu trong danh sách này là Juniper Networks, hãng công nghệ có mức lƣơng trung bình cho kỹ sƣ phần mềm là 159.999 USD/năm (tƣơng đƣơng).
Tiếp đến là Linkedin, một trang mạng xã hội nghề nghiệp, với 136.427 USD/năm. Các hãng công nghệ nhƣ Yahoo, Google, Twitter, Apple cũng sẵn sàng chi trả mức lƣơng "khủng" cùng nhiều đãi ngộ hấp dẫn và môi trƣờng làm việc thuận lợi nhằm giữ chân nhân viên.
Bảng 4.2: Danh sách 10 hãng công nghệ trả lƣơng kỹ sƣ hậu hĩnh nhất STT Công ty Lƣơng (USD/năm) 1 Juniper Networks 159.999 2 Linkedin 136.427 3 Yahoo 130.312 4 Google 127.143 5 Twitter 124.863 6 Apple 124.630 7 Oracle 122.905 8 Wal-Mart Stores 122.110 9 Facebook 121.507 10 Intergral Development 117.927 Nguồn: Bloomberg.com
Với sự phát triển vũ bão của CNTT và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nhƣ hiện nay đặc biệt với các mốc: 2015, 2016, 2018 và 2020 từng bƣớc Việt Nam bỏ những rào cản để tham gia hội nhập bình đẳng với các nƣớc trên thế giới thì nguồn nhân lực CNTT là rất quan trọng trong tiến trình này. Có thể nói nó là nguồn nhân lực đầu tàu trong hội nhập kinh tế quốc tế bởi vai trò và sứ mệnh của ngành CNTT trong công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nƣớc.