CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực CNTT tại ViệtNam
4.3.3. Phát triển số lượng cho nguồn nhân lực
Theo thống kê và nhu cầu thực tế, phát triển số lƣợng nguồn nhân lực là vấn đề cấp thiết cho cầu thị trƣờng và cho định hƣớng phát triển chung của nhà nƣớc, để giải quyết đƣợc vấn đề này không thể làm ngay với bất kỳ giải pháp nào mà cần có sự phối hợp đồng bộ với các bƣớc:
- Mở rộng phƣơng thức đào tạo, tạo cơ chế tiếp cận cho mọi ngƣời về CNTT, tìm những phƣơng hƣớng mới để nâng cao trình độ của 04 nhóm NNL nhƣ kết hợp chuyên gia, giáo sƣ chuyên ngành giảng dạy trực tiếp với việc ứng dụng đào tạo từ xa tạo ra nhiều phƣơng án nâng cao hiệu quả.
- Tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ nhà trƣờng, doanh nghiệp và nhà nƣớc trong quá trình đào tạo và sử dụng NNL CNTT Nhà nƣớc cần tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi để nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ lớn và lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhân tài thúc đẩy nhà trƣờng tuyển sinh đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Về phía Doanh nghiệp và nhà trƣờng cần chủ động phối hợp chặt chẽ với nhau để ngƣời học có đƣợc các kiến thức mới, đào tạo theo nhu cầu của xã hội nhằm giải quyết triệt để việc thiếu NNL CNTT. Cần thống nhất rằng đặc điểm của ngành CNTT là ngành công nghệ cao, có tốc độ phát triển quá nhanh, do vậy giữa nghiên cứu và ứng dụng, giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng NL CNTT luôn có khoảng cách. Cũng chính vì vậy cần đào tạo, nâng cao trình độ sau khi ra trƣờng là điều tất yếu.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng NNL CNTT trong điều kiện phát triển thị trƣờng lao động CNTT, xây dựng các tập đoàn CNTT, huy động nguồn lực
kiều bào. Cần phát triển vai trò quản lý, điều hành của Nhà nƣớc đầu tƣ thích đáng vào phát triển kết cấu hạ tầng của thị trƣờng lao động ngành: cập nhật thông tin, tƣ vấn giới thiệu việc làm, kết nối cung cầu nguồn NL CNTT, xây dựng các tập đoàn CNTT quốc gia đủ sức vƣơn ra quốc tế. Cần có cơ chế thu hút kiều bào đặc biệt là các chuyên gia, doanh nghiệp CNTT từ nƣớc có nền CNTT tiên tiến, đây sẽ là cầu nối phát triển ngành CNTT trong nƣớc hội nhập với thế giới.
- Tăng cƣờng sự quản lý của nhà nƣớc để phát triển NNL CNTT chất lƣợng cao: nâng cao chất lƣợng của các ngành, các cấp, các cơ sở giáo dục đào tạo, xã hội hóa, phổ cập hóa CNTT và hoàn thiện về chính sách môi trƣờng pháp lý. Phát triển NNL nhất là NNL chất lƣợng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục quốc dân, kết hợp chặt chẽ phát triển nguồn lực với phát triển ứng dụng KHCN là một trong ba đột phá chiến lƣợc của nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng, sớm đƣa Việt Nam thành quốc gia mạnh về CNTT góp phần tích cực vào phát triển đất nƣớc đến năm 2020 cơ bản trở thành nƣớc Công nghiệp theo hƣớng hiện đại và hội nhập kinh tế sâu hơn trong nền kinh tế thế giới. Nhƣ một số bài báo của Mỹ (PCMag) đã nhận định và so sánh Việt Nam nhƣ một thung lũng Silicon của Đông Nam Á.