CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phƣơng pháp tổng hợp
Tác giả sử dụng kết hợp các phƣơng pháp đã sử dụng trên. Qua các báo cáo, các bảng biểu số liệu đã thu thập đƣợc và diễn biến thay đổi về các kết quả đạt đƣợc, đồng thời so sánh với các đối thủ cạnh tranh xem họ đã đạt đƣợc những gì, còn tồn tại những vấn đề nào để từ đó rút ra những kết quả đã đạt đƣợc của Công ty, đồng thời chỉ ra những điểm còn chƣa đƣợc, từ đó làm căn cứ thực hiện cho các giải pháp đƣợc đề xuất.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Ở VIỆT NAM
3.1. Khái quát về thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế ở Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống y tế cả nƣớc đã và đang đầu tƣ nâng cấp nhằm phục vụ các nhu cầu thiết yếu trong xã hội. Nhà nƣớc tập trung đầu tƣ các trang thiết bị cho các cơ sở thuộc các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y dƣợc học cổ truyền, đào tạo nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế. Ðặc biệt nhiều cơ sở y tế tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, áp dụng nhiều phƣơng tiện hiện đại trong khám, chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lƣợng chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Có thể nói, công tác quản lý nhà nƣớc về trang thiết bị y tế nói chung và công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu TTBYT trong thời gian qua đã đƣợc tăng cƣờng và đẩy mạnh. Việc sớm ban hành Nghị định về quản lý trang thiết bị y tế theo hƣớng tạo cơ chế, chính sách khuyến khích, đẩy mạnh sản xuất trang thiết bị y tế trong nƣớc; khuyến khích sử dụng trang thiết bị y tế trong nƣớc đã sản xuất đƣợc; đồng thời tăng cƣờng công khai, minh bạch trong công tác quản lý đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế đã giúp cho các ngành, các địa phƣơng có căn cứ để thực hiện.
Việc hỗ trợ phát triển sản xuất trang thiết bị y tế trong nƣớc thông qua các chính sách ƣu đãi để tăng cƣờng thƣơng mại hóa các sáng chế, giải pháp hữu ích trong lĩnh vực máy móc, trang thiết bị y tế đã giúp cho hoạt động đấu thầu lựa chọn đƣợc nhiều đơn vị sản xuất trong nƣớc có chất lƣợng, có uy tín, giá thành phù hợp, giảm bớt áp lực cho ngân sách nhà nƣớc.
Việc thƣờng xuyên cập nhật, rà soát bổ sung, điều chỉnh danh mục trang thiết bị y tế trong nƣớc đã sản xuất đƣợc giúp cho các bệnh viện tại các
địa phƣơng có căn cứ để lựa chọn và đề xuất các danh mục hàng hóa phù hợp khi tiến hành đấu thầu. Kết quả các cuộc đấu thầu đƣợc đăng tải công khai trên trang tin cổng thông tin đấu thầu quốc gia giúp tăng cƣờng tính minh bạch của công tác này.
Chính phủ đã công khai việc cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế đã giúp mở ra các cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, tạo sự cạnh tranh công bằng trong hoạt động đấu thầu. Đồng thời, việc công khai các doanh nghiệp, cơ sở y tế vi phạm trong việc kinh doanh và sử dụng trang thiết bị y tế cũng giảm bớt các đơn vị tham gia đấu thầu có năng lực không tốt.
Tại các địa phƣơng, nhiều bệnh viện các tuyến đã tập trung đầu tƣ đổi mới các TTBYT hiện có nhƣ: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hoá, phòng mổ và hồi sức cấp cứu… nhằm nâng cao vị thế và hiệu quả khám chữa bệnh của cơ sở. Các thiết bị hiện đại nhƣ máy CT-scanner, máy X-quang cao tần - tăng sáng truyền hình, máy siêu âm, máy nội soi, máy xét nghiệm sinh hoá nhiều chỉ số… đƣợc các doanh nghiệp và tổ chức nhập từ nƣớc ngoài về để cung cấp cho các bệnh viện, cơ sở có nhu cầu sử dụng các loại thiết bị này. Đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của Nhà nƣớc, nhiều bệnh viện tuyến dƣới đã có khả năng thực hiện nhiều kỹ thuật chuyên sâu giảm bớt tình trạng quá tải cho các bệnh viện TW, kịp thời khám chữa bệnh cho ngƣời dân và xử lý kịp thời các trƣờng hợp khẩn cấp do không phải di chuyển bệnh nhân với các quãng đƣờng vận chuyển dài. Cùng với đó, Nhà nƣớc đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức từng bƣớc đổi mới công tác quản lý, sắp xếp và kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế. Nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế đã đƣợc đầu tƣ chiều sâu đổi mới công nghệ và đã sản xuất đƣợc nhiều trang thiết bị y tế thông thƣờng, thiết bị nội thất bệnh viện.
Với dân số lớn và kinh tế đang trên đà tăng trƣởng nên nhu cầu đầu tƣ, nâng cấp TTBYT cũng tăng theo, tạo ra sức hút hấp dẫn với thị trƣờng TTBYT. Ngành Y tế vốn đƣợc coi là ngành có tính chất sự nghiệp công, nên hệ thống y tế Nhà nƣớc chiếm vai trò chi phối và nhà nƣớc đảm nhiệm trách nhiệm đầu tƣ chính cho y tế (bao gồm cả kinh phí trả lƣơng và một phần kinh phí hoạt động). Trong những năm gần đây, ngân sách đầu tƣ cho việc mua sắm máy móc, TTBYT liên tục tăng.
Bảng 3.1. Chi y tế qua các năm (tính bằng % của GDP)
Năm Tổng số chi y tế/GDP NSNN chi y tế/GDP Ngoài NSNN chi y tế/GDP
Viện trợ, vay, đầu tƣ ngoài nhà nƣớc/GDP 2009 6.21 2.36 3.94 0.08 2010 6.00 2.74 3.65 0.14 2011 6.55 2.76 3.78 0.15 2012 6.93 3.09 3.84 0.10 (Nguồn: Bộ Y tế)
Chính sự gia tăng về nhu cầu cũng nhƣ số lƣợng các doanh nghiệp cung cấp lĩnh vực TTBYT tại Việt Nam, công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh các TTBYT cũng gặp nhiều khó khăn đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều cơ quan ban ngành có liên quan. Công tác quản lý đấu thầu TTBYT tại các cơ sở y tế nói riêng và trong toàn ngành nói chung đƣợc quan tâm chỉ đạo chặt chẽ góp phần nâng cao chất lƣợng phục vụ, phát huy hiệu quả đầu tƣ trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Do tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị, cơ sở, đồng thời phân cấp, ủy quyền từng bƣớc trong quy trình mua sắm, đấu thầu đã tạo hiệu quả trong việc thực hiện công tác đấu thầu, lựa chọn đƣợc các gói thầu có chất lƣợng, đơn vị cung cấp có uy tín. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu và xét
công nhận trúng thầu đƣợc thực hiện theo từng mặt hàng trong mỗi gói thầu và các nhà thầu có thể tham gia một, nhiều hoặc tất cả các mặt hàng thuốc, vật tƣ y tế trong một gói thầu mà nhà thầu có khả năng cung cấp.
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu mua sắm các TTBYT ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề:
* Trong công tác lập kế hoạch đấu thầu:
- Số lƣợng TTBYT dự kiến mua trong kế hoạch lập chƣa sát với nhu cầu dẫn đến nhiều trƣờng hợp thực hiện mua trong năm đạt thấp hoặc có nhiều trƣờng hợp có mặt hàng đƣa vào kế hoạch đấu thầu nhƣng thực tế không mua, ngƣợc lại cũng có trƣờng hợp vƣợt cao so với kế hoạch đã lập.
- Giá của một số TTBYT trong kế hoạch đấu thầu chủ yếu đƣợc các Bệnh viện và Sở Y tế (đối với đấu thầu tập trung) xây dựng trên cơ sở giá trúng thầu của năm trƣớc cộng với tỷ lệ trƣợt giá hoặc chủ yếu trên cơ sở giá chào hàng của các doanh nghiệp mà không tham khảo giá trúng thầu trong thời gian không quá 12 tháng. Vì vậy, dẫn đến tình trạng giá không phù hợp với tình hình thực tiễn.
* Trong công tác lập hồ sơ mời thầu (HSMT):
- Tiêu chuẩn đánh giá trong HSMT không hợp lý hoặc chứa đựng nhiều yếu tố có khả năng làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu, làm tăng yếu tố chủ quan trong lựa chọn nhà thầu.
- Đối với một số vật tƣ TTBYT đặc thù, kỹ thuật cao, nhiều bệnh viện đã ghi rõ tên, chủng loại, xuất xứ vật tƣ cần mua sắm trong HSMT nhƣng không kèm theo cụm từ "hoặc tƣơng đƣơng", vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật Đấu thầu và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện.
- Nhiều cơ sở y tế tiến hành lập kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu toàn bộ danh mục TTBYT dự kiến mua. Tuy nhiên đến khi xét công nhận trúng thầu lại lựa chọn theo từng mặt hàng thiết bị, vật tƣ y tế.
- Việc xét trúng thầu theo nguyên tắc bù trừ giữa giá dự thầu của các mặt hàng TTBYT khác nhau trong gói thầu theo nguyên tắc tổng giá trúng thầu thấp hơn giá gói thầu là không phù hợp, gây thất thoát kinh phí mua sắm TTBYT. Khi những mặt hàng trúng thầu giá cao thì đƣợc mua nhiều, trong khi những mặt hàng trúng thầu giá thấp thì nhà thầu lại mua với khối lƣợng thấp hơn nhiều so với khối lƣợng mời thầu hoặc không mua.
* Về đấu thầu, mua sắm TTBYT:
- Nhiều trang thiết bị đƣợc mua sắm hiện nay trên thị trƣờng đều có nguồn gốc xuất sứ ở nƣớc ngoài, nhiều mặt hàng TTBYT chƣa đƣợc sản xuất ở trong nƣớc. Tuy nhiên, chủ đầu tƣ, các đơn vị thẩm định giá và cơ quan phê duyệt dự toán mua sắm TTBYT lại không căn cứ vào báo giá của nhà sản xuất hoặc đơn vị phân phối thiết bị của nhà sản xuất đến Việt Nam và các chi phí có liên quan khác để xây dựng dự toán theo đúng quy định.
- Xuất hiện tình trạng một số đơn vị tham gia thầu tham khảo giá của một số nhà cung cấp ở trong nƣớc có khả năng nhập khẩu các TTBYT đó nhƣng tại thời điểm báo giá các doanh nghiệp này chƣa sở hữu thiết bị dẫn đến tình trạng giá mua không sát với thị trƣờng.
* Một số tồn tại khác qua công tác kiểm tra cho thấy:
- Khi mua TTBYT theo kiểu chỉ định thầu, nhiều đơn vị chỉ nộp các bản báo giá chiếu lệ “cho có”, vì bản báo giá đƣợc chọn thì có chữ ký của chủ doanh nghiệp, còn các bản báo giá khác thì không dẫn đến sai tính trung thực của hồ sơ thầu tham dự.
- Nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa không ghi rõ quy cách, kích thƣớc và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
- Với hình thức chào hàng cạnh tranh và đấu thầu rộng rãi, một số đơn vị đã không cung cấp đƣợc tờ khai hải quan, hoặc nộp các tờ khai hải quan bị tẩy xóa phần giá trị tính thuế và phần thuế nhập khẩu.
- Nhiều loại TTBYT có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ sai với hợp đồng đã ký kết.