Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế ở Việt Nam (Trang 80 - 84)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp

4.2.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu đối vớ

đối với chủ đầu tư

- Việc lập kế hoạch đấu thầu đƣợc thực hiện cùng với việc xây dựng báo cáo đầu tƣ hay báo cáo khả thi, việc này nhằm đảm bảo cho nội dung kế hoạch phù hợp với báo cáo khả thi và các văn bản hiện hành, để từ đó cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.

- Vấn đề lập dự toán đang là mối quan tâm hàng đầu của BMT. Bởi vì dự toán của các dự án, các công trình là cơ sở để đánh giá, so sánh lựa chọ nhà thầu trong tƣơng lai. Hầu hết các gói thầu của Việt Nam giá trúng thầu thƣờng thấp hơn so với giá dự toán ban đầu do chúng ta xây dựng dự toán không chính xác, các số liệu điều tra không đầy đủ, không khoa học. Mặc dù đã giảm đi một số tiền rất lớn nhƣng các nhà thầu vẫn có một mức lợi nhuận khá cao (mức lợi nhuận này có thể là 20 – 30%). Cũng vì lập dự toán không chính xác nên chúng ta mới hy vọng thông qua quá trình đàm phán làm cho giá hợp đồng giảm hơn so với giá trúng thầu. Kết quả là các nhà thầu đã chủ động tăng giá trƣớc rồi làm một đề nghị giảm giá gởi kèm với đơn chào hàng để tăng độ hấp dẫn. Nhƣng dù là vốn vay có hoàn lại hay không hoàn lại chúng cũng cần phải đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả nhất, không đƣợc lãng phí. Bởi vì đó là tài sản quốc gia. Trong lúc chƣa thể xây dựng giá dự toán thật chính xác thì vấn đề bảo mật thông tin trong đấu thầu cần hết sức coi trọng. Các biện pháp thanh tra, xử lý vi phạm phải làm thƣờng xuyên, nghiêm minh để ngăn chặn các trƣờng hợp móc ngoặc, thông đồng làm lộ bí mật…

- Về nguồn vốn và giải ngân: nguồn tài trợ của bên ngoài đã đƣợc quy định bởi hiệp định cấp chính phủ, nhƣng nguồn vốn này chỉ đƣợc cấp khi dự án thực hiện theo một tiến trình nhất định và đã có kết quả, muốn cho công trình không bị gián đoạn thì các nguồn vốn khác cũng phải đƣợc tính đến. Những nguồn vốn này có thể do các nhà thầu cung cấp hay do chính BMT chuẩn bị. Tất cả các nguồn vốn có liên quan tới dự án phải đƣợc BMT xác định thật cụ thể và cũng phải lƣờng hết các vƣớng mắc phát sinh, không đƣợc để cho công trình dự án chậm đƣa vào sử dụng hoặc có nguy cơ dừng vì thiêú vốn.

* Lựa chọn hình thức đấu thầu, phân chia gói thầu hợp lý.

Trong thời gian tới, hình thức đấu thầu hạn chế nên giảm bớt và cũng phải quản chặt nhƣ hình thức chỉ định thầu hiện nay. Trong đấu thầu rộng rãi cần phải sử dụng linh hoạt mềm dẻo cách sơ tuyển, đấu thầu hai túi hồ sơ, quy định chặt chẽ các giấy tờ mà ngƣời dự thầu phải nộp theo mẫu thống nhất… để giảm bớt thời gian và công sức đánh giá so sánh. Tất cả các công việc trên phải đƣợc làm thống nhất kể từ khâu ký hiệp định, chuẩn bị HSMT… và phải đặt dƣới sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền.

* Lập HSMT, đánh giá hồ sơ dự thầu, đàm phán ký hợp đồng.

- Để xây dựng đƣợc HSMT, BMT thƣờng sử dụng các chuyên gia trong và ngoài nƣớc, các chuyên gia này đã giúp cho BMT khắc phục đƣợc những khó khăn do họ không có kinh nghiệm và trình độ. Ngƣời chuyên gia ở đây chỉ đóng vai trò thuần tuý về mặt kỹ thuật, pháp lý, tài chính để xây dựng HSMT chứ không tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng. Việc lựa chọn họ phải thật sự đảm bảo nguyên tắc bảo mật, khách quan trong việc xây dựng HSMT, không móc ngoặc thông đồng. Bộ hồ sơ phải đầy đủ, chính xác, rõ ràng và phù hợp với quy chế đấu thầu và các văn bản có liên quan, không có các điểm mơ hồ dễ phát sinh tranh chấp sau này.

- Việc đánh giá HSDT thƣờng chiếm nhiều công sức, thời gian và tiền của, đồng thời cũng rất dễ phát sinh tiêu cực. Những sai sót xảy ra là do chúng ta không tuân thủ đúng các quy định trong kế hoạch đấu thầu, trong HSMT và không theo một trình tự quy định. Trong thời gian tới cần phải cải tiến quy trình này. Tuỳ theo đấu thầu cung cấp dịch vụ tƣ vấn, đấu thầu cung cấp hàng hoá hay xây dựng công trình mà có thể thay đổi cho tƣơng ứng.

- Việc nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng đƣợc tiến hành trƣớc khi ký hợp đồng nhƣng cũng phải giới hạn trong một số ngày nhất định kể từ khi thông báo trúng thầu bởi vì công việc đàm phán thƣờng mất rất nhiều thời gian nên có thể nảy sinh những tình huống bất lợi cho BMT.

- Vai trò của chủ đầu tƣ đối với việc đảm bảo chất lƣợng công trình đƣợc thể hiện thông qua trình độ chuyên môn và trách nhiệm trong việc tuyển chọn đƣợc đội ngũ tƣ vấn giám sát lành nghề; tuyển chọn đƣợc nhà thầu xây dựng thực sự có năng lực, đồng thời phải chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động của nhà thầu và tƣ vấn trong suốt quá trình thi công.

- Áp dụng chế độ giám sát – quản lý chất lƣợng thông qua tƣ vấn là một phƣơng pháp quản lý sau đấu thầu của chủ đầu tƣ. Chủ đầu tƣ phải uỷ quyền cho tổ chức tƣ vấn là một tổ chức chuyên môn, có kinh nghiệm trong giám sát – quản lý chất lƣợng thi công xây lắp chịu trách nhiệm về mặt chất lƣợng (dựa trên hợp đồng tƣ vấn giám sát). Đây đƣợc coi là công cụ hiệu quả để chủ đầu tƣ thực hiện trách nhiệm quản lý sau đấu thầu. Sau khi đƣợc uỷ thác, tổ chức tƣ vấn giám sát hoàn toàn độc lập với các bên: nhà thầu xây dựng, chủ đầu tƣ. Lúc này, trên công trƣờng ngƣời đại diện cho tổ chức tƣ vấn, giám sát có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến chất lƣợng thi công, biện pháp thi công, nghiệm thu công trình (trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức tƣ vấn đƣợc thể hiện trong hợp đồng tƣ vấn). Căn cứ để họ thực thi quyền lực là nội dung hợp đồng giao nhận thầu và những cam kết về điều kiện kỹ thuật trong HSDT. Trách nhiệm và quyền hạn của tƣ vấn giám sát đƣợc quy định trong hợp đồng với chủ đầu tƣ nhằm mục đích làm cho công trình đƣợc hoàn thành theo đúng mục tiêu của chủ đầu tƣ, tức là chất lƣợng công trình đúng với tiêu chuẩn, khống chế giá thành công trình nằm trong dự toán, tiến độ công trình hoàn thành trong thời hạn quy định của hợp đồng. Nhƣ vậy, chế độ giám sát – quản lý chất lƣợng công trình là một quá trình hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá công việc dựa trên các quy định của pháp luật, hợp đồng, chỉ tiêu kỹ thuật để đảm bảo chất lƣợng công trình đạt đƣợc nhƣ mục tiêu chất lƣợng đƣợc đề ra trong quá trình đấu thầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế ở Việt Nam (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)