Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các nhà thầu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế ở Việt Nam (Trang 84 - 85)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp

4.2.6. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các nhà thầu

* Nghiên cứu kỹ HSMT.

Chỉ có nghiên cứu kỹ HSMT mới xây dựng bản đề xuất kỹ thuật khả thi và đề ra đƣợc các biện pháp thực thi có hiệu quả. Việc nghiên cứu thời hạn thực hiện công việc để tìm cách rút ngắn thời gian hoàn thành, nghiên cứu các loại chi phí của từng hạng mục nhằm xây dựng phƣơng án thanh toán, tính đơn giá cho chúng.

Kinh nghiệm của một số nhà thầu trên thế giới và ở Việt Nam , đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm trang thiết bị ngƣời ta phải chuẩn bị nhiều phƣơng án dự thầu với các mức lợi nhuận khác nhau, sau này tuỳ theo tình hình mà quyết định tham gia phƣơng án nào. Ngoài ra, ngƣời dự thầu còn hết sức chú ý tới từng hạng mục dễ phát sinh chi phí để chào giá ở mức cao hơn so với các công việc ổn định. Vốn là một vấn đề hết sức quan trọng nên các nhà thầu đã tìm mọi cách để giải quyết có lợi cho mình, trong đó có biện pháp thực hiện thanh toán theo tiến trình giảm dần, trong khi đó ngƣời gọi thầu lại muốn thanh toán phù hợp với tiến độ hoàn thành công việc.

* Xây dựng giá dự thầu hợp lý ,hấp dẫn.

Khi xây dựng giá dự thầu các nhà thầu phải dựa vào các cơ sở có liên quan nhƣ : các quy định của các nƣớc sở tại về cách tính đơn giá các hạng mục, các quy định về thuế, các chính sách ƣu đãi, các quy định về giá của nhà nƣớc… Ngƣời dự thầu có thể tính toán và thực hiện một cách tiết kiệm bằng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ riêng của mình. Tức là nhà thầu sẽ dựa vào cơ sở pháp lý đó để xây dựng một gia thầu hợp lý nhất. Khi xác định giá dự thầu mọi ngƣời không đƣợc bỏ qua các nguyên tắc tính thuế nhập khẩu và các chính sách có liên quan. Khi lên đơn giá nhà thầu phải tính toán xem hàng hoá nào có thể mua ở các nƣớc sở tại, hàng hoá nào không, để giảm tới mức tối đa tiền thuế. Mặt khác, họ cũng phải nắm bắt đƣợc những chi phí nào đƣợc loại ra, những chi phí nào đƣợc tính vào giá trị tính thuế. Với mỗi gói thầu, nhà

thầu phải xây dựng nhiều mức giá chào khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi khi ra quyết định dự thầu, đàm phán ký hợp đồng.

* Xây dựng tiêu chuẩn năng lực nhà thầu nhằm đáp ứng tiến trình hội nhập khu vực và thế giới.

Hiện nay, nƣớc ta đang tham gia hội nhập khu vực ASEAN, tiến tới gia nhập WTO. Nguyên tắc của lộ trình hội nhập là cắt bỏ dần các rào cản và không phân biệt đối xử. Để ứng phó với những nguyên tắc này, các nƣớc ASEAN đã có chính sách mở cửa với các hoạt động thƣơng mại, đấu thầu. Tuy nhiên, để đƣợc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa vào nƣớc họ không phải dễ dàng, vì họ có những quy định khắt khe về nghề nghiệp, đăng ký năng lực nhà thầu theo các tiêu chuẩn đã đƣợc nhà nƣớc của họ quy định. Mặt khác, hiện nay các nƣớc ASEAN đang đề xuất phải tiến tới công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực dịch vụ. Do vậy, nếu không xây dựng một tiêu chuẩn năng lực nhà thầu ngay từ bây giờ, thì khi thực hiện lộ trình đã cam kết với ASEAN, sẽ không có cơ sở pháp lý để yêu cầu họ, khi họ tham gia vào thị trƣờng Việt Nam. Còn các nhà thầu Việt Nam cũng không biết đƣợc xác định theo tiêu chuẩn năng lực nào để tham gia dịch vụ ở nƣớc khác.

Đây là vấn đề cần sớm đƣợc quan tâm nghiên cứu đối với các cơ quan chức năng nhà nƣớc (có sự phối hợp của các hiệp hội nghề nghiệp) nhằm xây dựng tiêu chuẩn năng lực nhà thầu của Việt Nam, đáp ứng tiến trình hội nhập, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và công bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế ở Việt Nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)