Những thành tựu nổi bật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế ở Việt Nam (Trang 55 - 58)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá về công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu TTBYT

3.3.1. Những thành tựu nổi bật

a. Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội đối với các doanh nghiệp.

Nhiều năm trở lại đây, các doanh nghiệp ở nƣớc ta đã quen với hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế bởi tính phổ biến và những tác động tích cực của nó. Thông qua công tác đấu thầu giúp cho các doanh nghiệp nâng cao đƣợc khả năng cung ứng dịch vụ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và phục vụ nhu cầu của nhiều nhóm đối tƣợng khách hàng khác nhau. Công tác đấu thầu TBYT đã tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh và công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế cho tất cả các nhà thầu và chủ đầu tƣ.

Tham gia công tác đấu thầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có điều kiện đƣợc thực hiện các gói thầu, dự án thuộc nhiều lĩnh vực, cấp độ và địa phƣơng khác nhau. Đồng thời giúp cho chủ đầu tƣ lựa chọn đƣợc nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm để từ đó bảo đảm chất lƣợng cũng nhƣ tiến độ công trình bên cạnh tác dụng tiết kiệm, tiết giảm chi phí đối với các công đoạn, nhất là trong hoạt động mua sắm trang thiết bị, dịch vụ công. Năm 2007, giá trị tiết kiệm đƣợc thông qua đấu thầu đạt hơn 6.000 tỷ đồng, năm 2011 giá trị này tăng lên 26.000 tỷ đồng. Tính chung, những năm qua, Nhà nƣớc cũng nhƣ các chủ đầu tƣ đã tiết kiệm đƣợc tổng cộng hơn 84.000 tỷ đồng, với sự triển khai tại hơn 342.000 gói thầu cụ thể, chủ yếu thuộc một số lĩnh vực quan trọng, gồm hạ tầng giao thông, năng lƣợng, thủy lợi, công trình nông nghiệp - nông thôn, y tế, giáo dục…

Công tác đấu thầu đã vào cuộc sống một cách sâu rộng, trở nên gần gũi với hoạt động của cộng đồng chủ đầu tƣ và DN để phát huy tác dụng to lớn. Hoạt động đấu thầu trở thành hoạt động thƣờng xuyên, nhất là góp phần tăng cƣờng tính công khai, công bằng trong việc thi công, thực hiện

các dự án. Những thực tế đó lý giải vì sao đấu thầu nhận đƣợc sự ủng hộ mạnh mẽ từ xã hội và chủ đầu tƣ.

b. Quy chế đấu thầu đã đƣợc triển khai khá nghiêm túc, kỹ thuật đấu thầu đã có nhiều tiến bộ

Với quy chế đấu thầu hiện hành, chúng ta đã khẳng định việc áp dụng hình thức đấu thầu trong hoạt động đầu tƣ của Nhà nƣớc là biện pháp đúng đắn, nhằm tăng cƣờng tính cạnh tranh, đảm bảo hiệu quả đầu tƣ, đồng thời cũng là sự hội nhập cần thiết với thế giới.

Việc triển khai quy chế đấu thầu lúc đầu tuy có lúng túng nhƣng sau quá trình thực hiện, công tác đấu thầu đã dần đi vào nền nếp. Nhìn chung các Bộ, ngành, địa phƣơng và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện đấu thầu khá nghiêm túc và đấu thầu đã mang lại hiệu quả đáng kể trong quá trình thực hiện dự án nói chung. Hoạt động đấu thầu trong thời gian qua đã có sự tiến bộ rõ rệt, kỹ thuật đấu thầu đƣợc nâng cao, việc đánh giá lựa chọn nhà thầu đã tiến bộ hơn và đấu thầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho việc thực hiện các dự án đầu tƣ. Đối với đấu thầu TBYT, các nhà thầu đƣợc lựa chọn là những nhà thầu thực sự có kinh nghiệm và năng lực thực hiện các gói thầu. Những nhà thầu đó đƣợc đánh giá là đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc có đủ thông tin thực tế và cơ sở khoa học để đánh giá đúng năng lực thực sự (tài chính, khoa học – kỹ thuật, cơ sở vật chất…) của các nhà thầu. Nhờ đấu thầu đã nâng cao hiệu quả dự án, tiết kiệm cho nhà nƣớc hàng trăm tỷ đồng, trung bình từ 8 – 15% so với dự toán ban đầu. Qua đấu thầu đã làm cho giá cả thiết bị y tế hợp lý hơn, đảm bảo đƣợc chất lƣợng dự án, tiến độ thực hiện, chi phí đầu tƣ giảm. Đồng thời thông qua hoạt động đấu thầu quốc tế, các công ty Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp xúc với công nghệ mới, thiết bị tiên tiến, hiện đại, tích luỹ đƣợc kinh nghiệm để từng bƣớc vƣơn lên cạnh tranh đƣợc với các nhà thầu nƣớc ngoài, nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên cả nƣớc.

Luật Đấu thầu 2013 đã quy định riêng một mục về đấu thầu mua thuốc, vật tƣ y tế sử dụng vốn Nhà nƣớc, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở y tế công lập. Riêng với đấu thầu mua thuốc, Luật Đấu thầu đã bổ sung hình thức đàm phán giá đối với gói thầu mua thuốc chỉ có từ một đến hai nhà sản xuất, thuốc biệt dƣợc gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền và các trƣờng hợp đặc thù khác theo quy định của Chính phủ.

Bộ Y tế đã kịp thời ban hành các văn bản liên quan hƣớng dẫn các cơ sở y tế thực hiện việc đầu tƣ mua sắm, đấu thầu, quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế theo đúng các quy định của pháp luật; tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tƣ mua sắm, đấu thầu, quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế theo đúng quy chế đầu thầu để bảo đảm chất lƣợng, an toàn, hiệu quả; đồng thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

c. Phân cấp trong quản lý hoạt động đấu thầu rõ ràng, cụ thể

Việc thẩm định kế hoạch đấu thầu, thẩm định kết quả đấu thầu đã rõ ràng, cụ thể, theo hƣớng mở rộng quyền của các cơ quan quản lý cấp dƣới. Cấp trên chỉ phê duyệt các nội dung quan trọng còn lại sẽ uỷ quyền cho cấp dƣới thực hiện (điều 52, 53 quy chế đấu thầu).

Theo Luật Đấu thầu 2013, phân cấp triệt để trong đấu thầu đã đƣợc thể hiện rõ. Đồng thời quy định chặt chẽ về trách nhiệm giải trình của ngƣời có thẩm quyền, chủ đầu tƣ trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tƣ, tránh tình trạng khép kín trong đấu thầu. Sự phân cấp quản lý về hoạt động đấu thầu đã thể hiện ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, trong đó phân cấp quản lý về đấu thầu đối với hoạt động mua sắm trang thiết bị y tế cũng đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ đấu thầu mua sắm trang thiết bị của các ngành khác. Tuy nhiên cần tuân thủ các quy định, quy chuẩn do Bộ Y tế ban hành.

d. Trình độ đội ngũ các nhà thầu Việt Nam và các cán bộ làm công tác đấu thầu có nhiều tiến bộ

Trách nhiệm của bên mời thầu và cơ quan quản lý các cấp ngày càng đƣợc nâng cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu từ trung ƣơng đến địa phƣơng đƣợc đào tạo và ngày càng trƣởng thành, có trình độ chuyên môn vững vàng và từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác đấu thầu. Đội ngũ nhà thầu trong nƣớc thực sự trƣởng thành qua các cuộc đấu thấu quốc tế và một số đã có khả năng đơn phƣơng tham gia đấu thầu quốc tế và thắng thầu. Từ năm 1998 trở lại đây, các nhà thầu trong lĩnh vực cung cấp trang thiết bị y tế ở Việt Nam đã giành nhiều hợp đồng trên cơ sở cạnh tranh với nhiều nhà thầu quốc tế có tầm cỡ.

Nhƣ vậy có thể kết luận rằng: quy chế đấu thầu kèm NĐ 43/ CP và NĐ 88/CP/1999 đã tỏ ra thích hợp hơn. Hình thức đấu thầu rộng rãi đã đƣợc sử dụng và đã làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các nhà thầu,tiết kiệm chi phí đấu thầu, tiết kiệm vốn đầu tƣ, chất lƣợng, tiến độ triển khai của các dự án đƣợc đảm bảo. Năng lực tổ chức đấu thầu, tham gia dự thầu đã từng bƣớc đƣợc nâng cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế ở Việt Nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)