CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp
4.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu
Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều quy định đấu thầu khác nhau của các bộ, ngành, nội dung một số văn bản còn chƣa rõ ràng, chƣa cụ thể, đặc biệ. Để nhanh chóng đƣa hoạt động đấu thầu vào nền nếp chúng ta cần thiết phải hoàn thiện các văn bản có liên quan đến hoạt động đấu thầu càng sớm càng tốt. Trong đó đối với lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc về y tế cũng cần có những văn bản, quy định cụ thể liên quan đến công tác đấu thầu mua sắm trang thiết bị. Việc xây dựng Luật đấu thầu 2013 là một chủ trƣơng đúng, có tính nguyên tắc, những vấn đề cụ thể đối với hoạt động đấu thầu nói chung. Căn cứ vào đó, Bộ Y tế và các ngành liên quan soạn thảo các văn bản, quy định liên quan đến hoạt động đấu thầu trong ngành y tế.
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam còn cần phải hoàn thiện hệ thống luật pháp cho phù hợp với yêu cầu hội nhập về tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đấu thầu. Để cho luật đấu thầu tƣơng thích với thông lệ quốc tế, khi xây dựng cần phải dựa vào các văn bản hƣớng dẫn của một số tổ chức quốc tế nào đó để tìm ra các nội dung phù hợp nhất. Chỉ có nhƣ vậy pháp lệnh đấu thầu hay luật đấu thầu sau này mới có điều kiện tồn tại lâu dài và đƣợc áp dụng nhiều hơn vào hoạt động đấu thầu quốc tế ở Việt Nam.
Để tăng cƣờng hiệu quả của công tác đấu thầu, phải tăng cƣờng hiệu lực pháp lý của công tác đấu thầu. Quy chế đấu thầu hiện hành đƣợc coi là quy chế đấu thầu lần thứ 3. Công tác đấu thầu đƣợc đề cập trong quy chế bao gồm cả các hoạt động mua sắm, sử dụng các nguồn tiền của nhà nƣớc. Do vậy, quy chế đấu thầu cần phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc để đảm bảo chi tiêu có hiệu quả các nguồn tiền của nhà nƣớc. Với sự phân cấp quy
định trong quy chế đấu thầu, cần có biện pháp nâng cao chất lƣợng và trách nhiệm của các chủ đầu tƣ, các đơn vị tƣ vấn có liên quan cũng nhƣ trách nhiệm của các cấp có thẩm quyền trong phê duyệt.
Để khắc phục hiện tƣợng “quân xanh, quân đỏ” móc nối, làm phức tạp quá trình đấu thầu và để đảm bảo tính cạnh tranh thì chỉ nên áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi. Việc chỉ định thầu chỉ thực hiện trong những điều kiện đặc biệt theo Quy chế đấu thầu. Muốn giải quyết tình trạng nhà thầu trúng thầu với giá dự thầu thấp, đòi hỏi phải có một giải pháp tổng thể đồng bộ để giải quyết. Hiện tại theo quy chế không cho phép sử dụng giá sàn hoặc giá xét thầu để loại bỏ hồ sơ dự thầu. Vì vậy, việc nâng cao trách nhiệm giám sát thực hiện hợp đồng đã ký để bảo đảm chất lƣợng của dự án thuộc trách nhiệm của chủ đầu tƣ đƣợc là điều quan trọng. Sự can thiệp của các Hiệp hội nhà thầu và các cơ quan có trách nhiệm về bảo quản vốn nhà nƣớc sẽ góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn dần tình trạng chào giá thấp, chống phá giá. Đặc biệt, trong lĩnh vực y tế việc cung cấp các sản phẩm có chất lƣợng thấp không chỉ ảnh hƣởng đến uy tín của chủ đầu tƣ mà còn gây ra những thiệt hại lớn cho xã hội, ảnh hƣởng đến sinh mạng con ngƣời.
Mặt khác, nhìn lại quy chế có thể thấy rằng tuy các nội dung trong đó đã có nhiều tiến bộ, song thực tế cuộc sống vô cùng phong phú và thay đổi từng ngày, đòi hỏi phải điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện Quy chế đấu thầu cũng nhƣ hƣớng dẫn của các ngành. Các biện pháp chế tài cần đƣợc cụ thể hơn, quyết liệt hơn thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Nhiều vấn đề mà những quy định của quy chế đấu thầu chƣa đề cập tới cũng cần phải bàn bạc, xem xét đƣa thành quy định, chẳng hạn: Trình tự và sự phân cấp tƣơng ứng trong đấu thầu cho những gói thầu sử dụng vốn của nhà nƣớc (xây dựng mới, mở rộng năng lực sản xuất, đổi mới trang thiết bị, mua vật tƣ cho sản xuất); tính hợp lệ và năng lực của nhà thầu; vấn đề xử lý khiếu nại; vấn đề hỗ trợ
nhà thầu trong nƣớc trong đấu thầu quốc tế… Nhiều nội dung mang tính kỹ thuật cũng cần đƣợc bàn tới, chẳng hạn về thời điểm nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng; tỷ giá hối đoái ngoài USD; phƣơng pháp đánh giá dùng hệ thống điểm và tiêu chí “đạt” hay “không đạt”…
Do đặc thù mua sắm là rất khác nhau ở các Bộ, ngành, địa phƣơng nên khó có thể có một quy chế và hƣớng dẫn chung phù hợp cho mọi trƣờng hợp. Điều hết sức quan trọng là cần có sự đầu tƣ nghiên cứu của các Bộ, ngành và địa phƣơng để hình thành các quy định vận hành nội bộ gọn nhẹ, thông thoáng, không chồng chéo trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu, mục đích của quy chế đấu thầu. Trong đó đối với ngành y tế, cần phải có những quy chế phối hợp giữa các ngành và đổi mới về thủ tục hành chính nhằm giúp thuận lợi cho hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế đƣợc nhanh chóng, sẽ góp phần xử lý và chữa trị kịp thời các dịch bệnh khi xuất hiện.
4.2.2. Hoàn thiện việc lập kế hoạch đấu thầu và lựa chọn hình thức đấu thầu
* Lập kế hoạch đấu thầu, làm dự toán chính xác.
- Việc lập kế hoạch đấu thầu đƣợc thực hiện cùng với việc xây dựng báo cáo đầu tƣ hay báo cáo khả thi, việc này nhằm đảm bảo cho nội dung kế hoạch phù hợp với báo cáo khả thi và các văn bản hiện hành, để từ đó cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.
Nhƣ chúng ta đã biết trong tất cả các hiệp định vay vốn nhận tài trợ… các nhà tài trợ thƣờng đòi hỏi BMT phải có dự án có tính chất khả thi để họ kiểm soát xem việc đầu tƣ có hiệu quả hay không, khả năng thu hồi vốn nhƣ thế nào. Các dự án khả thi thƣờng đƣợc lập trƣớc khi ký hiệp định và cùng thƣờng do các chuyên gia nƣớc ngoài, những ngƣời có kinh nghiệm thực hiện, kể cả các chuyên gia của các nhà tài trợ. Bên cạnh các ban quản lý dự án còn có một nhóm các chuyên gia của nhà tài trợ hoạt động nhằm giúp cho ngƣời
nhận tài trợ giải quyết một số công việc cần thiết. Nhƣng để có một dự án khả thi thì các số liệu phải thu thập và xử lý hết sức thận trọng. Để sát với tình hình thực tế, BMT nên sử dụng chủ yếu các chuyên gia nƣớc sở tại, trong trƣờng hợp thật đặc biệt mới lựa chọn chuyên gia từ bên ngoài và phải lựa chọn thật cẩn thận, tránh sử dụng tràn lan. Việc làm này phải đƣợc quán triệt cả trong khâu xin tài trợ cho tới việc ký kết hiệp định và cũng phải kiên trì đấu tranh thuyết phục các nhà tài trợ.
- Vấn đề lập dự toán đang là mối quan tâm hàng đầu của BMT. Bởi vì dự toán của các dự án, các công trình là cơ sở để đánh giá, so sánh lựa chọ nhà thầu trong tƣơng lai. Hầu hết các gói thầu của Việt Nam giá trúng thầu thƣờng thấp hơn so với giá dự toán ban đầu do chúng ta xây dựng dự toán không chính xác, các số liệu điều tra không đầy đủ, không khoa học. Mặc dù đã giảm đi một số tiền rất lớn nhƣng các nhà thầu vẫn có một mức lợi nhuận khá cao (mức lợi nhuận này có thể là 20 – 30%). Cũng vì lập dự toán không chính xác nên chúng ta mới hy vọng thông qua quá trình đàm phán làm cho giá hợp đồng giảm hơn so với giá trúng thầu. Kết quả là các nhà thầu đã chủ động tăng giá trƣớc rồi làm một đề nghị giảm giá gởi kèm với đơn chào hàng để tăng độ hấp dẫn. Nhƣng dù là vốn vay có hoàn lại hay không hoàn lại chúng cũng cần phải đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả nhất, không đƣợc lãng phí. Bởi vì đó là tài sản quốc gia. Trong lúc chƣa thể xây dựng giá dự toán thật chính xác thì vấn đề bảo mật thông tin trong đấu thầu cần hết sức coi trọng. Các biện pháp thanh tra, xử lý vi phạm phải làm thƣờng xuyên, nghiêm minh để ngăn chặn các trƣờng hợp móc ngoặc, thông đồng làm lộ bí mật…
- Về nguồn vốn và giải ngân: nguồn tài trợ của bên ngoài đã đƣợc quy định bởi hiệp định cấp chính phủ, nhƣng nguồn vốn này chỉ đƣợc cấp khi dự án thực hiện theo một tiến trình nhất định và đã có kết quả, muốn cho công trình không bị gián đoạn thì các nguồn vốn khác cũng phải đƣợc tính đến.
Những nguồn vốn này có thể do các nhà thầu cung cấp hay do chính BMT chuẩn bị. Tất cả các nguồn vốn có liên quan tới dự án phải đƣợc BMT xác định thật cụ thể và cũng phải lƣờng hết các vƣớng mắc phát sinh, không đƣợc để cho công trình dự án chậm đƣa vào sử dụng hoặc có nguy cơ dừng vì thiêú vốn.
- Quy trình duyệt và thẩm định kế hoạch đấu thầu phải thực hiện thật nghiêm chỉnh. Để giúp cho việc thẩm định kế hoạch đấu thầu đƣợc nhanh chóng và chính xác, nhà nƣớc cần có kế hoạch xây dựng các công ty thẩm định đầu tƣ hoạt động theo cơ chế cạnh tranh, tránh tình trạng độc quyền nhƣ giao cho công ty giám định bấy lâu nay. Các công ty thẩm định này có thể đặt dƣới sự quản lý của các bộ chuyên ngành có số lƣợng dự án lớn nhƣ bộ công nghiệp, bộ giao thông vận tải, bộ xây dựng hoặc là xây dựng công ty thẩm định cấp nhà nƣớc đặt dƣới sự quản lý điều hành của Bộ KH - ĐT. Các công ty thẩm định này phải thật sự đủ mạnh về đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật để có thể đảm đƣơng các công việc đƣợc giao một cách xuất sắc nhất.
* Lựa chọn hình thức đấu thầu, phân chia gói thầu hợp lý.
Đại đa số các nhà thầu Việt Nam có tiềm lực kinh tế kém, nếu phân chia gói thầu quá lớn sẽ không thể thu hút đƣợc sự tham gia của họ. Với hình thức lựa chọn nhà thầu nhƣ trong thời gian qua chúng ta cũng làm chƣa thật sự khoa học, chi phí đấu thầu tiết kiệm cũng chƣa đƣợc là bao. Vấn đề ở đây là chúng ta phải làm sao tiết kiệm đƣợc các chi phí chuẩn bị tài liệu đấu thầu, thông báo, sơ tuyển, lập HSMT, đánh giá xét thầu…
Trong thời gian tới, hình thức đấu thầu hạn chế nên giảm bớt và cũng phải quản chặt nhƣ hình thức chỉ định thầu hiện nay. Trong đấu thầu rộng rãi cần phải sử dụng linh hoạt mềm dẻo cách sơ tuyển, đấu thầu hai túi hồ sơ, quy định chặt chẽ các giấy tờ mà ngƣời dự thầu phải nộp theo mẫu thống nhất… để giảm bớt thời gian và công sức đánh giá so sánh. Tất cả các công việc trên
phải đƣợc làm thống nhất kể từ khâu ký hiệp định, chuẩn bị HSMT… và phải đặt dƣới sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền.