Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ và ưu đãi của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế ở Việt Nam (Trang 85 - 88)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp

4.2.7. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ và ưu đãi của nhà nước

* Hỗ trợ các doanh nghiệp.

Do khả năng tài chính hạn hẹp nên các nhà thầu Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, không đủ điều kiện để dự thầu độc lập, không có khả năng xin bảo lãnh. Để hỗ trợ các nhà thầu tham gia và trúng thầu, nhà nƣớc nên thành lập các tổng công ty mạnh trong một số chuyên ngành hiện nay nhƣng với số vốn lớn hơn.

Để tăng khả năng dự thầu của các doanh nghiệp Việt Nam thì chúng ta phải cải tổ lại hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp. Khi tổ chức thành lập các tổng công ty mạnh nhà nƣớc nên hỗ trợ cho họ có thể tồn tại và đứng vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trƣờng. Một khi các đơn vị nói trên mạnh lên thì các hỗ trợ cũng dần dần bị loại bỏ để tạo thế cạnh tranh tự do.

* Các chế độ ƣu đãi.

- Ƣu đãi về việc cung cấp thiết bị, công nghệ:

Tình trạng công nghệ, thiết bị của các nhà thầu Việt Nam hiện nay rất lạc hậu so với thế giới và khu vực. Muốn thắng thầu họ phải trang bị kỹ thuật công nghệ mới, điều đó đòi hỏi phải có tiền trong điều kiện tài chính có hạn. Để giả quyết vấn đề này trƣớc mắt nhà nƣớc cần có chính sách ƣu tiên cho các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thiết bị, công nghệ hiện đại, mặt khác thúc đẩy quá trình thành lập và phát triển các công ty cho thuê tài chính.

- Các ƣu đãi khi dự thầu:

Hiện tại chúng ta đang và đã áp dụng chính sách ƣu tiên nhà thầu trong nƣớc khi xét thầu hay ƣu tiên các nhà thầu nƣớc ngoài cam kết sử dụng thầu phụ của Việt Nam, sử dụng hàng hoá đƣợc sản xuất ở Việt Nam, tiêu chuẩn liên doanh, liên kết… Chỉ có tính chất hình thức hay các nhà thầu Việt Nam thực chất chỉ là các nhà thầu phụ hoặc là ngƣời cung cấp thông tin… Nhà nƣớc cần kiểm tra chặt chẽ hơn hợp đồng liên doanh, liên kết và xử lý thích đáng khi các nhà thầu vi phạm điều kiện này, mức phạt phải tƣơng đối cao hơn các vi phạm khác. Chỉ có các biện pháp đó mới ép các nhà thầu nƣớc ngoài thực hiện nghiêm chỉnh việc liên doanh, liên kết, giúp cho các nhà thầu Việt Nam nhanh chóng trƣởng thành, tích luỹ đƣợc kinh nghiệm trong đấu thầu quốc tế. Mức ƣu đãi cụ thể là bao nhiêu cần phải quy định trƣớc trong thang điểm và cũng đƣợc nêu trong HSMT.

* Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nƣớc.

Ở Việt Nam hiện nay, trong đấu thầu cả BMT và nhà thầu có khi cùng một bộ ngành quản lý. Điều đó là không hợp lệ, không phù hợp với thông lệ quốc tế. Các doanh nghiệp nhà nƣớc khi tham gia đấu thầu đã tạo ra một sân chơi không bình đẳng so với các doanh nghiệp khác bởi vì các doanh nghiệp này thƣờng nhận đƣợc sự hỗ trợ rất lớn từ phía nhà nƣớc. Điều đó làm cho hiệu quả đấu thầu thấp.

Hiện nay số lƣợng các DNNN còn quá lớn, chỉ có đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá thì mới có điệu kiện tạo ra các pháp nhân độc lập về kinh tế, mạnh về mọi mặt. Việc thay đổi cách quản lý doanh nghiệp và giảm sự can thiệp của nhà nƣớc giúp các doanh nghiệp mới năng động, sáng tạo hơn, chủ động hơn trong kinh doanh, dần khẳng định đƣợc vị trí của mình trên thƣơng trƣờng, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ.

* Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin.

Trong hoạt đông đấu thầu cũng nhƣ trong mua sắm trang thiết bị, vấn đề thông tin và xử lý thông tin là cực kỳ quan trọng, liên quan đến sự thành bại của hoạt động đấu thầu. Các thông tin phải có nguồn cung cấp và chúng thƣờng đƣợc cung cấp theo hai nguồn chính:

- Từ các trung tâm thông tin của các công ty tƣ vấn.

- Hiệp hội các nhà thầu, hiệp hội các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ… Hiện nay ở Việt Nam các thông tin về các nhà thầu chƣa có một cơ quan nào chính thức cung cấp và cung cấp một cách đầy đủ. Chính vì vậy trong đấu thầu quốc tế các nhà thầu nƣớc ngoài rất khó lựa chọn một đối tác để liên doanh, liên kết hoặc một nhà thầu phụ thích hợp với mình. Trung tâm thông tin này nên theo mô hình hạch toán kinh tế độc lập, nhằm cung cấp và có những thông tin mang tính khách quan cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

* Xây dựng trung tâm đào tạo cán bộ làm công tác đấu thầu. Trung tâm này có nhiệm vụ:

- Tổng kết các kinh nghiệm đấu thầu trên thế giới.

- Trang bị kiến thức có liên quan tổ chức đấu thầu trên thế giới và ở Việt Nam .

- Đúc rút các kinh nghiệm thực tế từ hoạt động đấu thầu.

Trung tâm trƣớc mắt nên đặt dƣới sự quản lý của một trƣờng đại học với sự trợ giúp của Bộ KH - ĐT. Chỉ có nhƣ vậy chúng ta mới nhanh chóng trang bị kiến thức, kinh nghiệm cho các nhà quản lý, cũng nhƣ các cán bộ làn công tác đấu thầu, rút ngắn đƣợc khoảng cách so với các nƣớc trong lĩnh vực đấu thầu quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế ở Việt Nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)