CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp
4.2.3. Hoàn thiện hình thức lựa chọn gói thầu và lựa chọn công nghệ
* Lựa chọn hình thức gói thầu.
Các nƣớc đang phát triển trên thế giới thƣờng hình thành gói thầu dạng “chìa khoá trao tay” hay “sản phẩm trao tay”. Trong hình thức này, ngƣời nhận thầu đảm nhận mọi công việc từ thiết kế, cung cấp máy móc thiết bị, thi công xây dựng cho đến khi hoàn thành công trình và bàn giao. Tuy nhiên, hình thức này có thể gây thiệt hại về tài chính, không nâng cao trình độ kỹ thuật của bên tiếp nhận công trình vì không có chuyển giao công nghệ. Song vì điều kiện trình độ chuyên môn và khả năng tài chính mà các nƣớc đang phát triển cần phải chấp nhận. Các công ty ở các nƣớc này tự đánh giá năng lực của mình để lựa chọn hình thức gói thầu thích hợp. Nếu đánh giá mình quá cao thì không thể thực hiện gói thầu với chất lƣợng và hiệu quả mong muốn, còn nếu đánh giá quá thấp sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, làm chậm sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của ngành nói riêng và đất nƣớc nói chung.
Trong giai đoạn trƣớc đây, nƣớc ta thƣờng áp dụng hình thức nhập khẩu thiết bị toàn bộ do điều kiện về kinh tế, trình độ chuyên môn của cán bộ còn nhiều hạn chế. Việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại, đặc biệt một số thiết bị trong ngành y tế có các cơ chế vận hành phức tập nên hình thức nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Lúc đó cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, đất nƣớc vừa thoát khỏi chiến tranh lại chịu các biến động do chuyển đổi cơ chế quản lý nên hình thức nhập khẩu trọn gói là thích hợp. Hiện nay, chúng ta đã có đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật, tuy chƣa cao để có thể so sánh với các nƣớc tiên tiến trên thế giới, nhƣng cũng có những điều kiện cần thiết để tiến vào lĩnh vực kỹ thuật cao hơn. Điều đó cho phép chúng ta chuyển sang hình thức nhập khẩu đa dạng hơn gọi là hình thức “mở gói” hoặc “nửa chìa
khoá trao tay” trong đó ngƣời thầu đảm nhận một phần công việc của chu trình dự án. Cách làm này tiết kiệm một phần ngoại tệ, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ khoa học- kỹ thuật, cán bộ quản lý vƣơn lên đảm trách các công việc phức tạp hơn của đấu thầu.
Nhƣ vậy trong điều kiện đấu thầu cạnh tranh quốc tế cần phải đánh giá đúng năng lực nhà thầu, phân chia và lựa chọn hình thức gói thầu hợp lý.
* Lựa chọn công nghệ:
Hiện nay ở có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và sản xuất thiết bị y tế với các sản phẩm rất đa dạng và phong phú. Có rất nhiều các công ty, doanh nghiệp có các sản phẩm có chức năng, tác dụng gần giống nhau làm các tổ chức có nhu cầu sử dụng gặp khó khăn trong việc lựa chọn.
Việc lựa chọn các loại thiết bị có công nghệ cao phù hợp với điều kiện hoàn cảnh trong nƣớc đặc biệt quan trọng. Các chủ đầu tƣ cần phải tìm hiểu rõ về công nghệ sản phẩm trƣớc khi dự án đƣợc trúng thầu. Về lâu dài đòi hỏi công nghệ phải tiên tiến, hiện đại, nhƣng về phƣơng diện kinh tế trong giai đoạn chuyển giao cơ chế hiện nay thì phải nói đến tính chất thích hợp của kỹ thuật. Không ai nói công nghệ lắp ráp tiên tiến hơn công nghệ chế tạo, nhƣng đối với những nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta thì bắt đầu bằng công nghệ lắp ráp lại thích hợp nhất trƣớc khi tiến hành làm chủ công nghệ cao.
Ở Việt Nam, lựa chọn công nghệ phải nhằm vào mục tiêu trƣớc mắt là sớm phát huy đƣợc hiệu quả dự án và thích ứng với trình độ quản lý của cán bộ kỹ thuật. Phải tranh thủ ngay công nghệ hiện tại ta chƣa có hoặc trong 5-10 năm tới cũng chƣa có. Việc lựa chọn công nghệ phải thích hợp với khả năng tiếp thu và trình độ hấp thụ kỹ thuật mới của cán bộ kỹ thuật viên. Số nhân viên đƣợc lựa chọn để đào tạo phải là những ngƣời có trình độ kỹ thuật nhất định, có kinh nghiệm và đặc biệt phải có nhiệt tình gắn bó với nghề.