Vai trò của quản lý KPSNMT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường ở tỉnh hải dương (Trang 41)

4. Kết cấu của đề tài

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý KPSNMT

1.2.2.3 Vai trò của quản lý KPSNMT

Nguồn kinh phí cho sự nghiệp môi trƣờng là một bộ phận của ngân sách nhà nƣớc. Vì vây quản lý KPSNMT cũng là quản lý một bộ phận của ngân sách nhà nƣớc. Quản lý KPSNMT góp phần tạo nên sự liên kết giữa các ban ngành liên quan trong công tác bảo vệ môi trƣờng, sử dụng nguồn KPSNMT. Công tác quản lý môi trƣờng cũng sẽ giúp cho nguồn KPSNMT đƣợc sử dụng một cách đúng một đích, phù hợp, tránh lãng phí thất thoát.

Thông qua công tác quản lý KPSNMT nhà quản lý cũng đánh giá đƣợc hiệu quả của công tác sử dụng nguồn KPSNMT và có sự điều chỉnh thay đổi khi nguồn KPSNMT sử dụng kém hiệu quả.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý KPSNMT tại địa phương

1.2.3.1 Nhân tố chủ quan

Một là, vai trò của lãnh đạo, năng lực điều hành và tổ chức thực hiện của cơ quan tài nguyên môi trường ở các cấp

Vai trò lãnh đạo, năng lực điều hành và tổ chức thực hiện của cơ quan tài nguyên môi trƣờng các cấp là rất quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp tới công tác quản lý KPSNMT. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về tài nguyên môi trƣờng tại địa phƣơng cần phải có sự chủ động trong công tác xây dựng dự toán, phân bổ và triển khai thực hiện trình UBND các cấp trong kế hoạch bảo vệ môi trƣờng và dự toán ngân sách hàng năm trong quản lý KPSNMT, đảm bảo cho nguồn KPSNMT đƣợc sử dụng đúng kế hoạch, tránh sử dụng lãng phí và sai mục đích trong việc phân bổ và sử dụng KPSNMT. Tuy nhiên, thực tế cơ quan tài nguyên môi trƣờng các cấp vẫn chƣa phát huy hết đƣợc vai trò của mình làm cho nguồn KPSNMT bị thất thoát, lãng phí hoặc chƣa sát sao trong các công tác quản lý KPSNMT.

Nhƣ vậy, nếu đội ngũ lãnh đạo có trình độ, năng lực điều hành tốt và công tác tổ chức thực hiện của cơ quan tài nguyên môi trƣờng các cấp hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao thì hoạt động quản lý KPSNMT sẽ đạt hiệu quả và chất lƣợng cao, hạn chế tối đa sự thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng và ngƣợc lại

Hai là, số lượng kinh nghiệm và kiến thức của cán bộ quản lý KPSNMT

Bất kỳ lĩnh vực và ngành nghề nào cũng vậy luôn đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của cán bộ thực liên quan. Đối với công tác quản lý KPSNMT cũng vậy luôn luôn đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức của cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý KPSNMT là nhân tố quan trọng tác động tới chất lƣợng mọi hoạt động quản lý KPSNMT. Các cán bộ ngành tài nguyên môi trƣờng cần phải đáp ứng đƣợc yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình tham mƣu phân bố và quản lý KPSNMT: tài chính, kế toán, xây dựng dự án, quản lý dự án,… đồng thời cán bộ ngành tài nguyên môi trƣờng cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng. Chính sự yếu kém và thiếu hụt kiến thức về quản lý KPSNMT của cán bộ cơ quan tài nguyên môi trƣờng sẽ dẫn tới vai trò mờ nhạt của công tác quản lý KPSNMT.

Từ đây, có thể đƣa ra nhận định với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý KPSNMT giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao sẽ hỗ trợ đắc lực cho ngành tài nguyên môi trƣờng trong công tác tham mƣu và quản lý KPSNMT từ đó giúp công tác này đạt hiệu quả cao hơn và ngƣợc lại nếu đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên môi trƣờng yếu kém về trình độ chuyên môn thiếu sót các kinh nghiệm thực tiến sẽ gây ra những sai sót trong công tác lập dự toán KPSNMT hoặc gây lãng phí ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại từng địa phƣơng và dẫn đến công tác quản lý KPSNMT không đem lại hiệu quả mong đợi

Ba là, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý tài nguyên môi trường và cơ quan quản lý tài chính các cấp

Trong hoạt động quản lý KPSNMT Sở Tài chính địa phƣơng và cơ quan tài chính địa phƣơng có nhiệm vụ cấp phát KPSNMT và kiểm soát công tác quản lý KPSNMT. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và các cơ quan môi trƣờng địa phƣơng. Sự phối hợp giữa các cơ quan này là rất quan trọng đảm bảo đƣợc thông tin chính xác cho quá trình quản lý nguồn KPSNMT: xây dựng kế hoạch, tổng hợp và phân bổ nguồn chi cho các nhiệm vụ trọng tâm đƣợc thực hiện chặt chẽ hơn và tuân thủ theo đúng quy định của thông tƣ liên tịch,

Trong công tác quản lý KPSNMT nếu có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý tài nguyên môi trƣờng và cơ quan quản lý tài chính các cấp thì công tác này sẽ đạt hiệu quả cao nó thể hiện ở công tác lập dự toán nguồn kinh phí hàng năm chính xác trách tình trạng thiếu hụt kinh phí hay lãng phí nguồn KPSNMT. Từ đó tạo cơ sở để hoạt động quản lý KPSNMT đạt hiệu quả cao và ngƣợc lại.

Bốn là, nhận thức của cơ quan tài chính trong quản lý KPSNMT

Đây vốn là yếu tố thuộc con ngƣời thuộc Sở Tài chính có thẩm quyền trong quản lý KPSNMT, song đƣợc tách riêng để phản ánh tác động của yếu tố chủ quan đến quản lý kinh phí SNMT. Nếu cán bộ Sở Tài chính nhận thức rõ đƣợc vai tầm quan trọng của môi trƣờng nói chung và kinh phí SNMT nói riêng đến phát triển kinh tế-xã hội thì họ sẽ xác định rõ mục tiêu và chủ động kết hợp những yếu tố, nguồn lực hiện có để quản lý có hiệu lực và hiệu quả kinh phí SNMT theo mục tiêu đặt ra. Ngƣợc lại, nếu Sở Tài chính coi nhẹ vai trò của kinh phí SNMT thì họ sẽ buông lỏng quản lý, làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý kinh phí SNMT. Vì vậy, đây là một yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến quản lý kinh phí SNMT

1.2.3.2 Nhân tố khách quan Nhân tố kinh tế Nhân tố kinh tế

Nhƣ đã biết, kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngƣợc lại các nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tƣ phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế.

Kinh tế ổn định, tăng trƣởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính. Kinh tế càng phát triển nền tài chính càng ổn định và phát triển, thì nguồn KPSNMT càng ngày càng đƣợc ổn định, nâng cao từ đó công tác quản lý KPSNMT hiệu quả hơn và ngƣợc lại

Nhân tố xã hội

Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định. Sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự

phát triển. Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trƣờng và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế; thúc đẩy quá trình tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ tăng cƣờng các nguồn lực tài chính nói chung và nguồn KPSNMT nói riêng.Từ đó sẽ giúp công tác quản lý nguồn KPSNMT đạt hiệu quả cao hơn và ngƣợc lại

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá quản lý KPSNMT

Hiệu quả của quản lý KPSNMT phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả hoạt động bảo về môi trƣờng thu đƣợc với chi phí chi ra để đạt đƣợc kết quả đó. Kết quả và hiệu quả quản lý KPSNMT cần đƣợc xem xét cả trên phƣơng diện kinh tế và xã hội, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa các loại lợi ích phát huy vai trò chủ động sáng tạo của các cấp ban ngành đoàn thể liên quan và vai trò nhà nƣớc, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nƣớc cao cấp

Do các mục tiêu quản lý đặt ra trong luận văn sẽ chƣa thể đánh giá hiệu quả của việc quản lý kinh phí SNMT. Vì vậy, trong luận văn này, mục tiêu quản lý kinh phí SNMT chỉ nghiên cứu trên 3 khía cạnh sau:

+ Đảm bảo tỷ lệ kinh phí SNMT trong tổng dự toán NSNN địa phƣơng hàng năm tuân thủ quy định của Nhà nƣớc.

+ Đảm bảo việc sử dụng kinh phí SNMT đúng nội dung.

+ Đảm bảo các kết quả của việc sử dụng kinh phí SNMT đều góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trƣờng hàng năm của địa phƣơng.

Để đánh giá các mục tiêu của công tác quản lý nguồn KPSNMT, cần có các tiêu chí đánh giá nhƣ sau:

Bảng 1.3: Bảng các tiêu chí đánh giá mục tiêu quản lý kinh phí SNMT STT Nội dung mục tiêu Tiêu chí đánh giá Tiêu chuẩn đánh giá

1

Đảm bảo tỷ lệ kinh phí SNMT trong tổng dự toán NSNN địa phƣơng hàng năm tuân thủ quy định của Nhà nƣớc - Tiêu chí 1: Tỷ lệ kinh phí SNMT trong tổng dự toán NSNN địa phƣơng hàng năm - Quy định về tỷ lệ này của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ

2

Đảm bảo việc sử dụng kinh phí SNMT đúng nội dung

- Tiêu chí 2: Nội dung của các nhiệm vụ, dự án sử dụng kinh phí SNMT - Đúng nội dung sử dụng kinh phí SNMT theo quy định của Nhà nƣớc 3 Đảm bảo các kết quả của việc sử dụng kinh phí SNMT đều góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trƣờng hàng năm của địa phƣơng

- Tiêu chí 3: Mục tiêu của từng nhiệm vụ, dự án sử dụng kinh phí SNMT - Phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng hàng năm - Tiêu chí 4: Tỷ trọng cơ cấu kinh phí của các nhiệm vụ, dự án sử dụng kinh phí SNMT

- Phù hợp với mức độ ƣu tiên của các mục tiêu bảo vệ môi trƣờng hàng năm

(Nguồn: theo quy định tại Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT)

+ Tiêu chí 1: Tỷ lệ kinh phí SNMT trong tổng dự toán NSNN địa phƣơng

hàng năm, tỷ lệ này đƣợc áp dụng theo quy định của nhà nƣớc trong từng giai đọạn Từ năm 2006 trở về trƣớc ngân sách nhà nƣớc không cho mục chi riêng cho hoạt động sự nghiệp môi trƣờng vì vậy tỷ lệ kinh phí SNMT trong tổng sự toán NSNN địa phƣơng là 0%

Bắt đầu từ năm 2006, ngân sách nhà nƣớc đã dành 1% tổng chi ngân sách địa phƣơng hàng năm cho khoản mục sự nghiệp môi trƣờng (theo nghị định số 41 – NQ/TW của Bộ chính trị). Việc quản lý kinh phí SNMT đƣợc thực hiện theo các quy định tại thông tƣ liên tịch số 45/2010/TTLT – BTC – BTNMT

Hiện nay, chi thƣờng xuyên cho hoạt động sự nghiệp môi trƣờng đƣợc dự toán trên cơ sở tỷ lệ % so với tổng chi NSNN ở từng địa phƣơng (không dƣới 1%). Nguồn kinh phí này đƣợc trích từ ngân sách trung ƣơng 15% và ngân sách địa phuonwg 85%

+ Tiêu chí 2: Nội dung của các nhiệm vụ, dự án sử dụng kinh phí SNMT. Các

nội dung và nhiệm vụ này đƣợc quy định tai thông tƣ liên tịch số 45/2010/TTLT – BTC – BTNMT, theo đó các nội dung chi KPSNMT tại cấp tỉnh đƣợc nêu cụ thể nhƣ sau:

(1) Đảm bảo hoạt động của hệ thống quan trắc và phân tích môi trƣờng theo Quyếtđịnh số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc

phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lƣới quan trắc tài nguyên và môi trƣờng quốc gia đến năm 2020 do các cơ quan, đơn vị địa phƣơng quản lý (bao gồm cả mạng lƣới trạm quan trắc và phân tích môi trƣờng); thực hiện các chƣơng trình quan trắc hiện trạng môi trƣờng, các tác động đối với môi trƣờng của địa phƣơng.

(2) Hỗ trợ các nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng theo dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm các nội dung: xây dựng dự án, điều tra khảo sát,đánh giá tình hìnhô nhiễm, thực hiệnxử lý ô nhiễm môi trƣờng, mua bản quyền công nghệ xử lý chất thải (nếu có), kiểm tra, nghiệm thu dựán:

- Dự án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng thuộc khu vực công ích do địa phƣơng quản lý (đối với dự án có tính chất chi sự nghiệp bố trí từ nguồn KPSNMT) thuộc danh mục dựán theoQuyết định số 64/2003/QĐ- TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng; Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nƣớc nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trƣờng cho một số đối tƣợng thuộc khu vực công ích.

- Thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải ởđịa bànđịa phƣơng quản lý. Vận hành hoạtđộng các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh.

- Dự án xử lý chất thải cho một số bệnh viện, cơ sở y tế, trƣờng học, các cơ sở giam giữ của nhà nƣớc do địa phƣơng quản lý không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp.

- Các dự án, đề án về bảo vệ môi trƣờng bố trí từ nguồn KPSNMT theo quyếtđịnh của cấp có thẩm quyền.

(3) Quản lý các công trình vệ sinh công cộng; hỗ trợ trang bị thiết bị, phƣơng tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trƣờngở khu dân cƣ, nơi công cộng.

(4) Thực hiện phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trƣờng địa phƣơng; bao gồm hỗ trợ trang thiết bị và hoạt động về ứng cứu các sự cố môi trƣờng; hỗ trợ xử lý môi trƣờng sau sự cố môi trƣờng.

(5) Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên của Nhà nƣớc; quản lý cơ sở chăm sóc, nuôi dƣỡng, nhân giống một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng do địa phƣơng quản lý.

(6) Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trƣờng địa phƣơng (bao gồm thu thập, xử lý và trao đổi thông tin); hệ thống thông tin cảnh báo môi trƣờng cộng đồng.

(7) Báo cáo môi trƣờng định kỳ và đột xuất; thẩm định báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc củađịa phƣơng.

(8) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trƣờngởđịa phƣơng; xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trƣờng.

(9) Hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng tạiđịa phƣơng.

(10) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật về môi trƣờng; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trƣờng.

(11) Chi giải thƣởng, khen thƣởng về bảo vệ môi trƣờng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp trong nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định.

(12) Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng thƣờng trực về bảo vệ môi trƣờngđƣợc cấp có thẩm quyền quyếtđịnh; vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trƣờng (nếu có).

(13) Hỗ trợ Quỹ Bảo vệ môi trƣờng củađịa phƣơng (nếu có). (14) Xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trƣờng.

(15) Các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng.Việc phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trƣờng nêu trên của ngân sáchđịa phƣơng cho các cấp ngân sách ở địa phƣơng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

+ Tiêu chí 3: Mục tiêu của từng nhiệm vụ, dự án sử dụng kinh phí SNMT, đây

chí này dựa trên cơ sở sự phù hợp của công tác sử dụng KPSNMT với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng hàng năm của tỉnh. Việc đánh giá chỉ tiêu này,

Nếu xét về mức độ đạt đƣợc tiêu chí thứ 3 này phải dựa theo đề cƣơng hƣớng dẫn lập kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trƣờng hàng năm trong từng giai đoạn của từng tỉnh, phần kế hoạch bảo vệ môi trƣờngphải nêu rõ các nhiệm vụ cần thực hiện trên các lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đối với từng thời kỳ, từ đó mới xác định đƣợc các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể. Vì vậy, mới có thể đánh giá mức độ đạt đƣợc tiêu chí này.

+ Tiêu chí 4: Tỷ trọng cơ cấu kinh phí của các nhiệm vụ, dự án sử dụng

KPSNMT, tƣơng tự nhƣ tiêu chí 3, tiêu chí này cũng là một tiêu chí khá khó để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường ở tỉnh hải dương (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)