Giới thiệu về tỉnh Hải Dƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường ở tỉnh hải dương (Trang 60 - 62)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu về tỉnh Hải Dƣơng

3.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Hải Dƣơng có tọa độ địa lý từ 20036‟ đến 21015‟ vĩ độ Bắc và từ 106006‟ đến 106036‟ kinh độ Đông, tiếp giáp với 6 tỉnh thành: Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang; Phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; Phía Đông giáp thành phố Hải Phòng; Phía Tây giáp tỉnh Hƣng Yên.

Hiện nay tỉnh Hải Dƣơng có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Hải Dƣơng, thị xã Chí Linh và 10 huyện với tổng diện tích tự nhiên khoảng 165.598 ha, dân số ƣớc tính năm 2014 là 1.763 nghìn ngƣời, mật độ dân số bình quân 1.065 ngƣời/km2.

Trong địa bàn tỉnh có một số tuyến giao thông quan trọng chạy qua nhƣ Quốc lộ 5 nối Hà Nội – Hải Phòng, Quốc lộ 18 nối Hà Nội-Bắc Ninh-Quảng Ninh. Vì vậy, Hải Dƣơng có vị trí khá thuận lợi, nhiều tiềm năng cho sự phát triển kinh tế liên vùng của tỉnh.

3.1.2 Địa hình

Hải Dƣơng khá bằng phẳng, nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chia thành 2 vùng chủ yếu: Vùng đồi núi: Nằm ở phía Bắc của tỉnh, gồm 13 xã thuộc Thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn (chiếm khoảng 10% diện

tích tự nhiên toàn tỉnh). Vùng đồng bằng: Chiếm khoảng 90% diện tích tự nhiên,

gồm 9 huyện và thành phố Hải Dƣơng.

3.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

- Khí hậu: Khí hậu tỉnh Hải Dƣơng mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lƣợng mƣa trung bình từ 1300 đến 1700 mm, tập trung nhiều vào tháng 6,7,8. Mùa hè có lƣợng mƣa chiếm 75 đến 80% lƣợng mƣa hàng năm. Độ ẩm dao động từ 85% đến 90%. Nhiệt độ trung bình năm 23,40

C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, tháng 2 (13-150C), cao nhất vào tháng 6,7 (30 đến 330C).

Luộc, sông Kinh Thầy…với tổng số khoảng 500km sông lớn và trên 2000km sông nhỏ.

3.1.4 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên nƣớc

- Tài nguyên nƣớc mặt: Tài nguyên nƣớc mặt tại Hải Dƣơng khá dồi dào phong phú. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên đầy tiềm năng của tỉnh về cấp nƣớc sinh hoạt, tƣới tiêu nông nghiệp, giao thông, thủy sản, bồi đắp lƣợng phù sa lớn cho ruộng đồng của tỉnh và giúp cân bằng về môi trƣờng tại địa phƣơng.

- Tài nguyên nƣớc ngầm: Nƣớc ngầm của Hải Dƣơng chủ yếu nằm trong tầng chứa nƣớc có độ sâu khai thác phổ biến từ 40 đến 120 m, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt.

b. Tài nguyên đất

Toàn tỉnh có 138.800 ha đất phù sa sông Thái Bình có xen phần nhỏ phù sa sông Hồng, chiếm khoảng 90% diện tích đất tự nhiên. Phần còn lại là đất đồi núi phân bố ở phía Bắc tỉnh thuộc thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn. Đất đai vùng đồng bằng do phù sa bồi đắp nên tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp toàn diện. Đất đồi có đặc điểm tầng đất mỏng, chất hữu cơ ít và nghèo dinh dƣỡng, chỉ phù hợp để phát triển các cây ăn quả nhƣ dứa, vải, cam, quýt, cây công nghiệp nhƣ chè, trồng rừng hay chăn nuôi đại gia súc.

c. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Hải Dƣơng tuy không đa dạng về chủng loại nhƣng có trữ lƣợng khá lớn, chất lƣợng tốt, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Đá vôi tập trung ở Kinh Môn có trữ lƣợng 200 triệu tấn; cao lanh (Chí Linh, Kinh Môn) trữ lƣợng 40 vạn tấn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất sành sứ; sét chịu lửa (Chí Linh) có trữ lƣợng 8 triệu tấn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất gạch chịu lửa; bô xít (Lỗ Sơn) có trữ lƣợng khoảng 151 ngàn tấn; quặng thủy ngân (Trại Gạo) trữ lƣợng 110 triệu tấn; cát xây dựng nằm ven sông và dƣới lòng sông cung cấp hàng ngàn m3 cát/năm; nƣớc khoáng nóng tại xã Thạch Khôi…

d. Tài nguyên rừng và hệ sinh thái

- Rừng: Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2005 diện tích rừng có khoảng gần 9000 ha (chiếm 5,5% tổng diện tích tự nhiên). Đến năm 2015, diện tích rừng có khoảng gần 11.300 ha (chiếm 6,8% diện tích đất tự

nhiên toàn tỉnh). Tuy nhiên, Hải Dƣơng vẫn nằm trong nhóm các tỉnh có diện tích

che phủ rừng thấp nhất quốc gia. Rừng có trữ lƣợng gỗ không lớn và thảm thực vật còn rất ít, chƣa khép tán.

- Hệ sinh thái: Sau một thời gian dài khai thác quá mức và sắn bắn vừa bãi, rừng tại Hải Dƣơng bị suy giảm diện tích và chất lƣợng, kéo theo mức độ đa dạng sinh học trong khu vực cũng bị giảm sút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường ở tỉnh hải dương (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)