Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý KPSNMT tại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường ở tỉnh hải dương (Trang 53 - 55)

4. Kết cấu của đề tài

1.3 Cơ sở thực tiễn

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý KPSNMT tại tỉnh

Hải Dương

Là một tỉnh có nền kinh tế công nghiệp đang ngày càng phát triển, các khu công nghiệp mọc lên nhanh chóng, kèm theo đó là hệ lụy về ô nhiễm môi trƣờng, ô nhiễm nguồn nƣớc ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đới sống của ngƣời dân. Với tình hình thực tế nhƣ vậy, bằng việc học hỏi kinh nghiệm một số địa phƣơng trong nƣớc về công tác quản lý KPSNMT, tỉnh Hải Dƣơng cũng đã tự xây dựng đƣợc cho mình những bài học cần thiết để nâng cao năng lực quản lý nguồn KPSNMT trên địa bàn tỉnh, cụ thể những bài học đó là:

- Trong những năm gần đây, tỉnh dành nhiều tỷ đồng nguồn phí bảo vệ môi trƣờng từ hoạt động sản xuất công nghiệp để đầu tƣ các công trình bảo vệ môi trƣờng. Nguồn thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn đƣợc bố trí để sử dụng vào việc phòng ngừa, hạn chế các tác động tiêu cực đối với môi trƣờng và dân sinh tại các địa phƣơng có các khu công nghiệp.

- Đặc biệt, trong hai năm 2013 và 2014, các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh đã chu trọng ƣu tiên hàng đầu cho các công trình nạo vét, xây kè và các công trình cải tạo môi trƣờng sống tại các khu dân cƣ. Cùng với đó, những công trình đƣợc đầu tƣ từ nguồn kinh phí BVMT đối với hoạt động sản xuất công nghiệp nhƣ: Cải tạo, nạo vét sông Văn Úc, nạo vét xây kè chống xói lở dòng sông Rạng, xây dựng hồ sông Cầu đã phát huy hiệu quả thiết thực tạo cảnh quan môi trƣờng khang trang, sạch sẽ tại các khu dân cƣ.

- Tỉnh Hải Dƣơng không chỉ ƣu tiên phân bổ KPSNMT hàng năm đúng theo quy định, tỉnh còn quan tâm chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; việc quản lý và sử dụng kinh phí làm cơ sở đánh giá hiệu quả ngân sách sự nghiệp môi trƣờng của tỉnh.

- Trong các năm qua, tỉnh luôn chú trọng sử dụng đúng quy định Nguồn KPSNMT từ đó đáp ứng kịp thời các yêu cầu về BVMT của tỉnh, bƣớc đầu mang lại một số kết quả thiết thực. Cụ thể là tình trạng ô nhiễm môi trƣờng từng bƣớc

đƣợc cải thiện, ý thức ngƣời dân về bảo vệ môi trƣờng ngày càng đƣợc nâng cao; công tác ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm đƣợc tăng cƣờng, chủ động kiểm soát chặt chẽ hơn.

- Tỉnh đã bố trí, triển khai công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thƣờng xuyên rộng khắp, số lƣợng các cơ sở tiến hành kiểm tra, giám sát chiếm tỷ lệ lớn so với toàn bộ các cơ sở hoạt động trên địa bàn tỉnh.

- Trong công tác quản lý KPSNMT tỉnh đã ƣu tiên quản lý các công trình vệ sinh công cộng, hỗ trợ trang thiết bị, phƣơng tiện thu gom rác thải sinh hoạt; Thực hiện phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trƣờng địa phƣơng; quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh; Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trƣờng địa phƣơng

Với việc áp dụng các kinh nghiệm trên vào công tác quản lý KPSNMT, công tác này của tỉnh đã thu đƣợc nhiều hiệu quả bƣớc đầu và từng bƣớc nâng cao nhận thức của ngƣời dân trên địa bàn tỉnh về công tác bảo vệ môi trƣờng. Từ đó công tác quản lý nguồn KPSNMT đạt đƣợc nhiều chất lƣợng và kết quả theo nhƣ mong đợi của các cơ quan chức năng tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường ở tỉnh hải dương (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)