Công tác thanh tra, kiểm tra sử dụng nguồn KPSNMT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường ở tỉnh hải dương (Trang 84 - 90)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Nội dung của công tác quản lý KPSNMT

3.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra sử dụng nguồn KPSNMT

Việc kiểm tra chủ yếu do Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và Sở Tài chính (2 cơ

quan được UBND tỉnh giao nhiệm vụ kiểm tra) thực hiện. Có nhiệm vụ UBND tỉnh

chỉ giao cho Sở Tài chính kiểm tra, giám sát trong trƣờng hợp Sở Tài chính chủ động trình UBND tỉnh phân bổ kinh phí. Còn thông thƣờng, Sở Tài nguyên và Môi

Đối tƣợng kiểm tra hiện nay mới chỉ là các dự án, đề tài, nhiệm vụ do các đơn vị cấp tỉnh chủ trì thực hiện đƣợc phân bổ kinh phí SNMT cấp tỉnh hoặc các nhiệm vụ, dự án thuộc cấp huyện, cấp xã quản lý nhƣng đƣợc hỗ trợ từ kinh phí SNMT cấp tỉnh. Việc kiểm tra đối với UBND cấp huyện và cấp xã về quản lý, sử dụng kinh phí SNMT chƣa đƣợc thực hiện trong thời gian vừa qua.

Về hình thức kiểm tra, có 2 hình thức là kiểm tra thƣờng xuyên và kiểm tra đột xuất. Kiểm tra thƣờng xuyên đƣợc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng chủ động tiến hành cùng với việc đôn đốc, hƣớng dẫn các đơn vị chủ trì đề tài, dự án, nhiệm vụ của cấp tỉnh trong quá trình thực hiện. Qua công tác kiểm tra thƣờng xuyên nhận thấy nhìn chung các đơn vị đƣợc phân bổ kinh phí đã sử dụng kinh phí đúng mục đích và dự toán đã đề ra.

Trong khi đó, kiểm tra đột xuất thƣờng áp dụng đối với các nhiệm vụ, dự án đƣợc hỗ trợ từ kinh phí SNMT cấp tỉnh do UBND cấp huyện, UBND cấp xã chủ trì thực hiện. Trong giai đoạn 2011-2015, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan kiểm tra đột xuất đối với 3 dự án, đề tài, nhiệm vụ bao gồm:

- Nhiệm vụ hỗ trợ kinh phí xây dựng các bãi rác hợp vệ sinh tại các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh (mỗi xã 500 triệu đồng), do UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tƣ. Năm 2011, hỗ trợ cho 97 xã, thị trấn để xây dựng 115 bãi rác. Năm 2012, hỗ trợ thêm cho 7 xã để xây dựng 9 bãi rác.

- Dự án "Xây dựng và vận hành hệ thống bể chứa rác thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng", do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tƣ với quy mô xây dựng 1.160 bể chứa rác thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại 58 xã xây dựng nông thôn mới, tổng mức đầu tƣ 4.780,187 triệu đồng.

- Nhiệm vụ hỗ trợ Kế hoạch khung tổ chức xử lý rơm rạ dƣ thừa sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ bằng chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2011-2015. Tổng kinh phí đƣợc duyệt 5 năm là 229.572,8 triệu đồng. Trong đó: nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học 1.780 triệu đồng, kinh phí SNMT 44.000 triệu đồng, kinh phí do các hộ nông dân đóng góp 183.792,8 triệu đồng.

Tại tỉnh Hải Dƣơng hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra thực hiện theo đúng quy định về kiểm tra theo hình thức định kỳ và đột xuất, nhằm bảo đảm sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả. Kết quả kiểm tra đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng dƣới đây:

Bảng 3.8: Công tác thanh tra, kiểm tra sử dụng nguồn KPSNMT

Nhóm Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Đơn vị Tỷ lệ Đơn vị Tỷ lệ Số lƣợt thanh tra Số lƣợt kiểm tra đột xuất 13 14 11 1 7,7% -3 -21,4% Số lƣợt kiểm tra định kỳ 7 8 7 1 14,3% -1 -12,5% Các sai sót phát hiện Sử dụng nguồn KPSNMT không đúng mục đích 9 11 13 2 22,2% 2 18,2%

Khoản chi không

phù hợp 12 18 21 6 50,0% 3 16,7%

(Nguồn: Số liệu thống kế tại Sở Tài chính tỉnh Hải Dương)

Qua bảng số liệu cho thấy, công tác kiểm tra, thanh tra sử dụng nguồn KPSNMT đã có hiệu quả tƣơng đối tốt với số lƣợt kiểm tra tăng lên cũng phát hiện đƣợc nhiều những sai sót của các địa phƣơng. Đặc biệt trong những năm gần đây, Sở Tài chính tỉnh Hải Dƣơng đề cao công tác kiểm tra đột xuất thay vì kiểm tra định kỳ, với số lƣợt kiểm tra đột xuất tăng lên khiến các địa phƣơng không kịp che dấu những sai phạm mà mình mắc phải.

Trong năm 2012, Sở Tài chính tỉnh Hải Dƣơng đã tiến hành kiểm tra đột xuất 13 lƣợt và kiểm tra định kỳ 7 lƣợt đồng thời phát hiện đƣợc 21 sai phạm, năm 2013, tiến hành 14 lƣợt kiểm tra đột xuất và 8 lƣợt kiểm tra định kỳ phát hiện 29 sai

lƣợt kiểm tra định kỳ phát hiện tất cả 34 sai phạm. Qua đây cho thấy số sai phạm của các địa phƣơng ngày càng nhiều, đó là nhờ công tác đẩy mạnh kiểm tra đột xuất của Sở Tài chính. Với việc phát hiện các sai phạm này đã giúp Sở Tài chính tỉnh tiết kiệm đƣợc những khoản kinh phí bất hợp lý mà các địa phƣơng cố tình gian lận. Trong các sai phạm mà các địa phƣơng mắc phải thì sai phạm về sử dụng kinh phí không phù hợp chiếm chủ yếu với 12 lỗi sai phạm năm 2012, 18 lỗi sai phạm năm 2013 và 21 lỗi sai phạm năm 2014. Với số lỗi sai phạm ngày càng tăng chứng tỏ nhận thức của các đơn vị về sử dụng KPSNMT chƣa đúng đắn và chính xác. Bên cạnh đó, nếu xét về phía cơ quan tài chính thì công tác thanh tra kiểm tra vẫn chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mức, bởi nguồn KPSNMT chiếm một tỷ lệ nhỏ của đơn vị trong tổng cân đối thu chi ngân sách nhà nƣớc, vì vậy trong quá trình thanh tra kiểm tra, cán bộ tài chính vẫn còn xem nhẹ và chƣa thực sự chú trọng và một số cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn dễ dãi trong công tác này. Khi phát hiện nguồn KPSNMT chƣa đƣợc sử dụng đúng mục đích thì cán bộ tài chính vẫn chƣa có sự cƣơng quyết cao, dễ dàng chấp nhận cho đơn vị quyết toán số tiền chi không đúng chế độ và nội dung đƣợc duyệt, chƣa yêu cầu đơn vị sử dụng dự toán chi thống kê chi tiết về các nội dung chi nhƣ đã quy định trong dự toán. Cụ thể, năm 2013 một số khoản chi không có chứng từ, không có bảng kê chi tiết đối với nguồn kinh phí sự nghiệp môi trƣờng của thị trấn Kẻ Sặt nhƣng vẫn đƣợc đƣa vào quyết toán. Điều này đã làm nguồn KPSNMT bị lạm dụng và sử dụng sang mục đích khác hoặc không sử dụng hết sẽ dẫn đến thất thoát nguồn KPSNMT.

Nhƣ vậy, qua công tác kiểm tra, thanh tra sử dụng nguồn vốn KPSNMT của các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng do Sở Tài chính tiến hành đã phát hiện đƣợc rất nhiều sai phạm cần xử lý.Trƣớc tình hình này, Sở Tài chính cần tăng cƣờng công tác kiểm tra hơn nữa đặc biệt là kiểm tra đột xuất để xử lý kịp thời các sai phạm hạn chế thất thoát nguồn KPSNMT, bên cạnh đó sở cũng cần tiến hành tổ chức các lớp đào tạo, tấp huấn cho cơ quan môi trƣờng cấp huyện để họ hiểu rõ hơn các quy định về nguồn vốn ngân sách để tối thiểu hóa các sai phạm xảy ra nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng KPSNMT toàn tỉnh Hải Dƣơng. Qua đây,

cũng thể hiện việc thiếu phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dƣơng và thiếu sự theo dõi sát sao tình hình sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trƣờng của các huyện trên địa bàn tỉnh.

Để đánh giá hiệu quả của công tác này một cách khách quan, tác giả đã lấy ý kiến đánh giá của các cán bộ Sở Tài chính và cơ quan môi trƣờng địa phƣơng, kết quả đánh giá đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng dƣới đây:

Bảng 3.9: Đánh giá về công tác thanh tra kiểm tra nguồn KPSNMT

Nhân tố Câu hỏi

Điểm đánh giá của các cán bộ Sở Tài chính Điểm đánh giá của cơ quan môi trƣờng địa phƣơng Công tác kiểm tra, giám sát

Hoạt động kiểm tra đối với việc quản lý, sử dụng KPSNMT đƣợc chú trọng đối với cả cấp huyện và xã

2,93 2,87

Tần suất kiểm tra thƣờng xuyên và kiểm tra đột xuất đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên, kịp thời

3,11 2,97

Công tác giám sát đƣợc chú trọng ở tất cả

các khâu của nội dung quản lý KPSNMT. 3,33 3,27 Sự phối hợp giữa các cơ quan thanh tra

(Thanh tra nhà nƣớc, thanh tra tài chính, thanh tra TNMT) là nhịp nhàng đảm bảo đƣợc phát hiện các sai sót trong công tác sử dụng kinh phí SNMT

3,03 2,89

(Nguồn: Số liệu tác giả tự điều tra thu thập)

Qua kết quả đánh giá của cán bộ Sở Tài chính và các cơ quan môi trƣờng địa phƣơng nhận thấy công tác kiểm tra, giám sát của đội ngũ cán bộ Sở Tài chính chƣa thật sự hiệu quả. Điều này thể hiện ở các chỉ tiêu đánh giá của nội dung này đạt số điểm đánh giá rất thấp cụ thể nhƣ sau:

Chỉ tiêu hoạt động kiểm tra đối với việc quản lý, sử dụng KPSNMT đƣợc chú trọng đối với cả cấp huyện và xã đạt đƣợc mức điểm trung bình là 2,93 điểm với đánh giá của cán bộ Sở Tài chính và 2,87 điểm đối với đánh giá của các đơn vị khác. Mức điểm này đã phản ánh phần nào công tác kiểm tra đối với việc quản lý KPSNMT ở cấp huyện và xã chƣa đƣợc quan tâm chú trọng. Thực chất, nguồn KPSNMT chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi ngân sách nên công tác kiểm tra hoạt động sử dụng KPSNMT vẫn chƣa thực sự đƣợc quan tâm chú trọng.

Chỉ tiêu, tần suất kiểm tra thƣờng xuyên và kiểm tra đột xuất đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên, kịp thời cũng đạt đƣợc mức điểm trung bình thấp. Mức điểm trung bình cho chỉ tiêu này là 3,11 điểm với đánh giá của cán bộ Sở Tài chính và 2,97 điểm đối với đánh giá của các cán bộ liên quan.

Chỉ tiêu, công tác giám sát đƣợc chú trọng ở tất cả các khâu của nội dung quản lý KPSNMT tại các địa phƣơng đạt đƣợc mức điểm trung bình là 3,33 điểm đối với đánh giá của cán bộ Sở Tài chính và 3,27 điểm đối với đánh giá của các đơn vị liên quan. Mặc dù mức điểm đánh giá của chỉ tiêu này cao hơn các chỉ tiêu khác những cũng cho thấy cán bộ Sở Tài chính chƣa thực sự quan tâm đến công tác này.

Chỉ tiêu sự phối hợp giữa các cơ quan thanh tra (Thanh tra nhà nƣớc, thanh tra tài chính, thanh tra TNMT) là nhịp nhàng đảm bảo đƣợc phát hiện các sai sót trong công tác sử dụng kinh phí SNMT cũng chỉ đạt đƣợc mức điểm rất thấp. Mức điểm trung bình cho chỉ tiêu này là 3,03 điểm và 2,89 điểm lần lƣợt là đánh giá của cán bộ tài chính và cán bộ các đơn vị liên quan.

Nhƣ vậy, qua việc phỏng vấn lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ cán bộ Sở Tài chính tỉnh Hải Dƣơng và các cơ quan môi trƣờng trên địa bàn tỉnh nhận thấy công tác kiểm tra, kiểm soát của tỉnh còn gặp phải rất nhiều bất cập và hạn chế cụ thế là công tác kiểm tra, kiểm soát của đội ngũ cán bộ chƣa mang lại hiệu quả cao, đồng thời đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác kiểm tra, kiểm soát của tỉnh chƣa thực công bằng và chính trực trên nhiệm vụ công tác. Những hạn chế này cần khắc phục nhanh chóng để công tác quản lý nguồn KPSNMT đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường ở tỉnh hải dương (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)