vực phòng cháy, chữa cháy
1.3.1. Mục tiêu
Một là, làm cho bộ máy hành chính Nhà nƣớc hoạt động có hiệu lực và
ai là, tạo động lực khuyến khích các cơ quan hành chính và sự nghiệp tích cực chủ động tự xác định số biên chế cần có, sắp xếp, tổ chức và phân công lao động hợp lý, nâng cao chất lƣợng công việc, sử dụng kinh phí với hiệu quả cao, hạn chế những đòi hỏi về tăng biên chế và chi phí hành chính.
Ba là, nêu cao ý thức tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí và
tăng cƣờng đấu tranh chống các hiện tƣợng lãng phí, tham ô.
Bốn là, tạo điều kiện để ngƣời lao động phát huy khả năng, nâng cao
chất lƣợng công tác và tăng thu nhập vật chất cho tập thể và cá nhân.
1.3.2. Nội dung
Tài chính công gồm nhiều bộ phận: Ngân sách Nhà nƣớc; Dự trữ Nhà nƣớc; Tín dụng Nhà nƣớc; Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc; Tài chính các đơn vị sự nghiệp Nhà nƣớc...
Hoạt động tài chính công là hoạt động thu chi của các bộ phận, các quỹ trong hệ thống tài chính công. Quản lý tài chính công là quản lý quá trình thu, chi và bảo đảm sự cân đối thu - chi tài chính công của Nhà nƣớc.
Thứ nhất, quản lý quá trình thu của Nhà nƣớc: Thu tài chính công đƣợc
thực hiện dƣới nhiều hình thức. Đối với ngân sách nhà nƣớc, thuế là nguồn thu chủ yếu, mang tính chất bắt buộc, sau nữa là các khoản thu khác nhƣ phí, lệ phí, bán tài sản Nhà nƣớc, vay nợ trong và ngoài nƣớc... Đối với các quỹ tài chính Nhà nƣớc ngoài ngân sách, các khoản thu, có thể một phần lấy từ ngân sách Nhà nƣớc, một phần do các tổ chức và nhân dân đóng góp. Quản lý quá trình thu tài chính nhà nƣớc chính là quản lý quá trình thực hiện các khoản thu đó.
Yêu cầu cơ bản quản lý quá trình thu tài chính công bao gồm:
- Bảo đảm tập trung đầy đủ, kịp thời một bộ phận nguồn lực tài chính quốc gia vào tay Nhà nƣớc để phục vụ cho việc chi tiêu của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ.
- Bảo đảm yêu cầu công bằng xã hội.
Thứ hai, quản lý quá trình chi của Nhà nƣớc: Chi tài chính công là quá
trình Nhà nƣớc sử dụng nguồn tài chính đã tập trung đƣợc vào ngân sách nhà nƣớc và các quỹ tài chính công khác để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Chi tài chính công có quy mô và mức độ lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, ở tất cả các địa phƣơng và các cơ quan nhà nƣớc, vừa mang tính chất không hoàn trả trực tiếp.
Xét trên phƣơng diện quỹ, quản lý chi tài chính công bao gồm: quản lý chi ngân sách nhà nƣớc và quản lý chi tiêu của các quỹ tài chính công khác.
Phù hợp với cách phân loại chi ngân sách nhà nƣớc của Luật ngân sách nhà nƣớc.
Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc bao gồm: Quản lý các khoản chi thƣờng xuyên; Quản lý các khoản chi đầu tƣ phát triển; Quản lý các khoản chi trả nợ gốc do nhà nƣớc vay; Quản lý chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính...
Các yêu cầu cơ bản đối với quản lý chi tiêu tài chính công:
- Bảo đảm cung cấp các nguồn tài chính cần thiết, kịp thời để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc.
- Quản lý các khoản chi phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
- Gắn liền việc quản lý các khoản chi của nhà nƣớc với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Để thực hiện tốt các yêu cầu trên đây, cần phải sử dụng những công cụ và biện pháp quản lý phù hợp. Cần xây dựng đƣợc một chính sách, chế độ chi tiêu đúng đắn, hệ thống các định mức hợp lý, quy trình cấp phát thanh toán chặt chẽ, khoa học, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán...
Thứ ba, quản lý cân đối thu chi tài chính công: Thu là tiền đề và giới
đƣợc xem xét trong quan hệ tài chính và kinh tế, giữa khả năng cung cấp nguồn lực tài chính của nền kinh tế cho nhà nƣớc và nhu cầu chi tiêu thực hiện nhiệm vụ của đất nƣớc.
Hoạt động thu chi tài chính công gắn liền với các khâu của tái sản xuất xã hội. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng trƣởng cao và bền vững, tỷ lệ lạm phát vừa phải thì khả năng cân đối thu chi tài chính công thuận lợi. Ngƣợc lại, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, suy thoái thì khó đảm bảo cân đối thu chi tài chính công.
Hệ thống chính sách kinh tế xã hội cũng có tác động lớn đến cân đối thu chi tài chính công. Các chính sách đúng đắn có tác động đến kinh tế - xã hội và dựa trên khả năng của tài chính quốc gia thì thực hiện cân đối thu chi tài chính công thuận lợi. Ngƣợc lại, hệ thống chính sách không phù hợp thực tế khách quan có thể gây ra khó khăn cho nền kinh tế và việc thực hiện cân đối tài chính công.
Để thực hiện cân đối thu chi tài chính công, cơ bản vẫn là phải bảo đảm phát triển kinh tế. Riêng về mặt tài chính, cần có biện pháp tích cực ngay từ khâu lập kế hoạch cho đến thực hiện kế hoạch thu, chi. Cần thực hiện thu, nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu của nhà nƣớc, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi đảm bảo vừa tiết kiệm vừa hiệu quả, chi phải trên cơ sở thu, hụt kế hoạch thu thì phải giảm chi tƣơng ứng, xây dựng kế hoạch chi có khoản dự phòng, hình thành quỹ dự trữ tài chính Nhà nƣớc...
Sau khi sử dụng tất cả các biện pháp về kinh tế, tài chính, nếu thu vẫn không đủ chi thì biện pháp thích hợp nhất là vay nợ trong nƣớc, sau nữa là vay nợ nƣớc ngoài.
1.3.3. Công cụ
Để thực hiện quản lý các nguồn tài chính công, Nhà nƣớc sử dụng hệ thống các công cụ sau đây:
Một là, hệ thống pháp luật: nó bao gồm các văn bản pháp luật liên quan đến tài chính công. Nó quy định các điều kiện, chuẩn mực pháp lý cho hoạt động tài chính công. Hệ thống pháp luật cần đƣợc đổi mới thƣờng xuyên cho phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế xã hội đất nƣớc trong từng giai đoạn.
ai là, công tác kế hoạch hoá: kế hoạch hóa có vị trí quan trọng đặc
biệt trong quản lý tài chính công. Với công cụ kế hoạch hoá một mặt hoạch định xu thế vận động phát triển của tài chính công. Mặt khác, bảo đảm cho các khoản thu, chi của tài chính công đƣợc bảo đảm. Nhà nƣớc thông qua kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch ngân sách, chủ động khai thác nguồn thu tạo lập sự cân đối hợp lý với các khoản chi tài chính. Kế hoạch hoá là không thể thiếu đƣợc trong quản lý đất nƣớc nói chung và đặc biệt là quản lý tài chính công.
Ba là, hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kích thích việc khai
thác nguồn thu đồng thời bảo đảm chi đƣợc thực hiện một cách tiết kiệm.
Bốn là, hệ thống thanh tra, kiểm tra, kế toán, kiểm toán: hệ thống công
cụ này cho phép chủ động ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực về tài chính trong thu chi tài chính công. Đồng thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi sai trái, tiêu cực trong quản lý tài chính công. Cần coi việc thanh tra tài chính, kiểm toán... là hoạt động thƣờng xuyên trong quản lý tài chính công.
Năm là, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý tài chính công: tổ chức và con ngƣời bao giờ cũng là công cụ quan trọng trong quản lý. Hệ thống tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ cho phép sự phối hợp nhịp nhàng trong quản lý. Năng lực cán bộ là yếu tố quyết định trong quản lý nói chung và quản lý tài chính công nói riêng. Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề này trong đổi mới cải cách nền hành chính quốc gia.
Trong quản lý tài chính công, hệ thống các công cụ trên phải đồng bộ và đƣợc vận dụng một cách tổng hợp tạo nên sự bổ sung, kết hợp hài hòa,
không đƣợc coi nhẹ công cụ nào. Đó là cơ sở nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý tài chính công.