Các nguồn tài chính cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại Cục Cảnh sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Trang 60 - 73)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam

3.1.4. Các nguồn tài chính cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại Cục Cảnh sát

sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ trong thời gian qua

Hàng năm, Nhà nƣớc đều bố trí ngân sách cho lĩnh vực PCCC, trong đó bao gồm cả ngân sách Trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng. Bộ Công an là đơn vị quản lý và cung cấp nguồn tài chính chủ yếu cho các đơn vị thuộc Bộ Công an, trong đó Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đƣợc thụ hƣởng kinh phí từ ngân sách cho lĩnh vực PCCC. Theo thống kê tại bảng 3.2 cho thấy, các nguồn tài chính cho Cục Cảnh sát PCCC và CNCH trong ba năm (2015 - 2017) nhƣ sau:

Về cơ chế quản lý, thì kinh phí cho lĩnh vực PCCC từ ngân sách nhà nƣớc đƣợc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc số 83/2015/QH13 ban hành ngày 25/06/2015; Nghị định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nƣớc; Thông tƣ 342/2016/TT-BTC quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nƣớc; Thông tƣ số 55/2017/TT-BTC ngày 19/5/2017 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nƣớc đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hộivà một số văn bản khác.

Nguồn ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động PCCC chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tài chính cho hoạt động PCCC của lực lƣợng PCCC. Bảng 3.2 cho thấy, ngân sách nhà nƣớc dành cho lực lƣợng PCCC trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017 đạt 1.755.114 triệu đồng và có mức tăng khác đều đặn

năm sau so với năm trƣớc. Tính chung cả giai đoạn năm 2015 - 2017, ngân sách nhà nƣớc chi cho hoạt động PCCC chiếm tới 95,13% toàn bộ nguồn tài chính cho hoạt động này của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, nguồn trích từ 5% doanh thu bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc chiếm 2,69%; nguồn từ thu phí thẩm duyệt PCCC chiếm 1,80%; nguồn từ thu phí kiểm định phƣơng tiện PCCC chiếm 0,38%.

Bảng 3.2: Tổng hợp các nguồn tài chính cho Cục Cảnh sát PCCC và CNCH trong 3 năm (từ 2015- 2017)

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Cục Cảnh sát PCCC và CNC , Bộ Công an)

Năm Tổng số

Nguồn ngân sách nhà nƣớc

Nguồn trích 5% bảo

hiểm cháy nổ Thẩm duyệt Kiểm định

Số tiền Tỷ lệ % so với tổng số Số tiền Tỷ lệ % so với tổng số Số tiền Tỷ lệ % so với tổng số Số tiền Tỷ lệ % so với tổng số 2015 428 525 396 668 92,57 % 19 312 4,51 % 12 545 2,93% 0 0% 2016 351 029 326 274 92,95 % 7 510 2,14 % 14 723 4,19% 2 522 0,72% 2017 1 065 498 1 032 172 96,87 % 22 769 2,14 % 6 035 0,57% 4 522 0,42% Cộng 1 845 052 1 755 114 95,13% 49 591 2,69 % 33 303 1,80% 7 044 0,38%

3.1.4.1. Nguồn từ ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nƣớc đảm bảo cho hoạt động PCCC giữ vai trò chủ đạo cả về số lƣợng và cơ cấu chi. Các nội dung chi từ ngân sách trung ƣơng gồm có: chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ xây dựng cơ bản, chi mua sắm trang thiết bị PCCC và CNCH.

Thứ nhất, chi thường xuyên:

Tƣơng tự nhƣ các cơ quan, đơn vị thụ hƣởng ngân sách nhà nƣớc khác, các nội dung chi cụ thể trong chi thƣờng xuyên bao gồm: chi bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần, chế độ, chính sách; đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học và công nghệ; xây dựng các văn bản nghiệp vụ, quy phạm pháp luật; chi cho các hoạt động nghiệp vụ; mua sắm, sửa chữa, sản xuất trang thiết bị, phƣơng tiện, vật tƣ kỹ thuật nghiệp vụ; xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa các công trình, doanh trại, trụ sở làm việc; bệnh viện, bệnh xá, nhà điều dƣỡng, nhà công vụ, kho tàng và các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ trực tiếp đời sống, sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ; chi hợp tác quốc tế; chi bảo đảm trang bị và hoạt động PCCC.

Bảng 3.3 cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017, ngân sách nhà nƣớc chi cho hoạt động thƣờng xuyên của lực lƣợng PCCC đạt 731.515 triệu đồng, đồng thời có xu hƣớng tăng lên đều đặn qua các năm. Tỷ lệ chi cho hoạt động thƣờng xuyên của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH so với tổng ngân sách nhà nƣớc chi cho lĩnh vực này năm cao nhất là năm 2017 chiếm tới 53%, năm thấp nhất là năm 2016 chiếm tới 20%, tính trung bình cho cả giai đoạn từ năm 2015- 2017 tỷ lệ này đạt tới 42,85%. Đây là một tỷ lệ khá cao so với tỷ lệ này của lực lƣợng Công an nhân dân nói chung và các lực lƣợng an ninh nhân dân, cảnh sát nhân dân thuộc Bộ Công an, cũng nhƣ các lƣợng vũ trang khác.

Bảng 3.3: Tổng hợp các nguồn tài chính từ Ngân sách nhà nƣớc cho Cục Cảnh sát PCCC và CNCH trong 3 năm (từ 2015 - 2017)

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

Ngân sách Trung ƣơng Kinh phí hoạt động thƣờng xuyên Chi đầu tƣ XD công trình PCCC Mua sắm trang bị cho PCCC và CNCH Tổng số Số tiền Tỷ lệ % so với tổng số Số tiền Tỷ lệ % so với tổng số Số tiền Tỷ lệ % so với tổng số 2015 116092 29% 0 0% 280576 71% 396668 2016 66817 20% 0 0% 259457 80% 326274 2017 548 606 53% 157 700 15% 325 886 32% 1 032 172 Cộng 731 515 42% 157 700 9% 865 899 49% 1 755 114

(Nguồn: Cục Cảnh sát PCCC và CNC , Bộ Công an) Thứ hai, chi đầu tư xây dựng cơ bản:

Ngân sách Trung ƣơng chi cho đầu tƣ xây dựng các công trình phục vụ hoạt động của lực lƣợng PCCC bao gồm nguồn vốn đầu tƣ tập trung của nhà nƣớc và nguồn vốn đầu tƣ đặc biệt trong ngân sách chi an ninh hàng năm Nhà nƣớc giao cho Bộ Công an. Về cơ chế quản lý, thì ngoài phải tuân thủ các quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc và các văn bản hƣớng dẫn, công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trong lĩnh vực PCCC còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản và các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thực hiện có tính chất đặc thù đối với lĩnh vực an ninh do các cơ quan chức năng nhà nƣớc và Bộ Công an ban hành. Do điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc còn khó khăn, nên ngân sách

động nghiệp vụ, sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lƣợng Công an nhân dân nói chung và lực lƣợng Cảnh sát PCCC nói chung còn rất hạn chế, so với yêu cầu thực tế còn hết sức khó khăn. Khác với kinh phí chi thƣờng xuyên thƣờng đƣợc bố trí với mức tăng đều đặn giữa các năm, thì kinh phí xây dựng cơ bản cho hoạt động PCCC rất không ổn định giữa các năm, phụ thuộc nhiều yếu tố. Bảng 3.3 cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2015- 2017, kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách trung ƣơng chi cho lĩnh vực PCCC đạt 157.700 triệu đồng, đồng thời tỷ trọng kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản trong tổng ngân sách trung ƣơng chi cho lĩnh vực PCCC rất thấp và thất thƣờng, năm 2017 tỷ lệ này là 15%, năm 2015 và 2016 không có kinh phí, do đó tính trung bình cho cả giai đoạn tỷ lệ này đạt 9%.

Thứ ba, chi mua sắm trang thiết bị cho PCCC và CNC :

Ngân sách Trung ƣơng chi cho các dự án mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện cho hoạt động PCCC và CNCH đƣợc bố trí từ các nguồn vốn đầu tƣ tập trung của Nhà nƣớc, vốn đầu tƣ đặc biệt thuộc ngân sách chi an ninh hàng năm của Bộ Công an, chi đặc biệt của Chính phủ và chi sự nghiệp, chƣơng trình mục tiêu quốc gia; chi dự trữ quốc gia. Cơ chế quản lý nguồn kinh phí này thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc, các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật; Luật Quản lý tài sản nhà nƣớc; các văn bản hƣớng dẫn thực hiện 02 Luật trên; các quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản và các quy định của pháp luật về mua sắm trang bị tài sản nhà nƣớc nói chung và mua sắm trang bị tài sản nhà nƣớc trong lĩnh vực an ninh. Tƣơng tự nhƣ kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang bị cho lĩnh vực PCCC phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng của ngân sách hàng năm, số kinh phí bố trí thƣờng là không ổn định. Bảng 3.3 cho thấy, trong giai đoạn 2015 - 2017, tổng kinh phí mua sắm trang bị cho PCCC từ ngân sách Trung

ƣơng là 865.899 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 49% tổng ngân sách Trung ƣơng chi cho lĩnh vực PCCC, trong đó năm cao nhất là năm 2016 chiếm tỷ trọng 80%, năm thấp nhất là năm 2017 chiếm tỷ trọng 32%.

3.1.4.2. Nguồn vốn ODA

Bản chất nguồn vốn ODA cũng thuộc nguồn ngân sách nhà nhà nƣớc, vì đây là nguồn vốn tín dụng ƣu đãi phát triển của Chính phủ các nƣớc dành cho nƣớc ta và ngân sách nhà nƣớc sẽ phải đảm bảo trả nợ trơng tƣơng lai. Tuy nhiên, để phù hợp với yêu cầu quản lý, nhất đặc điểm của nguồn ODA trong lĩnh vực PCCC và nhất là thuận lợi cho việc nghiên cứu, tác giả xếp nguồn vốn ODA thành một nguồn tài chính riêng.

Bảng 3.4: Tổng hợp nguồn vốn ODA cho lĩnh vực PCCC trong 3 năm (từ 2015 - 2017) TT TÊN DỰ ÁN THỜI GIAN TỔNG MỨC ĐẦU TƢ Vốn ODA Vốn đối ứng(Triệu VND) 1 Dự án “Đầu tƣ trang bị phƣơng tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, đào tạo nâng cao

năng lực cho lực lƣợng Cảnh sát PCCC và CNCH Việt Nam, sử dụng vốn ODA của

Chính phủ Hàn Quốc.

2015 - 2018 20.000.000USD 5.522

(Nguồn: Cục Cảnh sát PCCC và CNC , Bộ Công an)

Bảng 3.4 cho thấy, nguồn vốn ODA đầu tƣ cho lĩnh vực PCCC trong giai đoạn từ năm 2015 - 2018 lên đến 464.296.852.000 đồng (Quy đổi tại thời điểm ngày 26/7/2018) và vốn đối ứng là 5.522.000.000 đồng.

Mặc dù về số lƣợng chỉ đang thực hiện với 01 dự án, nhƣng số vốn đầu tƣ lên đến 469.818.852.000đồng. Điều đó cho thấy mức độ đắt tiền của các loại trang thiết bị, phƣơng tiện PCCC và CNCH, nhất là đối với các loại trang thiết bị, phƣơng tiện nhập khẩu.

3.1.4.3. Nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, thì tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gồm nhà, công trình kiến trúc và trang thiết bị kèm theo, máy móc thiết bị, các loại hàng hóa, vật tƣ, tài sản khác có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của Nghị định này; các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có trách nhiệm trích 5% tổng số phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã thu đƣợc để đóng góp kinh phí cho các hoạt động PCCC. Định kỳ, sáu tháng một lần, doanh nghiệp bảo hiểm chuyển số kinh phí thu đƣợc theo quy định vào tài khoản tạm giữ của Bộ Công an mở tại Kho bạc Nhà nƣớc Trung ƣơng (do Cục Cảnh sát PCCC và CNCH quản lý) để tạo nguồn kinh phí bổ sung hàng năm cho hoạt động PCCC.

Bảng 3.2 cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017, tổng số tiền trích từ phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc nộp về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát PCCC và CNCH) là 49.591 triệu đồng, đạt 2,69% tổng số kinh phí chi cho lực lƣợng PCCC giai đoạn này là rất thấp, cũng là do ý thức chấp hành quy định nêu trên của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc chƣa cao, cùng với sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chƣa sát sao của các cơ quan chức năng nhƣ Bộ Tài chính, Bộ Công an đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và việc thu, nộp số tiền 5% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, nên thực tế trong những năm qua việc số kinh phí Bộ Công an thu đƣợc là rất thấp so với tiềm năng.

3.1.4.4. Nguồn kinh phí khác

* Thu phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy

Theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy, thì đối tƣợng thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm: Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng và phƣơng tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải.

Các dự án, công trình thuộc mọi nguồn vốn đầu tƣ khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng phải có thiết kế về PCCC do cơ quan có đủ năng lực thiết kế và phải đƣợc thẩm duyệt về PCCC trƣớc khi thi công. Cơ quan Cảnh sát PCCC có thẩm quyền chịu trách nhiệm thẩm duyệt về PCCC đối với các dự án quy hoạch, dự án xây dựng và thiết kế công trình. Văn bản thẩm duyệt về PCCC là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế và cấp phép xây dựng. Kinh phí cho việc thẩm duyệt về PCCC đƣợc xác định trong vốn đầu tƣ của dự án, công trình. Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Công an quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy theo Thông tƣ số 258/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016. Cụ thể:

- Về mức thu phí:

Tổ chức thu phí là cơ quan quản lý nhà nƣớc có chức năng thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy gồm: Cục Cảnh sát PCCC và CNCH; Cảnh sát PCCC và CNCH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an các tỉnh. Mức thu phí thẩm định phê duyệt phải nộp

đối với một dự án đƣợc xác định theo hƣớng dẫn, mức tối thiểu là 500.000 đồng/dự án và tối đa là 150.000.000 đồng/dự án.

Mức thu phí thẩm định phê duyệt đối với dự án đầu tƣ xây dựng thiết kế cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phƣơng tiện giao thông cơ giới; xây dựng mới hạng mục công trình đƣợc xác định theo giá trị tổng mức đầu tƣ cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phƣơng tiện giao thông cơ giới; thiết kế xây dựng mới hạng mục công trình.

- Việc kê khai và nộp phí được quy định:

Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trƣớc vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nƣớc.

Cục Cảnh sát PCCC và CNCH thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu đƣợc theo tháng, quyết toán năm theo hƣớng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tƣ số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.

- Việc quản lý và sử dụng phí:

Cục Cảnh sát PCCC và CNCH thu phí đƣợc trích lại 80% số tiền phí thu đƣợc để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại khoản 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Trang 60 - 73)