Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý các nguồn tài chính đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Trang 34 - 38)

1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến việc quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh

1.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý các nguồn tài chính đối vớ

với lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa

cháy và Cứu nạn, cứu hộ

1.4.2.1. Cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước

đƣợc đề ra, vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý, sử dụng các nguồn tài chính này đúng mục đích, chặt chẽ, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí phục vụ có hiệu quả cho hoạt động PCCC. Ngân sách Trung ƣơng bảo đảm cho hoạt động PCCC còn ở mức thƣờng xuyên tối thiểu, nguồn vốn ODA còn khó khăn, trong khi đó tỷ lệ giải ngân vốn lại chƣa cao, việc huy động các nguồn kinh phí khác còn hạn chế và chƣa hiệu quả, các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí cho PCCC tại cơ quan Cục còn rƣờm rà, sự phối hợp chƣa thực sự có hiệu quả giữa các Bộ, ngành ở cả Trung ƣơng và các địa phƣơng, việc kiểm tra và giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí này còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, ....

1.4.2.2. Năng lực thể chế hình thành và sử dụng nguồn tài chính cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy

Thể chế hình thành và sử dụng nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC là tổng thể các biện pháp từ xây dựng quy trình, các chế độ, tiểu chuẩn, định mức về tài chính, phân chia trách nhiệm và phối hợp thực thi giữa các tổ chức có trách nhiệm trong việc hình thành, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động PCCC. Nhƣ vậy, nội dung cơ bản của năng lực thể chế hình thành và sử dụng nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC gồm có:

Thứ nhất, căn cứ nhiệm vụ công tác PCCC hàng năm; các chính sách,

chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi kinh phí cho hoạt động PCCC theo quy định; các văn bản hƣớng dẫn của các cơ quan chức năng nhà nƣớc ở Trung ƣơng và địa phƣơng có liên quan, các Bộ, cơ quan ngang Bộ ở Trung ƣơng, các ngành, đoàn thể ở địa phƣơng tiến hành lập dự toán kinh phí chi cho công tác PCCC và gửi lên cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý tài chính hiện hành. Đối với phần kinh phí bảo đảm cho công tác PCCC thuộc ngân sách nhà nƣớc, thì đƣợc tổng hợp theo lĩnh vực và cơ cấu chi ngân sách để báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (đối với phần vốn đầu tƣ phát triển) theo quy định của

Luật Ngân sách và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật. Căn cứ dự toán kinh phí đƣợc Nhà nƣớc giao, các Bộ, cơ quan Trung ƣơng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm phân bổ dự toán kinh phí theo nội dung, lĩnh vực chi và theo mục lục ngân sách nhà nƣớc hiện hành gửi Bộ Tài chính thẩm định và cho ý kiến. Kho bạc Nhà nƣớc căn cứ dự toán kinh phí đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao cho các Bộ, ngành, cơ quan ở Trung ƣơng và địa phƣơng thực hiện cấp phát kinh phí trực tiếp cho các đơn vị thụ hƣởng ngân sách chi cho PCCC trong phạm vi dự toán kinh phí đƣợc giao. Việc cấp phát kinh phí cho PCCC chủ yếu đƣợc thực hiện bằng phƣơng thức rút dự toán chi trực tiếp từ Kho bạc Nhà nƣớc (đối với kinh phí chi thƣờng xuyên) và cấp bằng lệnh chi tiền (đối với các khoản chi đầu tƣ phát triển). Việc quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc chi cho công tác PCCC đƣợc thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc và các chế độ tài chính, kế toán hiện hành.

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện các quy định về điều kiện để đƣợc chi

ngân sách cho hoạt động PCCC gồm có: các khoản chi này đã có trong dự toán ngân sách chi PCCC đƣợc giao; bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền ban hành; trƣờng hợp sử dụng kinh phí chi cho hoạt động PCCC để đầu tƣ thực hiện các dự án xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ công tác PCCC và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì còn phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật; đối với các khoản chi có tính chất thƣờng xuyên đƣợc bố trí đều trong năm (chi tiết theo từng tháng, quý) để chi tiêu; đối với các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm và các khoản chi có tính chất không thƣờng xuyên khác thực hiện theo dự toán hoặc kế hoạch đƣợc cơ quan tài chính cấp trên giao.

Thứ ba, xác định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan và cá nhân trong

ta vấn đề này đƣợc quy định nhƣ sau:

Cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra việc phân bổ dự toán kinh phí PCCC cho các đơn vị sử dụng kinh phí, bố trí nguồn để đáp ứng nhu cầu chi phục vụ hoạt động PCCC của các Bộ, ngành, cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng, kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền đối với việc chi tiêu và sử dụng ngân sách cho PCCC ở các đơn vị sử dụng kinh phí.

Kho bạc Nhà nƣớc căn cứ dự toán đƣợc giao, quyết định chi của đơn vị thụ hƣởng ngân sách và tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu cần thiết khác để thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi kinh phí phục vụ hoạt động PCCC; đồng thời có quyền từ chối các khoản chi không đủ điều kiện (Thủ trƣởng kho bạc các cấp có tránh nhiệm về các quyết định thanh toán, chi trả hoặc từ chối thanh toán các khoản chi kinh phí PCCC).

Thủ trƣởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH chịu trách nhiệm: quyết định chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và trong phạm vi dự toán đƣợc giao; đảm bảo công khai, dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng.

Ngƣời phụ trách kế toán hoặc Kế toán trƣởng tại cơ quan Cục sử dụng ngân sách chi hoạt động PCCC có nhiệm vụ thực hiện kiểm soát chi tiêu, thanh quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc chi cho hoạt động PCCC theo đúng chế độ quản lý tài chính, ngân sách, chế độ kế toán, quy chế chi tiêu nội bộ và có trách nhiệm ngăn ngừa, phát hiện và kiến nghị Thủ trƣởng đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý trƣờng hợp vi phạm.

1.4.2.3. Năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy

Việc xây dựng, củng cố, kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính trong lĩnh vực PCCC của cơ quan Cục có ảnh hƣởng rất lớn tới hiệu lực, hiệu quả trong việc quản lý sử dụng các nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển tối

đa hiệu quả nguồn tài chính cho công tác PCCC, ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, góp phần lành mạnh hóa chế độ tài chính đối với lĩnh vực PCCC.

Việc sử dụng các nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, bảo đảm phân bổ các nguồn lực tài chính sát với yêu cầu nhiệm vụ thực tế cho công tác PCCC, tập trung cho những nhiệm vụ trọng tâm, những địa bàn trọng điểm về PCCC, tránh phân bổ dàn trải, không tập trung, hiệu quả thấp, giám sát chặt chẽ từ khâu lập dự toán, phân bổ và cấp phát, sử dụng các nguồn tài chính, tăng cƣờng tính minh bạch, công khai trong huy động và sử dụng các nguồn tài chính cho PCCC.

Để đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi phải không ngừng củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực toàn diện về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý tài chính đối với lĩnh vực PCCC tại cơ quan Cục nói riêng.

1.5. Kinh nghiệm quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)