Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Trang 112 - 122)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh

4.2.3. Các giải pháp hỗ trợ

4.2.3.1. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá quản lý tài chính

của quá trình ngân sách nhƣ lập dự toán, phân bổ, cấp phát, sử dụng và quyết toán kinh phí cho hoạt động PCCC và CNCH, đảm bảo mọi khoản chi đều có trong dự toán đƣợc duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nƣớc và của Bộ Công an, đảm bảo công khai, dân chủ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng. Tập trung thanh tra, kiểm tra, kiểm toán toàn diện công tác quản lý tài chính, kết hợp với thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo từng chuyên đề, từng lĩnh vực, nhiệm vụ chi ngân sách trong lĩnh vực PCCC và CNCH. Bên cạnh việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán mang tính chất tuân thủ để đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, kế toán nhƣ nêu trên, cần nghiên cứu vận dụng loại hình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán mang tính chất hoạt động nhằm đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực, hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực tài chính cho PCCC và CNCH.

Đồng thời Cục Cảnh sát PCCC và CNCH cần tăng cƣờng công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật, nhằm đƣa hoạt động kinh doanh này của các doanh nghiệp bảo hiểm đi vào nền nếp, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và đảm bảo sự tuân thủ đúng quy định của pháp luật, nhất là việc tuân thủ nghiêm túc việc trích 5% tổng số phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã thu đƣợc để đóng góp kinh phí cho các hoạt động PCCC của lực lƣợng Công an nhân dân.

Khắc phục có hiệu quả tình trạng hiện nay nguồn kinh phí thu đƣợc rất ít, các doanh nghiệp chấp hành không nghiêm túc quy định về trích nộp, còn diễn ra tình trạng không minh bạch, gian lận trong báo cáo số liệu doanh thu đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, cũng nhƣ việc chuyển tiền nộp chậm, nên thực tế nguồn kinh phí thu đƣợc từ hoạt động này rất nhỏ, lại không kịp thời và chƣa phát huy đƣợc ý nghĩa thiết thực trong việc

hỗ trợ các hoạt động phòng cháy chữa cháy của lực lƣợng Cảnh sát PCCC và CNCH các cấp. Theo quy định hiện hành, thì Cục Cảnh sát PCCC và CNCH Bộ Công an đƣợc giao tiếp nhận, quản lý, thanh quyết toán đối với nguồn kinh phí này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nƣớc.

Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra đối với các chủ đầu tƣ, doanh nghiệp về việc thẩm duyệt thiết kế PCCC khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình.

Tiến hành thanh tra, kiểm tra, yêu cầu chủ đầu tƣ, đơn vị thi công các công trình xây dựng đã đƣợc thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy trƣớc khi tiến hành nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đảm bảo các phƣơng tiện phòng cháy chữa cháy lắp đặt tại các công trình đó phải đƣợc kiểm định và dán tem kiểm định của Cảnh sát Phòng Cháy và Chữa cháy theo quy định tại Điều 38, Nghị định số 79 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Điều 18, Thông tƣ số 66 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 79.

Đồng thời, xử lý nghiêm đối với các cơ sở chƣa thực hiện hoặc thực hiện chƣa nghiêm về việc kiểm định, dán tem kiểm định phƣơng tiện phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định.

4.2.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý tài chính

Một trong những nhân tố quan trọng trong quản lý, điều hành tài chính đúng pháp luật và có hiệu quả là nhân tố con ngƣời hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Quản lý tài chính là vấn đề phức tạp, hơn nữa quy định về quản lý, điều hành tài chính trong Cục luôn thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu đổi mới, do vậy công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, chiến sĩ làm việc trong lĩnh vực này là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, nhất là thực hiện các chủ trƣơng,

chính sách mới, các nghiệp vụ mới phát sinh. Công tác đào tạo nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ chiến sĩ trong lĩnh vực tài chính cần phải gắn với đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng. Cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật phòng chống tham nhũng để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài chính trong cơ quan Cục. Nâng cao chất lƣợng bộ máy cán bộ quản lý tài chính phải đƣợc coi là trách nhiệm của Đảng bộ Cục Cảnh sát PCCC và CNCH và các đơn vị trực thuộc. Cụ thể là:

Thứ nhất, Đảng bộ Cục Cảnh sát PCCC và CNCH và các đơn vị trực

thuộc cần phải xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng tƣ tƣởng chính trị, phẩm chất đạo đức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý tài chính của Phòng Hậu cần và các đơn vị sự nghiệp qua các lớp lý luận chính trị trung, cao cấp, quản lý nhà nƣớc, thạc sĩ chuyên ngành kế toán, bồi dƣỡng nghiệp vụ kế toán…

Thứ hai, xây dựng chiến lƣợc quy hoạch cán bộ quản lý tài chính bằng

cách đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu công tác. Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn phải chú ý đào tạo kiến thức về quản lý nhà nƣớc, về kinh tế thị trƣờng, ngọai ngữ, tin học… Gắn việc đào tạo bồi dƣỡng với quá trình sử dụng phù hợp với sở trƣờng của cán bộ tài chính. Hàng năm phải đánh giá trách nhiệm nhiệm vụ của cán bộ chiến sĩ quản lý tài chính và xử lý nghiêm các trƣờng hợp cố ý làm sai trong quản lý thu chi tài chính.

Thứ ba, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH cần tăng cƣờng phối hợp và xin

ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, Bộ Tài chính về hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính của Cục và các đơn vị trực thuộc. Đồng thời, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH cần quan tâm tốt hơn nữa về chế độ khen thƣởng đối với các cá nhân,

tổ chức làm tốt công tác quản lý tài chính, đại học chính quy trƣờng quốc lập, tuyển dụng làm việc phải đúng ngành, có năng lực để tạo nguồn phát triển hiệu quả cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt sau này.

KẾT LUẬN

Tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc là một phạm trù gắn với các hoạt động thu và chi bằng tiền của cơ quan hành chính nhà nƣớc, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dƣới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của cơ quan hành chính nhà nƣớc nhằm phục vụ việc thực hiện những chức năng vốn có của cơ quan hành chính nhà nƣớc đối với xã hội (không vì mục tiêu lợi nhuận).

Quản lý các nguồn tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc là hoạt động của chủ thể quản lý thông qua việc sử dụng có chủ định các công cụ quản lý và phƣơng pháp quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của nguồn tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã định sẵn của chủ thể quản lý các nguồn tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc.

Quản lý các nguồn tài chính tại cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc là cần thiết, xuất phát từ những lý do cơ bản sau: xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ quản lý của cơ quan hành chính nhà nƣớc; Tài chính của cơ quan hành chính nhà nƣớc là tài sản của Nhà nƣớc. Về bản chất, đó là tài sản của dân, của cộng đồng, của đất nƣớc mà Nhà nƣớc là ngƣời đại diện và Nhà nƣớc giao cho cơ quan hành chính nhà nƣớc quản lý và sử dụng. Nguồn tài sản đó cần đƣợc khai thác triệt để và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả; Hoạt động và quan hệ tài chính đƣợc thực hiện ở mọi cơ quan hành chính nhà nƣớc; Quan hệ tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc phản ánh quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nƣớc và các chủ thể có liên quan;…

Nội dung chủ yếu của quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc bao gồm: quản lý hoạt động thu, chi nguồn tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc; quản lý hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ tại cơ quan hành chính nhà nƣớc; quản lý kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm đƣợc theo

một quy trình do pháp luật nhà nƣớc quy định.

Quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc chịu ảnh hƣởng của các nhân tố chủ yếu sau: thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nƣớc, cơ chế quản lý của Nhà nƣớc và trình độ, năng lực quản lý của cán bộ quản lý trong cơ quan hành chính nhà nƣớc.

Từ các số liệu và tình hình thực tế tại Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đã cho thấy công tác quản lý các nguồn tài chính tại Cục đã đạt đƣợc những thành tựu chủ yếu nhƣ: Thực hiện các khoản thu, chi tài chính theo các quy định hiện hành, thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn, định mức; nguồn tài chính đƣợc sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu của cơ quan; quy chế chi tiêu nội bộ đã đƣợc xây dựng và thực hiện; Công tác lập, phân bổ, giao, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách đảm bảo tuân thủ đúng quy trình, thủ tục, thời gian.

Bên cạnh những mặt tích cực, kết quả đạt đƣợc thì trong quá trình quản lý tài chính tại Cục Cảnh sát PCCC và CNCH còn một số hạn chế nhƣ sau: Việc tạo lập và sử dụng các quỹ chƣa rõ ràng, thiếu tính ổn định; Lập và giao dự toán chƣa sát với thực tế; Công tác quyết toán còn đơn thuần mang tính kiểm tra tài chính, xem xét kinh phí đƣợc giao trong năm của đơn vị còn thừa hay thiếu, các nội dung chi, khoản chi có chấp hành theo đúng quy định của nhà nƣớc…

Thực trạng trên về quản lý tài chính tại Cục Cảnh sát PCCC và CNCH do nhiều nguyên nhân. Trong đó, có nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nƣớc, có nguyên nhân từ phía Bộ Công an, có nguyên nhân từ chính Cục Cảnh sát PCCC và CNCH.

Từ yêu cầu đạt ra và từ thực trạng quản lý tài chính tại Cục Cảnh sát PCCC và CNCH cho thấy sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC tại Cục, cụ thể:

- Mục tiêu, phƣơng hƣớng quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC tại Cục Cảnh sát PCCC và CNCH.

- Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC tại Cục Cảnh sát PCCC và CNCH:

+ Các giải pháp tăng cƣờng các nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC tại Cục Cảnh sát PCCC và CNCH;

+ Các giải pháp về sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC tại Cục Cảnh sát PCCC và CNCH;

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công An, 2001. Báo cáo tổng kết 40 năm thi hành pháp lệnh quy định việc quản lý của nhà nước đối với công tác PCCC, 4/10/1961 -

4/10/2001. Hà Nội.

2. Bộ Công an, 2010. Kỷ yếu hội thảo khoa học - thực tiễn nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tài chính Công an nhân dân trong tình hình mới. Hà Nội.

3. Bộ Công an, 2011. Dự thảo Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở

PCCC và CNC toàn quốc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Hà Nội.

4. Chính phủ, 1961. Nghị định số 220/CP ngày 28/12/1961 của ội đồng Chính phủ về việc thi hành pháp lệnh quy định việc quản lý của nhà

nước đối với công tác PCCC. Hà Nội.

5. Cục Cảnh sát PCCC, 2002. Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng

cháy và chữa cháy đối với các cơ sở doanh nghiệp. Hà Nội.

6. Cục Cảnh sát PCCC, 2003. Báo cáo tổng kết công tác năm 2003 và chương

trình công tác năm 2004 của lực lượng cảnh sát PCCC. Hà Nội.

7. Cục Tài chính - Bộ Công an, 2006. Công văn số 1683/V22(P1) ngày 25/8/2006 hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp áp dụng thống nhất trong các đơn vị dự toán trong ngành Công an nhân dân, Hà Nội.

8. Quốc hội Nƣớc Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2001. Luật

Phòng Cháy và chữa cháy. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

9. Quốc hội Nƣớc Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2006. Luật Công

an nhân dân. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

10. Paul A. Samuelson, 2002. Kinh tế học tập 1, tập 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

11. Trƣờng Đại học PCCC - Bộ Công an, 2011. Nội san an toàn PCCC. Hà Nội.

12. Văn Tuấn Kiệt, 2008. Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách tỉnh Kiên Giang. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế.

13. Đặng Thị Hồng Vân, 2015. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Đài truyền hình Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế.

14. Lê Thị Hằng Nga, 2015. Quản lý tài chính tại Cục An toàn Thực phẩm. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế.

15. Trịnh Ngọc Bảo Duy, 2011. Đa dạng nguồn tài chính đối với lĩnh vực

phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ. Trƣờng Đại học

Kinh tế Quốc dân.

16. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam, 2015. Luật Ngân sách nhà nước. Hà Nội.

17. Chính phủ, 2016. Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân

sách nhà nước. Hà Nội.

18. Bộ Tài chính, 2016. Thông tư 342/2016/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của

Luật ngân sách nhà nước. Hà Nội.

19. Bộ Tài chính, 2017. Thông tư số 55/2017/TT-BTC ngày 19/5/2017 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Hà Nội.

20. Chính phủ, 2006. Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 8 tháng 11 năm

2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Hà

21. Chính phủ, 2014. Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

phòng cháy và chữa cháy. Hà Nội.

22. Chính phủ, 2016. Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của luật phí và lệ phí. Hà Nội.

23. Bộ Tài chính, 2016. Thông tư 227/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 thay thế Thông tư số 42/2016/TT-BTC ngày 03 ngày 3 tháng 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản

lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Hà Nội.

24. Bộ Tài chính, 2016. Thông tư số 258/2016/TT-BTC ngày 11 ngày 11 ngày 2016 thay thế Thông tư số 150/2014/TT-BTC ngày 10 ngày 10 năm 2014 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Trang 112 - 122)