Các nguồn tài chính đối với lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại Cục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Trang 31 - 34)

1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến việc quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh

1.4.1. Các nguồn tài chính đối với lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại Cục

Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ

Các nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH nhìn chung đƣợc hình thành từ các nguồn sau: ngân sách nhà nƣớc, ngoài ngân sách nhà nƣớc, cụ thể:

1.4.1.1. Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước

Đây là nguồn tài chính lớn nhất cho hoạt động PCCC hiện nay của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, nguồn tài chính này chính là khoản chi thuộc ngân sách nhà nƣớc nhằm bảo đảm cho hoạt động PCCC của các cơ quan chức năng nhà nƣớc, bảo đảm an toàn về ngƣời và tài sản cho toàn xã hội. Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nƣớc cho PCCC có những tính chất cơ bản sau:

Thứ nhất, quyền quyết định chi tiêu kinh phí PCCC thuộc về các cơ

quan chức năng nhà nƣớc có thẩm quyền nhƣ Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền địa phƣơng. Lực lƣợng PCCC chuyên trách là cơ quan Cảnh sát thuộc Bộ Công an, thì phần lớn kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc là giao cho Bộ Công an quản lý, sử dụng và trực tiếp là Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, lực lƣợng Cảnh sát PCCC các cấp địa phƣơng.

Thứ hai, chi ngân sách nhà nƣớc cho PCCC chủ yếu là phục vụ cho

những hoạt động phi lợi nhuận, chú trọng đến lợi ích công cộng, lợi ích cộng đồng, lợi ích kinh tế xã hội, môi trƣờng, an ninh.

Thứ ba, chi ngân sách nhà nƣớc cho PCCC là chi tiêu cho hàng hóa công cộng, “các thành viên trong xã hội đƣợc quyền thụ hƣởng tự do mà

không phải trả tiền”. Thực chất thì các khoản chi ngân sách nhà nƣớc cho PCCC mang tính không hoàn trả hoặc không hoàn trả trực tiếp.

Thứ tư, quản lý kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc cho PCCC phải tôn trọng nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng, tiết kiệm, đúng mục đích và có sự kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán, thanh tra của các cơ quan chức năng nhà nƣớc và sự giám sát của toàn xã hội, toàn thể công chúng. Vì suy cho cùng thì ngân sách nhà nƣớc chính là tiền đóng thuế của ngƣời dân.

Chi ngân sách nhà nƣớc diễn ra trên phạm vi rộng, dƣới nhiều hình thức. Trong quản lý tài chính, chi ngân sách đƣợc chia thành hai nội dung lớn

là: chi thường xuyên chi đầu tư phát triển. Trong lĩnh vực PCCC, các

khoản chi thƣờng xuyên chủ yếu là trong dự toán ngân sách của các cơ quan chức năng nhà nƣớc hoạt động trong lĩnh vực PCCC và các khoản chi phục vụ trực tiếp cho lực lƣợng PCCC, bao gồm các khoản nhƣ chi thanh toán cá nhân (tiền lƣơng, phục cấp, tiền công, tiền thƣởng), chi xăng dầu, điện nƣớc, văn phòng phẩm, mua sắm vật tƣ, chi duy tu, bảo dƣỡng, sửa chữa phƣơng tiện, trang thiết bị, chi nghiệp vụ chuyên môn PCCC, chi nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ PCCC. Chi đầu tƣ phát triển trong lĩnh vực PCCC chủ yếu thông qua các đề án, dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện PCCC. Vì trang thiết bị, phƣơng tiện PCCC chủ yếu là loại đắt tiền, đặc chủng, phụ tùng thay thế rất hiếm, nên nguồn vốn đầu tƣ phát triển trong lĩnh vực PCCC có xu hƣớng ngày càng tăng lên cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối trong tổng chi ngân sách nhà nƣớc trong lĩnh vực PCCC.

1.4.1.2. Nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA):

Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), viện trợ phát triển chính thức (ODA), hay còn gọi là viện trợ nƣớc ngoài là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (các chính phủ, tổ chức phi chính phủ, tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia) cung cấp cho các nƣớc chậm và đang phát triển, nhằm

thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi ở các nƣớc này. ODA thƣờng đƣợc đàm phán, ký kết và tài trợ thông qua các nghị định thƣ tài trợ và các thủ tục điều kiện kèm theo, phức tạp hơn nhiều so với các kênh di chuyển vốn khác. Bản chất thì vốn ODA cũng thuộc ngân sách nhà nƣớc vì đây là khoản đi vay ƣu đãi của Chính phủ và phải dùng ngân sách nhà nƣớc trả cả vốn gốc và lãi vay. Tuy nhiên, để phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu, trong luận văn này tác giả xếp vốn ODA vào mục nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nƣớc.

1.4.1.3. Nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, thì tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gồm nhà, công trình kiến trúc và trang thiết bị kèm theo, máy móc thiết bị, các loại hàng hóa, vật tƣ, tài sản khác có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của Nghị định này; các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có trách nhiệm trích 5% tổng số phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã thu đƣợc để đóng góp kinh phí cho các hoạt động PCCC. Định kỳ, sáu tháng một lần, doanh nghiệp bảo hiểm chuyển số kinh phí thu đƣợc theo quy định vào tài khoản tạm giữ của Bộ Công an mở tại Kho bạc Nhà nƣớc Trung ƣơng (do Cục Cảnh sát PCCC và CNCH quản lý) để tạo nguồn kinh phí bổ sung hàng năm cho hoạt động PCCC.

1.4.1.4. Nguồn kinh phí khác

* Thu phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy: Theo

Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy, thì đối tƣợng thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm: Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này khi

xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng và phƣơng tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải. Kinh phí cho việc thẩm duyệt về PCCC đƣợc xác định trong vốn đầu tƣ của dự án, công trình. Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Công an quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy theo Thông tƣ số 258/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016.

* Thu phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy: Theo quy

định tại Khoản 5, 6 Điều 38 của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy có ghi rõ: “Phƣơng tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất mới trong nƣớc hoặc nhập khẩu phải đƣợc kiểm định về chất lƣợng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an; Phƣơng tiện phòng cháy và chữa cháy lắp ráp, hoán cải trong nƣớc phải đƣợc phép của cơ quan Cảnh sát PCCC có thẩm quyền và phải đƣợc kiểm định về chất lƣợng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an” và các cá nhân, tổ chức có phƣơng tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP phải đƣợc kiểm định phƣơng tiện PCCC trƣớc khi đƣa vào sử dụng. Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Công an quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phƣơng tiện phòng cháy, chữa cháy theo Thông tƣ số 227/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)