Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Trang 84)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế

3.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nhƣ đã trình bày ở trên, công tác quản lý tài chính tại Phòng Hậu cần trong giai đoạn 2015 - 2017 còn một số hạn chế nhƣ sau:

- Nguồn kinh phí cho lực lƣợng PCCC phần lớn vẫn là do ngân sách nhà nƣớc đảm bảo với tỷ trọng áp đảo khoảng 75%. Trong điều kiện khó khăn chung của đất nƣớc trong những năm vừa qua, ngân sách nhà nƣớc (ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng) dành cho công tác PCCC hàng năm mặc dù có tăng, song so với yêu cầu nhiệm vụ thực tế của công tác này thì nguồn kinh phí này mới đáp ứng đƣợc nhu cầu chi tiêu thƣờng xuyên, tối thiểu. Mặt khác, cơ cấu ngân sách nhà nƣớc chi cho PCCC còn rất bất cập, phần lớn là dùng chi hoạt động thƣờng xuyên của lực lƣợng PCCC, phần kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện PCCC chiếm tỷ trọng nhỏ và lại đƣợc bố trí không ổn định giữa các năm. Trong điều kiện chi phí xây dựng tăng cao, giá cả các loại trang thiết bị, phƣơng tiện PCCC đặc chủng rất đắt đỏ, phần lớn phải nhập khẩu, thì số lƣợng và cơ cấu ngân sách chi PCCC nhƣ trên chƣa thể đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi.

- Nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nƣớc chi cho lực lƣợng PCCC mặc dù khá đa dạng, nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp, lại rất phân tán, khó dự báo, khó xây dựng dự toán ngay từ đầu năm; đặc biệt là quy mô huy động chƣa tƣơng xứng với mức độ xã hội hóa hoạt động này cần đòi hỏi trong thực tế. Kinh phí thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đƣợc kỳ vọng khá cao khi nghiên cứu, xây dựng Nghị định số 130/2006/NĐ-CP quy định về kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Tuy nhiên, thực tế nguồn thu từ phí này lại rất nhỏ so với tổng kinh phí chi cho PCCC, đặc biệt thấp hơn rất nhiều lần so với con số dự báo dựa trên tình hình thị trƣờng kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ khi Nghị định số 130/2006/NĐ-CP đƣợc ban hành, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, tốc độ phát triển nhanh trong của lĩnh vực kinh doanh này trong những năm vừa qua.

- Chƣa phát huy đầy đủ vai trò của hệ thống tổ chức quản lý tài chính ở Cục nhất là các tổ chức kiểm tra, giám sát tài chính nội bộ. Sự phối hợp giữa

Phòng Hậu cần với các Phòng nghiệp vụ trong lập, chấp hành và quyết toán ngân sách có thời điểm chƣa chặt chẽ. Sử dụng các phƣơng pháp, công cụ quản lý tài chính còn có những hạn chế làm cho chất lƣợng quản lý tài chính chƣa cao.

- Chất lƣợng công tác lập dự toán ngân sách còn nhiều hạn chế, một số nội dung tính toán thiếu căn cứ thực tế, không sát yêu cầu nhiệm vụ, việc thực hiện xây dựng kế hoạch ngân sách của các ngành nghiệp vụ chƣa đầy đủ, chất lƣợng chƣa cao. Có nhiệm vụ đƣợc giao trong năm kế hoạch nhƣng trong dự toán ngân sách lại không đƣợc bố trí ngân sách hoặc bố trí mức quá thấp so với nhu cầu.

- Quá trình chấp hành ngân sách, chi tiêu sử dụng kinh phí đƣợc cấp ở một số ngành vẫn còn hiên tƣợng lấy kinh phí của mục này chi cho nội dung ở mục chi khác nhƣ lấy kinh phí bảo quản sửa chữa công trình phổ thông mua thiết bị văn phòng, kinh phí mua sắm tài sản dùng trong công tác huấn luyện chiến đấu mua dụng cụ phục vụ công tác chuyên môn, phụ cấp đi đƣờng thanh toán vé tàu xe trong công tác phí… Hoạt động kiểm soát chi ngân sách, kiểm tra tài chính đối với các ngành, đơn vị có lúc, có nơi chƣa đƣợc tăng cƣờng, có trƣờng hợp chi chƣa đủ thủ tục pháp lý và các điều kiện chi. Việc điều hành chi tiêu ngân sách giữa các tháng, các quý của các ngành chƣa hợp lý, vẫn còn tình trạng chi dồn ngân sách vào các tháng cuối năm.

- Thanh quyết toán kinh phí nghiệp vụ của một số đơn vị nghiệp vụ và thanh quyết toán một số công trình xây dựng cơ bản và công trình có tính chất xây dựng cơ bản chậm. Thủ tục quyết toán một số nội dung chƣa đầy đủ, thiếu chặt chẽ. Còn có hiện tƣợng hợp pháp hóa chứng từ chi tiêu với những nội dung chi nhỏ. Công tác quản lý hiện vật sau quyết toán chƣa chặt chẽ, mua sắm phƣơng tiện PCCC giá trị lớn nhƣng công tác tổ chức đấu thầu đôi

khi còn mang tính hình thức. Hiệu quả công tác kiểm tra chƣa thể hiện rõ, xử lý vi phạm chƣa nghiêm.

- Nhận thức về quản lý tài chính của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ chƣa đầy đủ, chƣa nêu cao vai trò trách nhiệm trong chi tiêu sử dụng tiền vốn, vật tƣ tài sản, còn hiện tƣợng lãng phí trong sử dụng điện, nƣớc.

3.3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế - Nguyên nhân khách quan:

+ Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đã không nghiêm túc trong việc chấp hành kỷ luật thu, nộp, hiện tƣợng giấu doanh thu, gian lận trong hạch toán doanh thu bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đang diễn ra phổ biến. Đây là nguồn tài chính khá tiềm năng và có tính chất bổ sung, hỗ trợ rất tốt cho các nguồn tài chính khác chi cho hoạt động PCCC. Tuy nhiên, để tăng cƣờng huy động nguồn tài chính này đòi hỏi sự nỗ lực phối hợp giữa các cấp chính quyền, cơ quan chức năng của trung ƣơng và địa phƣơng trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ thì mới mang lại hiệu quả.

+ Quân số luôn biến động: Có nhiều nhiệm vụ đột xuất trong năm kế hoạch. Nhu cầu chi tiêu thực tế của Cục cho nhiệm vụ đƣợc giao lớn, thời gian dài, giá cả vật tƣ hàng hóa biến động tăng và chế độ chính sách có nhiều thay đổi. Nội dung các khoản chi ngân sách chƣa đƣợc hƣớng dẫn chi tiết cụ thể.

+ Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý tài chính chƣa hoàn chỉnh, đồng bộ, nhiều nội dung chi cụ thể chƣa có định mức hoặc định mức không còn phù hợp thực tế nên các đơn vị còn gặp khó khăn trong quá trình quản lý.

+ Công tác bảo đảm tài chính của Cục phụ thuộc nhiều vào khả năng bảo đảm của cấp trên. Phƣơng thức bảo đảm bằng hiện vật do ngành nghiệp

vụ cấp trên cung ứng đối với một số nội dung không hiệu quả, chƣa phù hợp với tính chất cơ động thƣờng xuyên trong thực hiện nhiệm vụ của Cục.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chỉ huy một số đơn vị đối với công tác quản lý tài chính có mặt chƣa theo kịp với sự phát triển của tình hình thực tiễn. Thực hiện nguyên tắc lãnh đạo, quy chế và các chế độ quản lý, sử dụng tài chính, tài sản có lúc, có đơn vị chƣa nghiêm. Hoạt động kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chỉ huy và cơ quan chức năng chƣa thƣờng xuyên, phát hiện và đề xuất khâu yếu mặt yếu trong quản lý chu trình ngân sách, xử lý tồn đọng về tài chính chƣa kịp thời, hiệu quả chƣa cao.

+ Nhận thức và thực hiện công tác tài chính, ngân sách của một số Phòng, Trung tâm và một bộ phận cán bộ chiến sĩ có mặt còn hạn chế. Cá biệt còn có biểu hiện cho rằng quản lý chặt chẽ tài chính là gây khó khăn cho đơn vị trong chi tiêu, kiểm tra tài chính là “bới lông, tìm vết”.

+ Năng lực công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ làm công tác tài chính (nhất là cán bộ kiêm nhiệm) ở các cấp có lúc, có nơi chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của thực tiễn.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ còn hạn chế, chƣa có bộ phận kiểm toán nội bộ chuyên trách, chủ yếu công tác kiểm tra nội bộ còn đƣợc tiến hành hình thức, bên cạnh đó kiến nghị còn mang tính tổng quát.

+ Tổ chức công tác kế toán ở một số bộ phận có những hạn chế nhất định. Trong thiết bị công nghệ phục vụ quản lý tài chính còn thiếu và chƣa hiện đại ảnh hƣởng đến chất lƣợng quản lý tài chính.

Chƣơng 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY,

CHỮA CHÁY TẠI CỤC CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA, CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

4.1. Mục tiêu, phương hướng quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ

4.1.1. Mục tiêu

- Nâng cao chất lƣợng công tác lập dự toán ngân sách, kế hoạch tài chính đối với các hoạt động có thu, cần tập trung vào các nội dung:

+ Xây dựng chỉ tiêu dự toán ngân sách, thu từ hoạt động có thu sát đúng với yêu cầu nhiệm vụ, khả năng khai thác tiềm năng của đơn vị bằng các phƣơng pháp phù hợp.

+ Bố trí cơ cấu, thứ tự ƣu tiên kinh phí cho các mặt công tác, các nhiệm vụ hợp lý.

- Nâng cao chất lƣợng quản lý việc chi tiêu, sử dụng các nguồn tài chính, quỹ đơn vị:

+ Cần tập trung vào việc quản lý mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện PCCC đáp ứng cho nhu cầu cả nƣớc.

+ Thƣờng xuyên kiểm soát trƣớc, trong và sau chi tiêu, sử dụng vật tƣ, tài sản, tiền vốn.

- Nâng cao chất lƣợng thanh toán, quyết toán kinh phí, vốn đầu tƣ, xác định kết quả, hiệu quả sản xuất:

+ Quyết toán kinh phí chặt chẽ, kịp thời, đúng mẫu biểu.

- Nâng cao chất lƣợng công tác kế toán.

+ Tổ chức công tác kế toán ở đơn vị khoa học, hợp lý phù hợp đặc điểm, tính chất hoạt động của đơn vị.

+ Thực hiện đúng việc lập chứng từ, ghi sổ và hạch toán đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính.

+ Lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho công tác quản lý.

- Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm toán nội bộ, kiểm tra, thanh tra tài chính:

+ Tập trung vào việc kiện toàn, nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm tra, thanh tra tài chính.

+ Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, phƣơng pháp kiểm toán, kiểm tra, thanh tra tài chính, bảo đảm hoạt động nề nếp, hiệu quả.

4.1.2. Phương hướng

4.1.2.1. Những căn cứ đề xuất phương hướng

Tình hình cháy, nổ ở Việt Nam những năm tới:

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đang góp phần làm chuyển động mạnh mẽ nền kinh tế nƣớc nhà. Tốc độ đô thị hóa nhanh, các công trình công nghiệp và dân dụng xuất hiện ngày càng nhiều; theo đó là những nguy cơ cháy, nổ và những sự cố tai nạn đe dọa tính mạng ngƣời dân.

Tình hình an ninh, chính trị thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, ảnh hƣởng đến an ninh, lợi ích của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thế giới đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức lớn về an ninh phi truyền thống, nhất là biến đổi khí hậu. Các thế lực thù địch, phản động, tội phạm có tổ chức tiếp tục gia tăng các hoạt động chống phá với nhiều phƣơng thức mới, tính chất manh động, nguy hiểm hơn.

hóa - hiện đại hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh. Các công trình cao tầng, công trình ngầm, cơ sở sản xuất, thƣơng mại... ngày càng gia tăng về số lƣợng, quy mô. Bên cạnh đó, bất cập, thiếu đồng bộ trong quy hoạch hạ tầng (hệ thống điện, giao thông, nguồn nƣớc, thông tin liên lạc...) phục vụ công tác PCCC và CNCH chƣa đƣợc giải quyết triệt để. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu, khô hanh, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, nhất là tình hình bão, lũ lụt tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nƣớc đã tác động đến công tác PCCC và CNCH.

Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm và các ngành kinh tế trọng điểm. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gồm 08 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dƣơng, Tây Ninh, Bình Phƣớc, Long An và Tiền Giang. Các ngành kinh tế trọng điểm nhƣ xăng dầu, dầu khí, vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất, dệt may, hệ thống chợ, trung tâm thƣơng mại, sân bay, bến cảng, hệ thống giao thông đƣờng sắt, đƣờng thủy v.v...là những ngành có liên quan nhiều đến tình hình cháy, nổ.

Tới đây, nhiều cảng hàng không, cảng biển đƣợc mở rộng tầm cỡ quốc tế nhƣ sân bay quốc tế Long thành (Đồng Nai), Nhà ga quốc tế Nội Bài (Nhà ga T2), các cảng biển Vân Phong, Cam Ranh (Khánh Hoà), Cái Mép (Bà rịa - Vũng tàu); các công trình trọng điểm quốc gia nhƣ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn; mở rộng nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất; nhà máy khí, điện, đạm Cà Mau; nhà máy thủy điện Sơn La v.v... đi vào hoạt động và nhiều công trình trọng điểm quốc gia khác. Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, vật tƣ có nhiều nguy hiểm về cháy, nổ sẽ ngày một gia tăng.

hộ, Trung tâm thƣơng mại, 1.325 nhà có công năng khác.. Nhiều công trình giao thông, công trình ngầm trong lòng đất, công trình trên núi, trên sông, biển đã và đang đƣợc tiến hành xây dựng. Theo đó là những nguy cơ cháy, nổ, sập đổ công trình, tai nạn lao động với tần suất ngày càng cao. Việc cứu nạn, cứu hộ ở đó rất khó khăn. Thời gian tới, các địa phƣơng nhất là các thành phố lớn tiếp tục phát triển nhiều nhà cao tầng. Ở thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đang xây dựng đƣờng sắt trên cao dẫn đến những nguy cơ mới về cháy, nổ và tai nạn. Số lƣợng cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ tăng nhanh chóng, tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế 7,5% năm. Trong đó có rất nhiều cơ sở lớn gây nguy cơ cháy, nổ cao.

Theo thống kê của Bộ Công Thƣơng, tính đến hết năm 2017, cả nƣớc có 8.539 chợ, trong đó hạng I là 234 chợ (3%); hạng II là 888 (10%); hạng III là 7.417 chợ (87%). Đó là những địa điểm thƣờng xuyên tập trung đông ngƣời, nếu có sự cố cháy, nổ xảy ra thƣờng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về cả ngƣời và tài sản.

Điều tra và làm rõ nguyên nhân 3.573 vụ cháy chiếm 87,7%. Trong đó, do sự cố hệ thống và thiết bị điện 2.004 vụ (chiếm 49,2%); sơ suất trong sử dụng lửa, điện, xăng dầu, khí đốt, hóa chất 1.275 vụ (chiếm 31,3%); do đốt 143 vụ (chiếm 3,5%); vi phạm quy trình, quy định an toàn 82 vụ (chiếm 2%); do tác động của hiện tƣợng thiên nhiên 20 vụ (chiếm 0,5%); nguyên nhân khác 49 vụ (chiếm 1,2%). Còn lại 501 vụ chƣa rõ nguyên nhân (chiếm 12,3%).

Việt Nam là một trong những nƣớc chịu ảnh hƣởng mạnh nhất về biến đổi khí hậu và môi trƣờng, hạn hán kéo dài tạo ra môi trƣờng dễ cháy và cháy lớn. Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phần lớn đƣợc trang bị hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại đắt tiền. Ở đó, thƣờng xuyên tập trung một khối lƣợng lớn hàng hoá, nguyên vật liệu dễ cháy. Cho nên nguy cơ cháy lớn xảy ra ở đó là rất cao. Hàng năm, số vụ cháy tại các khu

khoảng 20-30% tổng thiệt hại do cháy gây ra.

Thời gian tới, tình hình cháy, nổ còn diễn biến phức tạp, căn cứ số liệu thống kê của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an trong thời gian từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Trang 84)