Tổng quan kinh nghiệm từ Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Trang 38 - 41)

Trung Quốc là đất nƣớc rộng lớn với diện tích hơn 9,7 triệu km2 và có số dân đông nhất thế giới, với trên 1,35 tỷ ngƣời (năm 2013). Theo số liệu của Bộ Công an Trung Quốc, năm 2013, ở Trung Quốc xảy ra 388.000 vụ hỏa hoạn, tăng gấp đôi so với năm 2012 và gây ra những tổn thất không nhỏ về ngƣời và tài sản đối với nền kinh tế và xã hội. Tổn thất kinh tế trực tiếp do các vụ cháy nổ là rất lớn. Tính chất nghiêm trọng và quy mô cháy, nổ cũng diễn biến ngày càng phức tạp. Đặc biệt, các khu đô thị lớn, khu chế xuất luôn phải đối mặt với nguy cơ về cháy, nổ do không đƣợc trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng chống cháy, nổ hiện đại. Với dân số khổng lồ và lãnh thổ rộng lớn nên việc bảo đảm an ninh, an toàn về PCCC là một nhiệm vụ rất khó khăn đối với một quốc gia đang phát triển nhƣ Trung Quốc.

Chính vì vậy, việc đẩy mạnh công tác PCCC luôn là vấn đề đƣợc Chính phủ Trung Quốc quan tâm và nỗ lực huy động nhiều nguồn đầu tƣ, từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc đến các nguồn vốn trong dân để chi cho việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, cũng nhƣ cho giáo dục phổ biến kiến thức, tuyên truyền vận động ngƣời dân chấp hành pháp luật về PCCC và trả lƣơng cho lực lƣợng PCCC.

Việc duy trì một bộ máy nhân sự rất lớn sao cho hợp lý từ Trung ƣơng đến cơ sở trong điều kiện nguồn kinh phí còn nhiều hạn chế luôn là một vấn đề đƣợc nƣớc này quan tâm. Do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong cả nƣớc và nguy cơ hỏa hoạn ở các địa phƣơng cũng khác nhau, nên việc phân bổ nguồn lực vật chất cho PCCC ở các địa phƣơng Trung Quốc cũng khác nhau và có những điểm khác so với các nƣớc phát triển nhƣ Nhật Bản và Hoa Kỳ.

* Những thành công:

- Quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCCC trong điều kiện ngân sách quốc gia khó khăn: Trong điều kiện ngân sách quốc gia của Trung Quốc thâm hụt chi tiêu nhiều năm, nhƣng với chính sách xã hội hóa tài chính cho công tác PCCC các quốc gia trên vẫn đảm bảo cho công tác PCCC hoạt động bình thƣờng, hiệu quả ngày một nâng cao, năng lực của lực lƣợng PCCC không ngừng đƣợc cải thiện. Việc khắc phục hậu quả động đất tại Tứ Xuyên - Trung Quốc là bằng chứng khẳng định khả năng ứng phó rất hiệu quả của lực lƣợng PCCC tại Quốc gia này.

- Huy động đƣợc cả cộng đồng tham gia vào hoạt động PCCC:

Bằng những chính sách và biện pháp hợp lý, Trung Quốc đã huy động đƣợc cả cộng đồng tham gia có trách nhiệm vào công tác PCCC thông qua các đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều nội dung của hoạt động PCCC. Cụ thể, ngƣời dân và các doanh nghiệp đóng góp tiền của cho các hoạt

động PCCC, còn các tình nguyện viên tham gia trực tiếp vào các lực lƣợng PCCC. Các nguồn tài chính đƣợc đầu tƣ vào sản xuất và kinh doanh các phƣơng tiện, thiết bị PCCC. Hiện nay, các trang thiết bị PCCC của Trung Quốc có mặt hầu hết ở các nƣớc trên thế giới với tính năng và hiệu quả PCCC ngày càng đƣợc cải thiện.

Các dịch vụ PCCC cũng đƣợc thực hiện rất tốt ở các quốc gia này, thể hiện ở việc hệ thống và các thiết bị PCCC cơ bản đều có mặt trong hầu nhƣ mỗi gia đình ngƣời dân, các văn phòng làm việc, nhà máy, trung tâm thƣơng mại,... . Đây là kết quả không chỉ do nhà nƣớc cung cấp, mà hầu hết hay chủ yếu do ngƣời dân và các doanh nghiệp tự cung cấp theo các quy định của Nhà nƣớc.

Công tác đào tạo nhân lực PCCC cũng đƣợc xã hội hóa rất sâu rộng tại các quốc gia trên. Nhà nƣớc chỉ đào tạo một phần lực lƣợng cảnh sát PCCC, phần còn lại do tƣ nhân, các cơ sở đào tạo thực hiện. Nhiều đơn vị, cơ sở đào tạo tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng PCCC cho các đơn vị PCCC nghiệp dƣ, các lực lƣợng PCCC tình nguyện và ngƣời dân, giúp họ có đủ khả năng và chủ động trong việc trực tiếp tham gia chữa cháy tại chỗ khi có cháy, nổ, hoặc sự cố xảy ra. Toàn bộ chi phí đào tạo do ngƣời dân, doanh nghiệp chi trả.

- Ngƣời dân và cộng đồng xã hội tham gia công tác PCCC với mức độ tự giác và trách nhiệm ngày càng cao:

Tại Trung Quốc đã gặt hái đƣợc thành công lớn trong huy động mọi ngƣời dân tham gia vào công tác PCCC. Chính sách tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng gắn với giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về PCCC đƣợc triển khai không chỉ tại các trƣờng học từ thấp đến cao, mà còn ngay tại các gia đình và các sinh hoạt cộng đồng, làm chuyển biến nhận thức để ngƣời dân tự giác và tự nguyện chấp hành pháp luật PCCC ngay từ trong gia đình đến nơi học tập, sinh hoạt và làm việc. Đây cũng là yếu tố tạo nên sự thành công trong xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC. Bằng chứng là,

các lực lƣợng tình nguyện PCCC tại Trung Quốc thƣờng rất lớn và thuộc vào những nƣớc thuộc tốp đầu. Lực lƣợng tình nguyện này đƣợc tổ chức chặt chẽ, đƣợc đào tạo tốt về kỹ năng, có thể trực tiếp tham gia chữa cháy ban đầu và hiệu quả tại chỗ. Nhờ đó, đã hạn chế đƣợc cháy, nổ xảy ra và cũng nhƣ hậu quả của chúng nếu xảy ra. Không những thế, lực lƣợng PCCC tình nguyện cũng góp phần giảm bớt chi tiêu từ ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động PCCC, vì các lực lƣợng này không đƣợc trả lƣơng hoặc nếu có thì cũng chỉ mang ý nghĩa tƣợng trƣng.

* Những tồn tại: Ở Trung Quốc, mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực

để khai thác, quản lý các nguồn lực tài chính cho hoạt động PCCC trong thời gian qua, nhƣng kết quả chƣa cao nhƣ mong đợi. Tình trạng vi phạm quy định an toàn PCCC tại các gia đình, cơ quan đơn vị nhất là tại các khu công nghiệp, chế xuất vẫn còn diễn ra. Cụ thể là vẫn còn xảy ra cháy lớn và phức tạp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, và các nhà máy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)