Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, số liệu
Từ những số liệu thu thập đƣợc, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp biện chứng duy vật và các quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử để phân tích các số liệu nhằm loại bỏ những số liệu trùng lặp, không chính xác và chọn lựa số liệu cập nhật, có giá trị trong phân tích, đánh giá thực trạng quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC tại cơ quan Cục. Luận văn cũng sử dụng các phƣơng pháp tính toán để tính ra đƣợc các chỉ tiêu, làm cơ sở cho sự đánh giá thành tựu và hạn chế trong hoạt động quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy tại tại cơ quan Cục từ năm 2015 đến năm 2017.
Phương pháp thống kê - so sánh
Phƣơng pháp thống kê so sánh đƣợc sử dụng sau khi đã tiến hành công tác thu thập dữ liệu. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện để đƣa ra một bảng thống kê các số liệu cụ thể nhằm mục đích so sánh kết quả từ đó đƣa ra các số liệu để phân tích đánh giá và đề xuất một số giải pháp cơ bản tăng cƣờng nguồn nhân lực của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đạt hiệu quả nhất.
Trên cơ sở các chỉ tiêu đã đƣợc tính toán cho từng nhóm đối tƣợng, các hệ thống bảng biểu đã đƣợc tổng hợp, đề tài sử dụng phƣơng pháp này để so sánh các chỉ tiêu tƣơng ứng trong cùng thời gian, và so sánh giữa các thời kỳ sau so với thời kỳ trƣớc. Điều đó giúp nhìn rõ xu hƣớng vận động của hoạt động quản lý nhân lực tại Cục Cảnh sát PCCC và CNCH.
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tƣợng.Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã đƣợc phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tƣợng.
Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp sử dụng để phân tích thực trạng công tác quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC tại Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, tổng hợp những cái đƣợc và chƣa đƣợc trong công tác này. Phƣơng pháp này sẽ đƣợc sử dụng trong Chƣơng 3 của đề tài. Bằng phƣơng pháp này, luận văn đã phân tích, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Chƣơng 1, nghiên cứu đánh giá tình hình hoạt động quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH tại Chƣơng 3 và đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp phù hợp với thực tiễn của Cục, để từ đó hoàn thiện việc quản lý các nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC tại Cục Cảnh sát PCCC và CNCH.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TẠI CỤC CẢNH SÁT PHÒNG
CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ 3.1. Khái quát về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam
3.1.1. Tình hình cháy, nổ ở Việt Nam
Theo thống kê, từ năm 2011 đến năm 2015, cả nƣớc xảy ra 11.788 vụ cháy, nổ, làm chết 339 ngƣời, bị thƣơng 906 ngƣời, thiệt hại về tài sản 6.505 tỷ đồng và 8.103 ha rừng. Chỉ tính riêng năm 2015, cả nƣớc xảy ra 2.792 vụ cháy (2.404 vụ cháy tại các cơ sở, nhà dân, phƣơng tiện giao thông và 388 vụ cháy rừng); làm chết 62 ngƣời, bị thƣơng 264 ngƣời, về tài sản thiệt hại 1.498,3 tỷ đồng và 1.623,2 ha rừng.
Năm 2016 đã xảy ra 3.006 vụ cháy, trong đó có 1.229 vụ cháy tại các cơ sở, 1.290 vụ cháy nhà dân, 169 vụ cháy phƣơng tiện giao thông, và 318 vụ cháy rừng, làm chết 98 ngƣời, bị thƣơng 180 ngƣời, thiệt hại về tài sản trị giá ƣớc tính trên 1.240 tỷ đồng và 1.800 ha rừng.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nƣớc xảy ra 2.364 vụ cháy, làm 51 ngƣời chết, 95 ngƣời bị thƣơng, thiệt hại về tài sản khoảng 1.173 tỷ đồng và 806 ha rừng. Riêng tháng 6/2017, cả nƣớc xảy ra 328 vụ cháy, nổ, làm 5 ngƣời chết và 26 ngƣời bị thƣơng, thiệt hại ƣớc tính 65 tỷ đồng. Các vụ cháy, nổ tập trung chủ yếu ở các khu dân cƣ, khu công nghiệp, cơ sở cho thuê mặt bằng để kinh doanh.
Theo thống kê, trong những năm gần đây số vụ cháy ở mức 1.900 - 2.400 vụ cháy nổ mỗi năm. Cục cảnh sát PCCC và CNCH ghi nhận 2.375 tai nạn cháy nổ năm 2014 và 2.404 vụ năm 2015. Đáng chú ý, số vụ cháy vào năm 2016 cao kỷ lục, xảy ra 3.006 vụ cháy nổ, cao hơn hẳn so với các năm gần đây. Biểu 3.1 thể hiện số lƣợng vụ cháy thống kê qua các năm. Có thể
thấy, số vụ cháy nổ từ năm 2011 đến nay luôn có xu hƣớng gia tăng liên tiếp và tốc độ gia tăng số vụ cháy, nổ ngày càng nhanh điển hình nhƣ năm 2014 và năm 2016 có sự gia tăng rõ rệt so với các năm trƣớc đó.
Biểu 3.1. Số lƣợng các vụ cháy nổ từ 2004 - 2016
Nguồn: Đoàn nghiên cứu JICA, dựa trên số liệu của Cục PCCC
Cùng với số lƣợng, quy mô và thiệt hại của các vụ cháy nổ cũng đang ngày càng nghiêm trọng gây ra nhiều thiệt hại về ngƣời và tài sản. Các năm qua đã xảy ra nhiều vụ cháy nổ lớn, một số vụ cháy nổ lớn đã gây nhiều sự chú ý của cộng đồng xã hội và là điểm nóng mang tính thời sự cao vào thời điểm cháy nổ xảy ra. Một số vụ cháy nổ lớn điển hình trong các năm gần đây:
- Ngày 18 tháng 10 năm 2014, cháy xảy ra tại hai địa điểm trong Khu công nghiệp Quang Minh, Hà Nội, tại nhà máy Nippon Express và một nhà máy gỗ khác. Tổng cộng có 15 xe cứu hỏa và 150 chiến sĩ chữa cháy đƣợc huy động. Thiệt hại lên đến 130 tỷ đồng.
- Ngày 3 tháng 6 năm 2015 đã xảy ra hoả hoạn tại nhà máy sản xuất giày Samho tại TP. Hồ Chí Minh. Tổng cộng có 27 xe cứu hỏa và 201 chiến sĩ chữa cháy đƣợc huy động. Nguyên nhân do cố ý gây cháy nổ, thiệt hại lên tới 315 tỷ đồng.
tại Khu công nghiệp Bắc Ninh, 28 xe cứu hỏa và 237 nhân viên cứu hỏa đƣợc huy động. Thiệt hại đến 317 tỷ đồng.
- Ngày 01 tháng 11 năm 2016, một vụ hỏa hoạn hàn xì gây ra tại quán karaoke ở thành phố Hà Nội. Toàn bộ tòa nhà bị thiêu rụi và 13 ngƣời thiệt mạng.
- Ngày 20 tháng 03 năm 2017, tại khu Tân Lập, phƣờng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn đã xảy ra vụ cháy lớn. Toàn bộ xƣởng sản xuất giấy hàng nghìn mét vuông đã cháy trụi hoàn toàn.
- Ngày 22 tháng 06 năm 2017, xảy ra cháy lớn tại Công ty TNHH United Motor Việt Nam thuộc Khu công nghiệp Nội Bài, nằm sát khu vực sân bay, gây nhiều thiệt hại về tài sản.
Thiệt hại về ngƣời trong các năm gần đây có chiều hƣớng tăng lên nhƣng không lớn (từ năm 2013 - 2016 đang hình thành đƣờng xu thế khá rõ theo hình thoải). Số ngƣời tử vong do cháy nổ trung bình từ 50 - 90 ngƣời mỗi năm, số ngƣời bị thƣơng là 120 đến 260 ngƣời. Đặc biệt trong năm 2016, số ngƣời chết do cháy nổ đã tăng lên tới mức kỷ lục 98 ngƣời, tăng hơn đáng kể so với 61 ngƣời năm 2015. Biểu 3.2 và Biểu 3.3 thể hiện số ngƣời chết và bị thƣơng do cháy nổ gây ra trong các năm qua.
Biểu 3.2: Số ngƣời tử vong trong các vụ cháy nổ từ 2004 - 2016
Biểu 3.3: Số ngƣời bị thƣơng trong các vụ cháy nổ từ 2004 - 2006
Nguồn: Đoàn nghiên cứu JICA dựa trên số liệu của Cục cảnh sát PCCC
Kèm theo đó, thiệt hại về kinh tế do tai nạn gây ra cũng có xu hƣớng tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây. Việc gia tăng về thiệt hại kinh tế có thể hiểu do số lƣợng các vụ cháy nổ gia tăng nhƣ đã thống kê, đồng thời do nền kinh tế tăng trƣởng kéo theo giá trị công trình và tài sản cũng tăng lên. Vào năm 2015, cả nƣớc thiệt hại khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng, con số cao nhất từ trƣớc đến nay, và trong năm 2016, số thiệt hại cũng vƣợt quá 1,2 nghìn tỷ đồng. Biểu 3.4 thể hiện thiệt hại về kinh tế qua các năm.
Biểu 3.4: Thiệt hại về kinh tế do cháy nổ từ năm 2004 - 2016
3.1.2. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam
Theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, thì lực lƣợng PCCC Việt Nam bao gồm: lực lƣợng Cảnh sát PCCC, lực lƣợng PCCC cơ sở, lực lƣợng dân phòng và lực lƣợng PCCC chuyên ngành.
Về mặt tổ chức, các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là lực lƣợng chiến đấu trực thuộc Bộ Công an, bao gồm Cục Cảnh sát PCCC và CNCH là cơ quan quản lý nhà nƣớc, trực thuộc quyền quản lý của Bộ trƣởng Bộ Công an hiện có 15 phòng và đơn vị tƣơng đƣơng cấp phòng trực thuộc: Phòng Tham mƣu; Phòng Chính trị; Phòng Tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng Công tác phòng cháy; Phòng Công tác chữa cháy; Phòng Thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy; Phòng Công tác cứu nạn, cứu hộ; Phòng Điều tra - xử lý về cháy, nổ; Phòng Nghiên cứu khoa học - công nghệ và kiểm định phƣơng tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng Quản lý phƣơng tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng Đầu tƣ và quản lý dự án; Phòng Hậu cần; Thanh tra Phòng cháy, chữa cháy; Trung tâm Ứng phó quốc gia về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực phía Bắc; Trung tâm Tƣ vấn và chuyển giao công nghệ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Trƣờng Đại học Phòng cháy chữa cháy là đơn vị đào tạo sỹ quan chuyên nghiệp trong lĩnh vực PCCC và CNCH. Ngoài ra còn có 20 đơn vị Cảnh sát PCCC cấp tỉnh, thành phố (là đơn vị tƣơng đƣơng cấp Sở) và 43 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH trực thuộc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức lực lƣợng Cảnh sát PCCC và CNCH
(Nguồn: Cục Cảnh sát PCCC và CNC )
Tính đến đầu năm 2017, toàn lực lƣợng Cảnh sát PCCC và CNCH có khoảng 19.600 cán bộ chiến sĩ, trong đó khoảng 13.000 là lính chuyên nghiệp phục vụ toàn thời gian và khoảng 6000 lính nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân (03 năm) và một số ít là nhân viên lao động hợp đồng. Lính nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân là những những đối tƣợng nam thanh niên trên 18 tuổi, trừ những sinh viên Đại học và những ngƣời sức khỏe yếu hay thị lực kém, đƣợc tuyển chọn từ nhu cầu của cá nhân đăng ký phục vụ có thời hạn trong lực lƣợng Công an nhân dân.
Đơn vị Cảnh sát PCCC cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng gồm có các Phòng chuyên môn (Tham mƣu, Chính trị, Hậu cần, Hƣớng dẫn chỉ đạo về công tác Phòng cháy, Hƣớng dẫn chỉ đạo về công tác chữa cháy, Hƣớng dẫn chỉ đạo về công tác CNCH, Thẩm duyệt…) và các Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH thuộc Công an tỉnh. Các Phòng chuyên môn hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc quy định, có trách nhiệm giúp việc cho Giám đốc Cảnh sát PCCC cấp tỉnh, thành phố về các chuyên môn đƣợc giao; Các Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH là các đơn vị trực tiếp chiến đấu, phụ trách công tác bảo vệ địa bàn đƣợc giao phụ trách, các nhiệm vụ thƣờng xuyên gồm: Kiểm tra an toàn PCCC, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ…
Phòng Cảnh sát PCCC trực thuộc Công an tỉnh hoạt động theo chức năng nhiệm vụ đƣợc phân công, trong đó nhiệm vụ chính là bảo vệ địa bàn tỉnh trong công tác PCCC và CNCH; trực thuộc các Phòng Cảnh sát PCCC là các đơn vị cấp Đội, trong đó có các Đội chuyên môn (Tham mƣu, Hậu cần, kiểm tra an toàn PCCC…) và các Đội Cảnh sát PCCC và CNCH; trong đó gồm: Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trung tâm đóng quân tại trụ sở của Phòng Cảnh sát PCCC, chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ địa bàn tỉnh và các Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực đóng quân tại các địa bàn trọng điểm về công tác PCCC.
3.1.3. Thực trạng về cơ sở vật chất của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy cháy và Cứu nạn, cứu hộ cháy và Cứu nạn, cứu hộ
Một là, về phƣơng tiện, thiết bị PCCC và CNCH
Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 1634/CT-TTg; 03 năm thực hiện Quyết định số 1110/QĐ-TTg và Quyết định số 44/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và triển khai thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thƣ về PCCC, Phó Thủ tƣớng Thƣờng trực Chính phủ đã chỉ rõ “lực lƣợng Cảnh sát PCCC còn thiếu về số lƣợng, yếu về nghiệp vụ; phƣơng tiện phòng cháy
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và các điều kiện hạ tầng bảo đảm chƣa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ”.
- Kinh phí đầu tƣ cho hoạt động PCCC từ nguồn ngân sách Trung ƣơng rất hạn chế, tính đến ngày 30/4/2017, Bộ Công an mới đƣợc bố trí khoảng 34,4% tổng kinh phí đầu tƣ đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 993/QĐ-TTg ngày 19/6/2014, trong đó có dự án ODA Hàn Quốc (tổng mức đầu tƣ 20 triệu USD); việc xây dựng, phát triển mạng lƣới đội Cảnh sát PCCC, CNCH ở nhiều địa phƣơng chƣa đáp ứng yêu cầu, vẫn còn 472/713 đơn vị hành chính cấp huyện chƣa thành lập đội chữa cháy; 30 địa phƣơng không thành lập mới tối thiểu 01 đội chữa cháy trong giai đoạn 2013 - 2015 theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ; Cơ sở hạ tầng, giao thông, nguồn nƣớc phục vụ công tác chữa cháy còn nhiều bất cập.
Hiện tại, còn 17 địa phƣơng chƣa đƣợc trang bị xe thang, 14 địa phƣơng chƣa đƣợc trang bị xe cứu hộ; trên 70% số đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ chƣa đƣợc trang bị thiết bị phục vụ cứu hộ trong khu vực không gian hạn chế (hang, hầm, ống khói, cống,...), thiết bị phục vụ cứu hộ trên cao,...
- Về công tác quy hoạch xây dựng và phát triển mạng lƣới các Đội Cảnh sát PCCC và CNCH: ở nhiều địa phƣơng chƣa đáp ứng yêu cầu và gặp rất nhiều khó khăn; tỷ lệ thành lập đội chữa cháy so với chỉ tiêu quy hoạch mới đạt 72,2% (68/90 đội); tỷ lệ thành lập đội cứu nạn cứu hộ chỉ đạt 16,7% (18/108 đội), còn 51 địa phƣơng chƣa có đội Cảnh sát CNCH chuyên trách.
Hiện nay, số đội chữa cháy/số đơn vị hành chính cấp huyện mới đạt tỷ lệ 31,7%, còn 31 địa phƣơng (chiếm gần 50% số địa phƣơng) chỉ có 1 đến 2 đội chữa cháy. Do đó, bán kính bảo vệ của một đội chữa cháy hiện nay quá lớn, có nhiều vụ cháy lớn xảy ra cách trung tâm tỉnh hàng chục, thậm chí hàng trăm km, việc cứu chữa không kịp thời, gây nên thiệt hại rất nghiêm trọng.
tổng phƣơng tiện PCCC và CNCH cơ giới trên toàn quốc là 1.271 xe. Trong số 1.271 xe, có 1.056 xe là xe chữa cháy,118 xe thang và 83 xe cứu hộ. Trong số các phƣơng tiện đó, số lƣợng phƣơng tiện sử dụng dƣới 10 năm chiếm 54% tổng số xe (638 xe); phƣơng tiện trên 20 năm là 22% (276 xe). Đặc biệt, 286 (27%) xe chữa cháy là không thể hoạt động, hầu hết đều là xe sử dụng trên 20 năm và số xe này thƣờng xuyên hỏng, cần đƣợc thay thế. Bên cạnh đó, các loại tàu thuyền, xe chuyên dùng chữa cháy hoá chất, chữa cháy nhà cao tầng, các phƣơng tiện phá dỡ, cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an toàn cho chiến sĩ chữa