Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa (Trang 42 - 43)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.3 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Để thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu luận văn, học viên sử dụng cả hai phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.

2.3.1 Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp

Việc thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp đƣợc thực hiện bằng cách:

+ Sử dụng các báo cáo, bộ luật của chính phủ, ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế - xã hội, báo cáo số liệu của ngân hàng về tình hình sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trƣờng…

+ Các báo cáo nghiên cứu khoa học của các cơ quan, viện nghiên cứu, trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc.

+ Các tập chí khoa học chuyên ngành, các trang web có liên quan…

+ Tài liệu, giáo trình và các sách tham khảo liên quan đến vấn đề nghiên cứu. + Các hồ sơ lƣu trữ qua các năm, các bài báo nghiên cứu, các báo cáo khách hàng, các bảng tổng hợp kết quả kinh doanh.

2.3.2 Thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp

- Phƣơng pháp điều tra, khảo sát và thu thập số liệu

Luận văn sử dụng các phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đống Đa.

Sau khi điều tra, khảo sát và thu thập đƣợc các thông tin, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu định lƣợng thì lập trên bảng biểu.

Hệ thống hóa số liệu thông tin trên cơ sở tổng hợp các số liệu thu thập đƣợc trong quá trình điều tra…

- Phƣơng pháp thống kê, mô tả là phƣơng pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập đƣợc về hiện thƣợng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tƣợng nghiên cứu.

- Uy tín của ngân hàng. Là sự tín nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Khách hàng tín nhiệm ngân hàng mới có thể sử dụng dịch vụ tại ngân hàng đó. Giả thuyết: Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng là một trong những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đối với khả năng huy động.

- Sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm dịch vụ có thu hút đƣợc khách hàng, thoả mãn đƣợc nhu cầu của khách hàng hay không cũng là một yếu tố ảnh hƣởng đến huy động vốn.

- Thủ tục và thời gian giao dịch. Khách hàng đến giao dịch nếu gặp quá nhiều khó khăn về thủ tục hay thời gian giao dịch sẽ để lại ấn tƣợng không tốt với khách hàng, khiến khách hàng không hài lòng không tiếp tục sử dụng dịch vụ của ngân hàng, ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn. Thủ tục và thời gian giao dịch ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng đó.

- Chính sách lãi suất là một nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn. - Đội ngũ nhân viên. Nếu nhân viên ngân hàng có thái độ thân thiện, nhiệt tình sẽ gây đƣợc thiện cảm đối với khách hàng. Đó có thể là một nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn.

- Chính sách ƣu đãi, chăm sóc khách hàng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn. Việc chăm sóc ƣu đãi khách hàng hài lòng giúp cho ngân hàng giữ chân đƣợc khách hàng và thu hút đƣợc nhiều khách hàng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)