Những định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa (Trang 80 - 83)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1 Những định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh

4.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nông thôn Việt Nam

“Hòa cùng sự phát triển chung của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập, ngành Ngân hàng sẽ có rất nhiều cơ hội nhƣng cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức, đó là cạnh tranh giữa các tổ chức Tài chính - Ngân hàng trong nƣớc và quốc tế ngày càng trở nên gay gắt và sâu rộng hơn… Cũng nhƣ các NHTM khác, Agribank cũng có những nhiệm vụ, mục tiêu và định hƣớng riêng cho hoạt động kinh doanh của mình nhằm khai thác triệt để tiềm năng vốn có, phát huy các kết quả đạt đƣợc đi đôi với khắc phục khó khăn, những hạn chế, hƣớng tới ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển. Đặc biệt chú ý tới vấn đề hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn, nhằm đảm bảo uy tín cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của Agribank trên địa bàn hoạt động kinh doanh.

Bƣớc vào giai đoạn hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhƣng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hƣỡng phát triển theo hƣớng Tập đoàn tài chính – ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nƣớc, vƣơn tầm ảnh hƣởng ra thị trƣờng tài chính khu vực và thế giới.

Agribank tiếp tục củng cố vững chắc thị phần của mình với định hƣớng phát triển về nguồn vốn và đầu tƣ tín dụng, tập trung mọi nguồn lực cho công tác huy động vốn, ngoài ra cần theo dõi diễn biến lãi suất huy động thị trƣờng, thực hiện theo chỉ đạo NHNN, tăng trƣởng nguồn vốn huy động ổn định. Chú trọng công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng, đổi mới cơ cấu cho vay và giữ vững thị trƣờng nông thôn.

Chủ động đề ra chƣơng trình hành động cụ thể để thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh trong thời gian tới, đảm bảo khả năng thanh khoản, an toàn hiệu quả kinh doanh.

Mở rộng các sản phẩm dịch vụ chất lƣợng cao: Thẻ tín dụng quốc tế, Séc du lịch, Séc nhờ thu đáp ứng đầy đủ các nhu cầu dịch vụ của khách hàng. Tiếp tục phát triển khách hàng mới đặc biệt là khách hàng xuất khẩu.

Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tác nghiệp, đào tạo bồi dƣỡng cán bộ. Tổ chức đổi địa bàn cán bộ, lãnh đạo theo quy định đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thƣơng mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tƣ vốn cho nền kinh tế đất nƣớc, chủ lực trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nƣớc. Duy trì tăng trƣởng tín dụng ở mức hợp lý. Ƣu tiên đầu tƣ cho “Tam nông”, trƣớc tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dự nợ cho lĩnh vực này đạt 75,2%/tổng dƣ nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hƣớng hiện đại hoá...

4.1.2 Định hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đống Đa Phát triển nông thôn Đống Đa

Agribank CN Đống Đa với mục tiêu thực hiện định hƣớng kinh doanh tăng trƣởng đều và phát triển bền vững, mở rộng quy mô với nâng cao chất lƣợng hiệu quả kinh doanh; thực hiện cho vay có chọn lọc trong phạm vi khả năng

kiểm soát, gắn công tác tổ chức cán bộ với đào tạo nâng cao trình độ và mở rộng mạng lƣới, đảm bảo ổn định việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong chi nhánh.

Để hoàn thành đƣợc những mục tiêu trên, Agribank chi nhánh Đống Đa đã đƣa ra định hƣớng phát triển công tác quản lý huy động vốn:

- Tiếp tục kiện toàn bộ máy và đƣa bộ máy theo mô hình tổ chức mới vận hành và hoạt động có hiệu quả. Phát huy tính chủ động, linh hoạt của cán bộ nhân viên, tăng cƣờng vai trò tham mƣu của các bộ phận quản lý.

- Có chiến lƣợc huy động vốn phù hợp với điều kiện tổ chức mạng lƣới, điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập và tập quán tiêu dùng ở địa bàn thành phố Hà Nội, mức độ cạnh tranh trên từng vùng thị trƣờng tại các ngân hàng cơ sở để nguồn vốn tăng trƣởng đồng thời chi phí vốn hợp lý.

- Thông qua phân tích tài chính hàng năm điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo thời gian sao cho có khoảng cách với tài sản nhạy cảm có lợi khi lãi suất thị trƣờng biến động.

- Đa dạng nguồn vốn trong kinh doanh, phát huy nội lực bằng việc coi nguồn vốn huy động tại địa phƣơng là trọng tâm khai thác. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, tăng cƣờng huy động các nguồn vốn giá rẻ. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai sản phẩm huy động.

- Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian, đảm bảo nguồn vốn trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng tài sản có thời hạn dài, ngăn ngừa các rủi ro có thể gặp phải.

- Từng bƣớc hiện đại hoá công nghệ để cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính có chất lƣợng cao để nâng cao uy tín đối với khách hàng góp phần tạo lập nguồn vốn ổn định với qui mô, cơ cấu phù hợp với yêu cầu phát triển.

- Song song với việc đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, phải tổ chức thực hiện khép kín các dịch vụ ngân hàng từ cho vay nội, ngoại tệ đến

thanh toán trong nƣớc và quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng giao dịch nói chung và khách hàng gửi tiền nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)