CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
3.3.4. Kiểm soát huy động vốn
Giám đốc Agribank CN Đống Đa có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên tình hình thực hiện kế hoạch. So sánh kết quả thực hiện đƣợc với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, so sánh việc thực hiện kỳ này với kết quả thực hiện những kỳ trƣớc để chỉ rõ những mặt đƣợc, mặt còn hạn chế để đƣa ra những điều chỉnh kịp thời. Kiểm soát việc huy động vốn theo đúng cơ chế hiện hành của NHNN và của Agribank. Từ đó đúc rút kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch huy động vốn những kỳ sau đƣợc tốt hơn và quyết định các hình thức khen thƣởng, kỷ luật kế hoạch kịp thời.
Trong những năm gần đây, hoạt động kiểm soát huy động vốn đƣợc lãnh đạo Chi nhánh quan tâm, nhƣng tình hình huy động vốn trở nên khó khăn, Ngân hàng phải tiếp cận các nguồn vốn đắt hơn. Chủ thể trong kiểm soát huy
động vốn tại chi nhánh gồm: Giám đốc và các phó Giám đốc; bộ phận giúp việc, tham mƣu là phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện kế hoạch huy động vốn. Trong quá trình kiểm soát huy động vốn, phòng Kế hoạch phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác để thực hiện vai trò đầu mối kiểm soát, giúp Ban lãnh đạo chi nhánh thực hiện nhiệm vụ này.
Việc kiểm soát đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Giám Đốc Chi nhánh quyết định kế hoạch huy động vốn hàng năm, kế hoạch này đƣợc phân chia theo tiến độ quý và cho từng đơn vị, cá nhân.
- Tổ chức giao kế hoạch huy động vốn cho các phòng, đây là nhiệm vụ gắn với đánh giá thành kết quả hoạt động, thi đua khen thƣởng hàng năm đối với từng phòng và từng cá nhân.
- Theo dõi, báo cáo về tình hình thực hiện chỉ tiêu huy động vốn của mỗi cá nhân, bộ phận và toàn Chi nhánh hàng ngày.
- So sánh kết quả huy động vốn đạt đƣợc của chi nhánh với kế hoạch đã đƣợc giao.
- Phân tích, đánh giá kết quả đạt đƣợc để có những biện pháp chỉ đạo điều hành tiếp theo.