Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa (Trang 83 - 86)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý hoạt động huy động vốn

4.2.1 Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý huy động vốn

4.2.1.1 Về cơ cấu tổ chức

Mô hình cơ cấu tổ chức Agribank Đống Đa đang vận hành là mô hình tổ chức có tính truyền thống, chƣa đáp ứng đƣợc yêu trong thực hiện nhiệm vụ chiến lƣợc huy động vốn.

Mô hình tổ chức này chƣa nhìn thấy yếu tố định hƣớng khách hàng. Thực chất của chiến lƣợc huy động vốn là chiến lƣợc định hƣớng khách hàng. Bởi vậy, trong cơ cấu tổ chức, Chi nhánh nên đi theo hƣớng cơ cấu theo định hƣớng khách hàng.

Việc tổ chức và bố trí các phòng nghiệp vụ hiện nay tại chi nhánh đang đƣợc tiến hành phân cấp quản lý theo loại hình nghiệp vụ, chƣa chú trọng quản lý theo thị trƣờng và đối tƣợng phục vụ. Vì vậy, khó cho việc hoạch định chiến lƣợc, khó sự phối hợp tốt giữa các phòng nghiệp vụ để thực hiện

chiến lƣợc, khó nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng và khả năng đáp ứng đƣợc các đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.

Trên cơ sở đó tác giả luận văn đề xuất hoàn thiện cơ cấu tổ chức bằng cách thành lập thêm một phòng kế hoạch nguồn vốn chuyên trách về việc xây dựng kế hoạch, thực hiện chiến lƣợc huy động vốn. Phòng kế hoạch nguồn vốn trực thuộc Giám đốc quản lý.

- Trong phòng kế hoạch nguồn vốn có thể hình thành các tổ có chức năng nhiệm vụ độc lập về việc quản lý nguồn vốn nhƣ: quản lý nhóm nhóm khách hàng chiến lƣợc và tiềm năng; quản lý chiến lƣợc kế hoạch; bộ phận chuyên nghiên cứu, đánh giá diễn biễn thị trƣờng...

- Thêm bộ phận Ban chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc. Ban này sẽ có nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức thực thi chiến lƣợc, chính sách. Đặc biệt có nhiệm vụ phân tích tổng thể tình hình thực hiện mục tiêu chiến lƣợc đề có những kiến nghị kịp thời lên Giám đốc tìm hƣớng xử lý.

Bên cạnh đó Chi nhánh này cần chủ động hơn trong việc rà soát, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, từng cán bộ lãnh đạo cũng cần nghiêm túc kiểm điểm, nhìn nhận, đánh giá và nâng cao trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ đƣợc giao.

4.2.1.2 Về nhân sự

Trong mọi lĩnh vực nói chung và đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng nói riêng thì yếu tố con ngƣời luôn đƣợc coi là vấn đề quan trọng nhất. Nó quyết định đến sự phát triển và thành công của ngân hàng. Vì vậy, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ đƣợc coi là một nhiệm vụ thƣờng xuyên và lâu dài.

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý huy động vốn tại chi nhánh, đặc biệt là tại phòng Kế hoạch với số nhân sự còn rất hạn chế, trong đó trình độ chuyên mộ chƣa cao, số năm công tác ngắn, kinh nghiệm trong công tác quản lý huy động vốn chƣa nhiều, do vậy Chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp sau:

Bổ sung cán bộ có trình độ, kinh nghiệm về quản lý huy động vốn, phẩm chất đạo đức tốt.

Tổ chức cho cán bộ đi học tập các khóa học chuyên sâu về những nội dung liên quan đến hoạt động huy động vốn. Nhấn mạnh chƣơng trình và đối tƣợng đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng. Những tƣ tƣởng và kiến thức về marketing cũng rất bổ ích cho cán bộ nhân viên, nhất là những ngƣời làm công tác kế hoạch, những ngƣời có quan hệ với khách hàng kể cả cho vay và nhận gửi. Đặc biệt là ban lãnh đạo cần làm tốt việc phân tích và dự báo xu hƣớng phát triển kinh tế, đánh giá kịp thời và nắm bắt đƣợc những nhu cầu phát sinh của khách hàng hiện tại cũng nhƣ nhu cầu gửi tiền của khách hàng tiềm năng.

Đội ngũ cán bộ làm công tác huy động vốn là những ngƣời thƣờng xuyên tiếp xúc với khách hàng, truyền tải các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tới khách hàng là bộ mặt của ngân hàng thì càng cần phải đƣợc đào tạo, đƣợc nâng cao trình độ. Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực cần đƣợc tiến hành theo hƣớng: “Giỏi một nghề biết nhiều nghề”. Muốn vậy, ngân hàng không chỉ tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ mà còn phải tổ chức đào tạo các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, và trình độ kinh tế tổng hợp… cho cán bộ. Chi nhánh có thể cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu để làm hạt nhân, các cán bộ này sau đó sẽ là giảng viên cho các khóa đào tạo lại tại chi nhánh. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng khuyến khích cán bộ tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua các cơ chế, chính sách nhƣ chính sách tiền lƣơng, chính sách khen thƣởng, hoặc thông qua các cơ chế khoán sản phẩm, cơ chế quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ…

Công tác bổ nhiệm cán bộ, động lực trong công tác phát triển nguồn nhân lực phải xác định đƣợc các chức danh cụ thể cho từng vị trí chuyên môn, kinh nghiệm công tác cho từng vị trí cụ thể.

Chi nhánh nên có những buổi hội thảo, mời giảng viên hoặc những ngƣời có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng đến giảng dạy cũng nhƣ trao đổi, thảo luận nhằm giải đáp những thắc mắc, khó khăn mà cán bộ gặp phải trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của mình.

Bên cạnh việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực hiện có Agribank cũng cần có chiến lƣợc thu hút nhân tài cụ thể. Trao học bổng cho sinh viên giỏi, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tài trợ một số chƣơng trình tại các trƣờng đại học… Có chính sách rõ ràng trong việc tuyển dụng cũng nhƣ công tác đào tạo ban đầu sau khi tuyển dụng. Nên mở những lớp học nghiệp vụ ngắn hạn cho cán bộ mới, đồng thời tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ thƣờng xuyên cho cán bộ để cập nhật các chƣơng trình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)