Đánh giá chung về quản lý hoạt động huy động vốn tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa (Trang 75 - 80)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá công tác quản lý hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

3.4.2. Đánh giá chung về quản lý hoạt động huy động vốn tạ

chi nhánh Đống Đa.

3.4.2.1 Kết quả đạt được

Cơ chế quản lý kế hoạch kinh doanh đã ban hành đầy đủ quy trình trong việc xây dựng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành và kiểm soát về kế hoạch huy động vốn toàn hệ thống. Là công cụ điều hành hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động huy động vốn trong toàn hệ thống và là cơ sở để cân đối vốn, điều hành kế hoạch kinh doanh và xây dựng kế hoạch tài chính. Thể hiện ở việc quy định vai trò, trách nhiệm của Trụ sở chính và chi nhánh.

Cơ chế quản lý kế hoạch kinh doanh đƣợc thực hiện theo nguyên tắc tập trung thống nhất, việc lập kế hoạch huy động vốn đƣợc xuất phát từ nhu cầu của chi nhánh và đƣợc định hƣớng theo mục tiêu chung nên cũng tƣơng đối sát với tình hình thực tế.

Kế hoạch huy động vốn đƣợc xây dựng, giao hàng năm cho các phòng và đƣợc chia ra tiến độ theo quý kế hoạch giúp Chi nhánh thực hiện cân đối và có thể điều hòa vốn với Trụ sở chính.

Bộ máy quản lý huy động vốn đƣợc thực hiện xuyên suốt. Phòng kế hoạch tổng hợp có nhiệm vụ tham mƣu đề xuất với ban giám đốc chi nhánh thực hiện tốt các chỉ tiêu về huy động vốn đƣợc Trụ sở chính giao.

Cơ cấu chức năng phân chia các nhiệm vụ rất rõ ràng, thích hợp với những lĩnh vực, nhiệm vụ cụ thể, độc lập.

Việc quản lý chỉ tiêu nguồn vốn thống qua hệ thống IPCAS, giúp công tác quản lý, điều hành kế hoạch đƣợc nhanh nhậy, kịp thời.

Công tác chỉ đạo đƣợc đổi mới theo hƣớng tăng cƣờng, sâu sát từ Chi nhánh đến các phòng nghiệp vụ; chỉ đạo điều hành công tác huy động vốn linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trƣờng, nâng cao vai trò chủ động sáng tạo các phòng ngiệp vụ; tạo đƣợc sự đồng thuận thống nhất cao trong triển khai thực hiện; kỷ cƣơng, kỷ luật và ý thức trách nhiệm trong công tác huy động vốn.

Công tác kiểm tra, kiểm soát về huy động vốn đƣợc lãnh đạo Chi nhánh đặc biệt quan tâm; Căn cứ vào đặc điểm chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao cho từng phòng nghiệp vụ, từng cán bộ và kết quả thực hiện đƣợc theo dõi kịp thời trên hệ thống IPCAS.

Kết quả của từng bộ phận, phòng nghiệp vụ liên quan đến huy động vốn đƣợc theo dõi, cập nhật ngày, tháng, quý, năm.

Hình thành đƣợc bộ phận theo dõi, đánh giá kết quả huy động vốn để có phân tích, đánh giá những diễn biến của nguồn vốn, từ đó đƣa ra những biện pháp điều hành kịp thời.

3.4.2.2 Những mặt tồn tại hạn chế

Cơ chế kế hoạch hiện hành không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, chƣa phản ánh kế hoạch tổng thể về công tác huy động vốn, còn mang tính phân tán, chƣa gắn kết với kế hoạch cân đối sử dụng vốn, phát triển sản phẩm dịch vụ, …để phản ánh hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Việc xây dựng và giao kế hoạch của Trụ sở chính còn nặng tính chủ quan, áp đặt chƣa thực sự căn cứ vào khả năng tổ chức kinh doanh và mức độ chiếm lĩnh thị phần của chi nhánh (yếu tố con ngƣời, tình hình phát triển KT-XH, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn,…).

Kế hoạch nguồn vốn chƣa đƣợc xây dựng trên cơ sở cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mục tiêu tài chính do vậy tạo áp lực lên chỉ tiêu nguồn vốn, thiếu tính khả thi.

Giao chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn còn chung chung chỉ giao chỉ tiêu tổng nguồn vốn, tỷ lệ tiền gửi dân cƣ, chƣa cụ thể đối với từng loại nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn, kỳ hạn nguồn vốn nên việc điều hành cân đối vốn còn gặp nhiều khó khăn.

Có rất nhiều ngân hàng TMCP cạnh tranh mạnh và gay gắt về lãi suất trên cùng địa bàn kinh doanh của chi nhánh.

Bộ máy quản lý huy động vốn hiện nay chƣa đƣợc chuyên môn hóa cao, chậm đổi mới cả về cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, nhân viên. Về cơ cấu tổ chức còn sử dụng cơ cấu tổ chức truyền thống, thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu theo yêu cầu, chƣa tạo ra đƣợc bộ máy hƣớng đến khách hàng.

Việc tổ chức còn rời rạc, chƣa có sự gắn kết giữa các bộ phận. Do vậy công tác xây dựng và giao kế hoạch huy động vốn chƣa thực sự phù hợp với thực tế, chƣa phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn và kế hoạch tài chính.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên tuy có trình độ đào tạo khá cao song kinh nghiệm công tác, quan hệ với khách hàng còn nhiều điều bất cập, thiếu những

kiến thức, kỹ năng mới phục vụ cho hoạt động huy động vốn. Tính năng động sáng tạo trong công việc còn thấp.

Chỉ đạo huy động vốn còn mang tính hình thức, với mục đích hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra nhƣng chƣa thực sự đi vào hiệu quả của nguồn vốn, giảm chi phí vốn.

Nội dung chỉ đạo chƣa cụ thể, thiếu trọng tâm, trọng điểm; chƣa bám sát theo chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội.

Độ chính xác của thông tin trong kiểm tra, kiểm soát và phân tích còn thấp, thậm chí thông tin không đƣợc cung cấp đầy đủ, kịp thời.

Chế độ báo cáo thống kê và các tiêu chí đánh giá kết quả huy động vốn chƣa đƣợc xây dựng rõ ràng, kỷ luật báo cáo tình hình kết quả huy động vốn của từng bộ phận, cá nhân chƣa cao.

Sự phối kết hợp giữa bộ phận kế hoạch và kiểm tra kiểm soát chƣa tốt, việc xử lý kỷ luật kế hoạch còn hạn chế.

3.4.3.3. Nguyên nhân

- Về chiến lƣợc huy động vốn: Chiến lƣợc huy động vốn hiện nay chƣa phù hợp với tình hình thực tế, chƣa phản ánh chiến lƣợc tổng thể về công tác huy động vốn, còn mang tính phân tán, chƣa gắn kết với cân đối sử dụng vốn và sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn vốn, sử dụng vốn; chƣa gắn với chiến lƣợc phát triển sản phẩm dịch vụ, tài chính…

- Hệ thống cơ chế chính sách còn chƣa đồng bộ, quản lý vốn chƣa thực sự hiệu quả. Việc thực hiện cơ chế điều hoà vốn nội bộ chƣa khuyến khích đƣợc chi nhánh trong huy động vốn, chƣa tạo động lực đủ mạnh để giảm thấp lãi suất huy động đầu vào, giảm chi phí huy động vốn.

- Trình độ, năng lực cán bộ chƣa đủ mạnh: Trong hoạt động huy động vốn cũng nhƣ mọi hoạt động khác, cán bộ trẻ còn thiếu kiến thức chuyên sâu. Khả năng khai thác, phân tích, kiểm tra trên hệ thống còn hạn chế.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát thực hiện chậm chƣa có nhiều biện pháp chấn chỉnh ngay các sai phạm sau thanh tra, kiểm tra. Bộ phận kiểm soát tuân thủ công việc còn yếu, tiến độ công việc không đảm bảo.

- Công nghệ thông tin trong công tác quản lý huy động vốn còn hạn chế. - Cơ chế khen thƣởng chƣa tạo đƣợc động lực cho từng phòng, từng cá nhân tìm mọi biện pháp, phát huy sáng tạo nhằm thực hiện hoàn thành và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao, nâng cao hiệu quả vốn huy động.

CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CN ĐỐNG ĐA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)