Giải quyết xung đột trong kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị kênh phân phối sản phẩm sữa của tập đoàn TH true milk 001 (Trang 81 - 82)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3.3.Giải quyết xung đột trong kênh phân phối

3.3. Thực trạng quản trị kênh phân phối sản phẩm sữa của Tập đoàn

3.3.3.Giải quyết xung đột trong kênh phân phối

Trong quá trình kiểm tra kiểm soát hoạt động của kênh phân phối, TH True Milk cũng rất nhạy bén với việc điều chỉnh các biến thể kênh- mạng phân phối. Thông thường có mấy loại xung đột hay xảy ra là:

- Xung đột thứ nhất là xung đột giữa TH True Milk với cửa hàng và đại lý trong việc thanh toán tiền hàng. TH True Milk có qui định thời hạn tối đa để cửa hàng bán hết một lô hàng, nếu vượt quá thời gian trên mà chưa tiêu thụ được thì TH True Milk sẽ ngừng việc cấp hàng, xong một số cửa hàng lại vin vào lý do này để chiếm dụng vốn của TH True Milk. Như do ảnh hưởng của khủng hoảng nên tình hình kinh doanh của các đại lý gặp nhiều khó khăn hơn, do tâm lý của các nhà phân phối luôn muốn chậm thanh toán, để chiếm dụng vốn…

- Một loại xung đột nữa là xung đột giữa các cửa hàng và đại lý với nhau trong việc tiêu thụ sản phẩm. Các cửa hàng lấn sang địa bàn hoặc lôi kéo

trung gian của cửa hàng khác là không thể tránh khỏi. Nguyên nhân là do tập trung nhiều cửa hàng trên cùng một địa bàn, kinh doanh cùng mặt hàng, nên phát sinh nhiều cạnh tranh.

Khi xung đột xảy ra giữa các thành viên kênh, TH True Milk luôn chú trọng giải quyết ngay, những trường hợp nhẹ TH True Milk xử lý bằng cách cảnh cáo, nhắc nhở các thành viên kênh nhưng cũng có những trường hợp TH True Milk phải loại trừ thành viên đó khỏi kênh phân phối. Tuy nhiên việc loại trừ một thành viên nào đó khỏi kênh phân phối là rất khó khăn do nhiều khi ở tại thị trường đó không có trung gian nào có khả năng và đủ tiêu chuẩn để thay thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị kênh phân phối sản phẩm sữa của tập đoàn TH true milk 001 (Trang 81 - 82)