PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 44)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện Cô Tô trong giai đoạn vừa qua như thế nào?

- Đánh giá về thế mạnh và những tiềm năng trong phát triển nông nghiệp hàng hoá ở huyện Cô Tô trong giai đoạn vừa qua như thế nào? Đã đạt được những kết quả gì? Những mặt còn tồn tại, hạn chế? Nguyên nhân của các kết quả trên là gì?

- Định hướng, mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Cô Tô trong những năm tới là gì?

- Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện Cô Tô trong giai đoạn tới cần phải thực hiện những giải pháp gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Báo cáo tổng kết về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các năm 2011, 2012, 2013 của huyện Cô Tô.

Thu thập thông tin về sản xuất hàng hóa của huyện Cô Tô từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nước, trung ương, tỉnh, huyện; các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về tình hình phát triển kinh tế nông thôn, các báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Quảng Ninh cung cấp (Sở Nông nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư), của huyện và các xã huyện Cô Tô;

Số liệu thống kê về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.Những số liệu này thu thập chủ yếu ở phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên của huyện.

2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

2.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra

* Chọn mẫu xã điều tra

Để điều tra số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài, chúng tôi thực hiện chọn 3 xã, đại diện cho 3 tiểu vùng kinh tế. Việc chọn xã nghiên cứu phải đảm bảo theo yêu cầu nghiên cứu và phân tích và đảm bảo các tiêu chuẩn như sau:

- Mang tính đại diện cho các xã trong vùng sinh thái, kinh tế của huyện. - Có quỹ đất nông nghiệp ở mức trung bình khá so với các xã khác trong huyện.

- Có điều kiện sản xuất, mức độ kinh tế, trình độ dân trí,... ở mức trung bình trong huyện.

- Có khoảng cách xa, gần khác nhau đến thị trường, đường quốc lộ và trung tâm huyện lỵ.

Với các yêu cầu đặt ra như trên, chúng tôi chọn 3 đơn vị đại diện cho 3 tiểu vùng để điều tra. Trong đó thị trấn Cô Tô nằm ở trung tâm của huyện, có rất nhiều điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa tập trung. Xã Thanh Lân nằm ở phía Nam của huyện. Xã Đồng Tiến nằm ở phía Bắc của huyện.

*Chọn hộ nghiên cứu

Việc chọn hộ nghiên cứu là bước hết sức quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan khoa học, đề tài lựa chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên. Nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra, phỏng vấn ngẫu nhiên 300 hộ nông dân ở 3 đơn vị hành chính của huyện. Cụ thể tác giả chọn địa điểm điều tra và mẫu điều tra theo bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Lựa chọn địa điểm điều tra STT Xã, Thị trấn Số hộ

1 Thị trấn Cô Tô 100

2 Xã Thanh Lân 100

3 Xã Đồng Tiến 100

- Sau khi tiến hành xác định số lượng mẫu và địa điểm cần điều tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra tình hình sản xuất hàng hóa nông nghiệp của các hộ gia đình.

2.2.2.2.Phương pháp điều tra

Để tiến hành điều tra, chúng tôi xây dựng mẫu phiếu điều tra theo các tiêu chí bao gồm các chỉ tiêu định lượng và định tính theo nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn. Tiến hành điều tra phỏng vấn thử một số hộ nông dân với bộ câu hỏi đã được chuẩn bị, sau đó được chỉnh sửa cho hoàn chỉnh phù hợp với thực tế và dùng để điều tra phỏng vấn toàn bộ các hộ nông dân được chọn. Số liệu thu thập được thông qua điều tra và được kiểm tra, hoàn chỉnh lại.

- Nội dung phiếu điều tra bao gồm: Thu thập thông tin về tình hình của hộ

nông dân bằng phiếu điều tra xây dựng trước. Qua phiếu điều tra này sẽ cho phép thu thập được các thông tin định tính và định lượng về vấn đề liên quan đến sản xuất hàng hóa của các hộ.

2.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Đối với thông tin thứ cấp, sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì phải lập trên bảng biểu.

- Đối với thông tin sơ cấp, phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính, sử dụng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần suất, số tối đa và tối thiểu. Phương pháp này dùng để mô tả quá trình thực hiện của các hộ nông dân khi tiến hành sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn nghiên cứu. Mô tả quá trình tổ chức sản

xuất hàng hóa mang tính thâm canh, chuyên canh của các hộ nông dân, cũng như việc thực hiện các chính sách của Nhà nước và của địa phương.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp thống kê so sánh bao gồm cả số tương đối và số tuyệt đối để đánh giá sự vật và hiện tượng theo không gian và thời gian.

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán cho từng dạng hộ nông dân theo các dạng nhóm phân tổ, có thể so sánh các vùng khác nhau, giữa các năm với nhau và giữa các dân tộc khác nhau, nhằm rút ra những ưu điểm, những hạn chế của các đối tượng, làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp triển phù hợp với các mô hình sản xuất của người nông dân trên từng vùng sinh thái.

Phương pháp so sánh chỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu và các đối tượng so sánh có ý nghĩa nhằm phát hiện những nét đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân. Đồng thời phương pháp này được sử dụng chủ yếu là so sánh kinh tế hộ nông dân theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá ở những mô hình kinh tế trong các vùng khác nhau.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Thu thập thông tin qua các

cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này đặc biệt cho phép hai thác được những kiến thức bản địa của người dân địa phương.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (theo giá so sánh ) (%);

Là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định.

GDP = C + I + G + NX

C: tiêu dùng I: Đầu tư

NX: Xuất hẩu ròng hàng hóa dịch vụ (NX = EX – IM) Ý nghĩa:

+ Đây là thước đo tốt để đánh giá thành tựu inh tế của một quốc gia + Dùng để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống của dân cư thông qua GDP bình quân đầu người

+ Cơ sở cho việc lập các chiến lược phát triển inh tế trong ngắn hạn và dài hạn

+ Được sử dụng để tính tỷ lệ tăng trưởng inh tế của quốc gia - Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ

Là giá trị hàng hóa và dịch vụ mới sáng tạo ra của các ngành inh tế trong một thời ỳ nhất định. Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Giá trị tăng thêm được tính theo giá thực tế và giá so sánh.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất inh doanh trong một thời ỳ; từ đó, có chính sách điều chỉnh hợp lý hơn..

*Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp

- Năng suất, sản lượng cây trồng, sản lượng nuôi trồng, khai thác, sản lượng thịt hơi xuất chuồng...

- Thu nhập = Tổng thu - tổng chi + Trong trồng trọt:

Tổng thu trên 1 đơn vị diện tích = sản lượng trên 1 đơn vị diện tích x Đơn giá (thực tế)

Tổng chi trên 1 đơn vị diện tích bao gồm chi phí mua giống cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, chi phí khác...

+ Đối với chăn nuôi:

giá thực tế.Tổng chi bao gồm chi phí mua giống con, chi phí mua thức ăn, chi phí về thú y, chi phí chuồng trại, công lao động..

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ và hiệu quả sản xuất hàng hoá của kinh tế hộ nông dân

Nhóm chỉ tiêu phản ánh về chủ hộ nông dân: Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm sản xuất, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, khả năng tiếp cận thị trường, độ tuổi bình quân, giới tính.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ nông dân: đất đai bình quân 1 hộ, 1 lao động, 1 nhân khẩu; vốn sản xuất bình quân 1 hộ và cơ cấu vốn theo tính chất vốn; lao động bình quân 1 hộ, lao động bình quân/người tiêu dùng bình quân.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh phương hướng và kết quả sản xuất hàng hoá của hộ nông dân: giá trị sản xuất trong năm, cơ cấu giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất hàng hoá của hộ, tỷ trọng giá trị sản xuất hàng hoá, cơ cấu sản phẩm hàng hoá.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI HUYỆN CÔ TÔ

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cô Tô ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lí

Cô Tô là một huyện đặc biệt của tỉnh Quảng Ninh, được thành lập năm 1994 trên cơ sở quần đảo Cô Tô thuộc huyện Cẩm Phả trước đây.

Cô Tô có vị trí địa lý từ 20o10’- 21o15’ vĩ độ Bắc và từ 107o35’ - 108o20’ inh độ Đông. Phía Bắc giáp vùng biển huyện Hải Hà; Phía Nam giáp vùng biển Bạch Long Vỹ, Thành phố Hải Phòng; Phía Đông giáp hải phận quốc tế; Phía Tây giáp vùng biển huyện Vân Đồn.

Toàn huyện Cô Tô bao gồm hoảng 40 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích bãi nổi tự nhiên 4.620 ha, trong đó có 2 đảo lớn nhất là Thanh Lân và Cô Tô (khoảng trên 3.000 ha). Hòn đảo lớn còn lại là đảo Chằn (đảo Trần) đứng riêng về phía Đông Bắc.

Với vị trí địa lý đặc biệt, xung quanh là biển và nằm gần các ngư trường lớn, Cô Tô có điều iện thuận lợi để phát triển thuỷ sản, đồng thời có vai trò đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

3.1.1.2. Khí hậu thời tiết

Cô Tô là huyện đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa hải đảo, chịu ảnh hưởng và tác động của biển, nhiều dông bão, tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển và được chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

Nhiệt độ trung bình năm 22,70C, dao động từ 17 - 280

C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 27 - 300C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36,20C. Độ ẩm không hí trung bình hàng năm là 84%. Lượng mưa trung bình năm tương đối cao so với toàn tỉnh đạt 1.707,8 mm và phân thành 2 mùa là mùa mưa và mùa ít mưa.

3.1.1.3. Tài nguyên đất

Như chúng ta đều biết đất đai là TLSX đặc biệt hông thế thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Vì thế đất đai có tính quyết định đến phương hướng sản xuất inh doanh của vùng, đặc biệt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu inh tế nông nghiệp thì đất đai là yếu tố quan trọng và mang tính quyết định nhất. Do vậy việc sử dụng đất đai hợp lý hay hông hợp lý chính là nhân tố thúc dẩy hoặc ìm hãm sự phát triển sản xuất nói chung và quá trình chuyển dịch cơ cấu inh tế nông nghiệp nói riêng.

Đất đai huyện Cô Tô được chia thành 3 nhóm chính gồm đất cát, đất giây, đất đỏ vàng.

a. Nhóm đất cát

Nhóm đất cát được hình thành ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển. Nhóm đất này phân bổ ở thị trấn Cô Tô, xã Thanh Lân và xã Đồng Tiến, gồm có 3 đơn vị đất là:

- Bãi cát ven sông, ven biển: đơn vị đất này gồm có 1 đơn vị phân loại

đất phụ là: Bãi cát ngập triều, loại đất này thường ở địa hình thấp ngoài đê biển và thường xuyên ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều.

- Đất cồn cát trắng vàng: loại đất này chủ yếu thành phần cơ giới là

cát, ở địa hình cao tạo thành những cồn cát dài, và được phân bổ ở các xã, thị trấn trong huyện. Loại đất này có một đơn vị phân loại đất phụ là: Đất cồn cát trắng vàng điển hình, đất này có đặc điểm là: có phản ứng chua (pHKCL: 4,50 ở tầng đất mặt). Hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng đều rất nghèo. Dung

tích hấp thụ (CEC) thấp: 4,40mg/100g đất ở tầng mặt và tăng dần theo chiều sâu. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát thô, cát vật lý > 95%.

- Đất cát biển: loại đất này phân bố ở xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô.

Đơn vị đất này được chia làm 2 đơn vị đất phụ là:

+ Đất cát biển điển hình: phân bố ở xã Đồng Tiến, thường ở địa hình cao hoặc vàn cao, hình thành chủ yếu do sự hoạt động của sông và biển. Thành phần cơ giới từ cát pha đến cát mịn. Đất có phản ứng chua, hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng đều nghèo. Dung tích hấp thu thấp.

+ Đất cát biển giây sâu: phân bố ở xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô, đất có quá trình hình thành cũng giống đất cát biển điển hình, song ở điều kiện địa hình thấp hơn nên thường xuất hiện tầng giây ở độ sâu dưới 50cm. Phản ứng của đất chua pHKCL: 4,49-5,22. Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở tầng đất mặt nghèo, tương ứng là: 1,01% và 0,48%. Lân tổng số và dễ tiêu ở tất cả các tầng đất. Kali tổng số và dễ tiêu nghèo (<0,5mg/100g đất), canxi và manhê trao đổi thấp, lượng canxi trao đổi chiếm ưu thế hơn so với manhê. Dung tích hấp thụ (CEC) rất thấp, thành phần cơ giới cát mịn là chủ yếu.

* Nhóm đất Giây

Đất Giây được hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa. Chúng biểu hiện đặc tính Giây mạnh ở độ sâu 0-50cm. Đất Giây phân bố ở các xã Thanh Lân và Đồng Tiến. Đất Giây có một đơn vị đất là đất Giây chua.

Đất Giây chua có một phân loại đất phụ là đất Giây chua điển hình. Đất Giây chua điển hình có phản ứng chua (pHKCL: 4,34-4,69). Hàm lượng hữu cơ ở tầng đất mặt khá, càng xuống sâu hàm lượng chất hữu cơ giảm. Đạm tổng số ở tầng đất mặt khá (0,160%), và càng xuống sâu đạm tổng số càng giảm. Lân tổng số và dễ tiêu ở lớp đất mặt nghèo 0,041% và 2,6 mg/100g đất. Kali tổng số trung bình; kali dễ tiêu há. Lượng cation kiềm trao đổi thấp, dung tích hấp thụ (CEC) đạt trên 101đl/100g đất. Thành phần cơ giới của đất

từ thịt trung bình ở tầng mặt, xuống sâu các tầng dưới có thành phần cơ giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 44)