5. ết cấu của luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (theo giá so sánh ) (%);
Là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định.
GDP = C + I + G + NX
C: tiêu dùng I: Đầu tư
NX: Xuất hẩu ròng hàng hóa dịch vụ (NX = EX – IM) Ý nghĩa:
+ Đây là thước đo tốt để đánh giá thành tựu inh tế của một quốc gia + Dùng để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống của dân cư thông qua GDP bình quân đầu người
+ Cơ sở cho việc lập các chiến lược phát triển inh tế trong ngắn hạn và dài hạn
+ Được sử dụng để tính tỷ lệ tăng trưởng inh tế của quốc gia - Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ
Là giá trị hàng hóa và dịch vụ mới sáng tạo ra của các ngành inh tế trong một thời ỳ nhất định. Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Giá trị tăng thêm được tính theo giá thực tế và giá so sánh.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất inh doanh trong một thời ỳ; từ đó, có chính sách điều chỉnh hợp lý hơn..
*Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp
- Năng suất, sản lượng cây trồng, sản lượng nuôi trồng, khai thác, sản lượng thịt hơi xuất chuồng...
- Thu nhập = Tổng thu - tổng chi + Trong trồng trọt:
Tổng thu trên 1 đơn vị diện tích = sản lượng trên 1 đơn vị diện tích x Đơn giá (thực tế)
Tổng chi trên 1 đơn vị diện tích bao gồm chi phí mua giống cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, chi phí khác...
+ Đối với chăn nuôi:
giá thực tế.Tổng chi bao gồm chi phí mua giống con, chi phí mua thức ăn, chi phí về thú y, chi phí chuồng trại, công lao động..
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ và hiệu quả sản xuất hàng hoá của kinh tế hộ nông dân
Nhóm chỉ tiêu phản ánh về chủ hộ nông dân: Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm sản xuất, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, khả năng tiếp cận thị trường, độ tuổi bình quân, giới tính.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ nông dân: đất đai bình quân 1 hộ, 1 lao động, 1 nhân khẩu; vốn sản xuất bình quân 1 hộ và cơ cấu vốn theo tính chất vốn; lao động bình quân 1 hộ, lao động bình quân/người tiêu dùng bình quân.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh phương hướng và kết quả sản xuất hàng hoá của hộ nông dân: giá trị sản xuất trong năm, cơ cấu giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất hàng hoá của hộ, tỷ trọng giá trị sản xuất hàng hoá, cơ cấu sản phẩm hàng hoá.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI HUYỆN CÔ TÔ
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cô Tô ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lí
Cô Tô là một huyện đặc biệt của tỉnh Quảng Ninh, được thành lập năm 1994 trên cơ sở quần đảo Cô Tô thuộc huyện Cẩm Phả trước đây.
Cô Tô có vị trí địa lý từ 20o10’- 21o15’ vĩ độ Bắc và từ 107o35’ - 108o20’ inh độ Đông. Phía Bắc giáp vùng biển huyện Hải Hà; Phía Nam giáp vùng biển Bạch Long Vỹ, Thành phố Hải Phòng; Phía Đông giáp hải phận quốc tế; Phía Tây giáp vùng biển huyện Vân Đồn.
Toàn huyện Cô Tô bao gồm hoảng 40 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích bãi nổi tự nhiên 4.620 ha, trong đó có 2 đảo lớn nhất là Thanh Lân và Cô Tô (khoảng trên 3.000 ha). Hòn đảo lớn còn lại là đảo Chằn (đảo Trần) đứng riêng về phía Đông Bắc.
Với vị trí địa lý đặc biệt, xung quanh là biển và nằm gần các ngư trường lớn, Cô Tô có điều iện thuận lợi để phát triển thuỷ sản, đồng thời có vai trò đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
3.1.1.2. Khí hậu thời tiết
Cô Tô là huyện đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa hải đảo, chịu ảnh hưởng và tác động của biển, nhiều dông bão, tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển và được chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ trung bình năm 22,70C, dao động từ 17 - 280
C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 27 - 300C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36,20C. Độ ẩm không hí trung bình hàng năm là 84%. Lượng mưa trung bình năm tương đối cao so với toàn tỉnh đạt 1.707,8 mm và phân thành 2 mùa là mùa mưa và mùa ít mưa.
3.1.1.3. Tài nguyên đất
Như chúng ta đều biết đất đai là TLSX đặc biệt hông thế thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Vì thế đất đai có tính quyết định đến phương hướng sản xuất inh doanh của vùng, đặc biệt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu inh tế nông nghiệp thì đất đai là yếu tố quan trọng và mang tính quyết định nhất. Do vậy việc sử dụng đất đai hợp lý hay hông hợp lý chính là nhân tố thúc dẩy hoặc ìm hãm sự phát triển sản xuất nói chung và quá trình chuyển dịch cơ cấu inh tế nông nghiệp nói riêng.
Đất đai huyện Cô Tô được chia thành 3 nhóm chính gồm đất cát, đất giây, đất đỏ vàng.
a. Nhóm đất cát
Nhóm đất cát được hình thành ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển. Nhóm đất này phân bổ ở thị trấn Cô Tô, xã Thanh Lân và xã Đồng Tiến, gồm có 3 đơn vị đất là:
- Bãi cát ven sông, ven biển: đơn vị đất này gồm có 1 đơn vị phân loại
đất phụ là: Bãi cát ngập triều, loại đất này thường ở địa hình thấp ngoài đê biển và thường xuyên ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều.
- Đất cồn cát trắng vàng: loại đất này chủ yếu thành phần cơ giới là
cát, ở địa hình cao tạo thành những cồn cát dài, và được phân bổ ở các xã, thị trấn trong huyện. Loại đất này có một đơn vị phân loại đất phụ là: Đất cồn cát trắng vàng điển hình, đất này có đặc điểm là: có phản ứng chua (pHKCL: 4,50 ở tầng đất mặt). Hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng đều rất nghèo. Dung
tích hấp thụ (CEC) thấp: 4,40mg/100g đất ở tầng mặt và tăng dần theo chiều sâu. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát thô, cát vật lý > 95%.
- Đất cát biển: loại đất này phân bố ở xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô.
Đơn vị đất này được chia làm 2 đơn vị đất phụ là:
+ Đất cát biển điển hình: phân bố ở xã Đồng Tiến, thường ở địa hình cao hoặc vàn cao, hình thành chủ yếu do sự hoạt động của sông và biển. Thành phần cơ giới từ cát pha đến cát mịn. Đất có phản ứng chua, hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng đều nghèo. Dung tích hấp thu thấp.
+ Đất cát biển giây sâu: phân bố ở xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô, đất có quá trình hình thành cũng giống đất cát biển điển hình, song ở điều kiện địa hình thấp hơn nên thường xuất hiện tầng giây ở độ sâu dưới 50cm. Phản ứng của đất chua pHKCL: 4,49-5,22. Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở tầng đất mặt nghèo, tương ứng là: 1,01% và 0,48%. Lân tổng số và dễ tiêu ở tất cả các tầng đất. Kali tổng số và dễ tiêu nghèo (<0,5mg/100g đất), canxi và manhê trao đổi thấp, lượng canxi trao đổi chiếm ưu thế hơn so với manhê. Dung tích hấp thụ (CEC) rất thấp, thành phần cơ giới cát mịn là chủ yếu.
* Nhóm đất Giây
Đất Giây được hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa. Chúng biểu hiện đặc tính Giây mạnh ở độ sâu 0-50cm. Đất Giây phân bố ở các xã Thanh Lân và Đồng Tiến. Đất Giây có một đơn vị đất là đất Giây chua.
Đất Giây chua có một phân loại đất phụ là đất Giây chua điển hình. Đất Giây chua điển hình có phản ứng chua (pHKCL: 4,34-4,69). Hàm lượng hữu cơ ở tầng đất mặt khá, càng xuống sâu hàm lượng chất hữu cơ giảm. Đạm tổng số ở tầng đất mặt khá (0,160%), và càng xuống sâu đạm tổng số càng giảm. Lân tổng số và dễ tiêu ở lớp đất mặt nghèo 0,041% và 2,6 mg/100g đất. Kali tổng số trung bình; kali dễ tiêu há. Lượng cation kiềm trao đổi thấp, dung tích hấp thụ (CEC) đạt trên 101đl/100g đất. Thành phần cơ giới của đất
từ thịt trung bình ở tầng mặt, xuống sâu các tầng dưới có thành phần cơ giới cát pha.
* Nhóm đất Đỏ vàng
Đất Đỏ vàng được hình thành trên các loại đá sa thạch. Hình thái phẫu diện đất thường có màu vàng đỏ, hoặc vàng nhạt, tầng đất hình thành dày hay mỏng thường chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất. Đất Đỏ vàng được phân bố ở các xã và thị trấn trong huyện. Đất Đỏ vàng có 1 đơn vị đất là đất Vàng nhạt. Đơn vị đất này cũng chỉ có 1 đơn vị phân loại đất phụ là: Đất vàng nhạt đá lẫn nhiều ở sâu. Loại đất này có phản ứng chua pHKCL: 5,23. Hàm lượng chất hữu cơ nghèo (1,1%) ở lớp đất mặt, càng xuống sâu hơn hàm lượng hữu cơ càng giảm. Đạm tổng số trung bình ở tầng mặt. Kali tổng số trung bình và dễ tiêu nghèo. Lượng canxi và ma-nhê trao đổi thấp. Dung tích hấp thu (CEC) đạt trên 101đl/100g đất ở tất cả các tầng đất. Thành phần cơ giới ở lớp đất mặt từ thịt nhẹ đến thịt trung bình.
Diện tích đất tự nhiên của huyện Cô Tô là 4.750,75 ha, được chia đều chủ yếu trên hai hòn đảo lớn là Cô Tô (bao gồm thị trấn Cô Tô: 601,49 ha và xã Đồng Tiến: 1.566,08 ha) và đảo Thanh Lân (xã Thanh Lân) là 2.583,18 ha. Đất tại thị trấn và xã Đồng Tiến bằng phẳng và thuận lợi cho hoạt động kinh tế và phát triển hạ tầng, đô thị hơn so với xã Thanh Lân.
Hiện tại, đất nông nghiệp của huyện Cô Tô chiếm diện tích lớn nhất trong tổng số diện tích đất tự nhiên (chiếm tới 49,5%). Trong đó, phần lớn diện tích đất nông nghiệp là đất lâm nghiệp (chiếm tới 44% tổng diện tích tự nhiên). Diện tích trồng lúa và hoa màu hàng năm há nhỏ và có xu hướng giảm. Năm 2013 diện tích đất trồng lúa là 120,23 ha, đất trồng màu chỉ là 24ha, diện tích nuôi trồng thủy sản hông thay đổi trong vòng 5 năm với 110 ha. Một thế mạnh của huyện Cô Tô đó là diện tích đất chưa sử dụng vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn (năm 2013 còn 1.232,94 ha và chiếm khoảng 30% tổng diện tích đất tự nhiên). Trong đó, đất núi đá hông có rừng cây khoảng
33ha; đất đồi núi chưa sử dụng khoảng 513ha; còn lại khoảng hơn 600 ha đất bằng chưa sử dụng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đồng bộ quy hoạch phát triển huyện đảo Cô Tô theo hướng đô thị sinh thái biển trong giai đoạn tiếp theo.
3.1.1.4. Tài nguyên nước
Cô Tô là một huyện đảo có nguồn tài nguyên nước khá phong phú bao gồm hai nguồn nước chính đó là:
Nguồn nước mặt: Khả năng sinh thuỷ của toàn huyện là khá lớn, vào
khoảng 48 triệu m3/năm, tuy vậy khả năng giữ nước lại rất kém; bởi xung quanh huyện đảo là biển bao bọc, địa bàn lại bị chia cắt thành các hòn đảo nhỏ, sông suối ít, độ dốc lớn, nên lượng nước mặt bị thoát nhanh và hoàn toàn phụ thuộc vào mùa mưa. Trên địa bàn huyện không có hồ lớn, chỉ có 14 hồ nhỏ để chứa nước với tổng diện tích khoảng 92,4 ha, trữ lượng và dòng chảy rất nhỏ nên mùa hô thường thiếu nước.
Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm tính cho toàn quần đảo vào
khoảng 10,65 triệu m3. Mực nước ngầm có độ cao lớn nhất là 4,5 m và thấp nhất là 2m. Chất lượng nước ngầm từ trung bình đến ém, độ pH cao, có thể hai thác nước ngầm từ quy mô nhỏ đến quy mô trung bình đối với các tầng chứa nước nguồn gốc biển và tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích, chất lượng nước nhìn chung tốt, có độ khoáng nhỏ, nước ngọt có thể dùng cho sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu sử dụng khác.
3.1.1.5. Tài nguyên rừng
Rừng ở Cô Tô phong phú với nhiều loại gỗ quý thuộc các họ trầm, họ bứa, họ thân dầu, họ đậu, long não, lim, giao…Ngoài cây thân gỗ còn có nhiều loại cây dược liệu như hương nhu, sâm đất, thầu dầu tía trên các đảo. Cây rừng có độ cao 10 - 12 m, có nhiều loại cây xanh quanh năm, nhưng cũng có loài cây “thành ngạnh” là loại rụng lá vào mùa đông.
Rừng Cô Tô thuộc loại rừng 3 tầng, dưới tán rừng là tầng cây bụi với các họ sim, mua, xoài muối, ngũ gia bì, chân chim… Dưới tầng cây bụi là tầng cỏ quyết với các họ ráy, cau, cỏ dương, thài lài, xạ can, rẻ quạt. Thảm thực vật rừng ở đây có ảnh hưởng lớn tới quá trình lý hoá học xảy ra ở trong đất như: tích luỹ vật chất hữu cơ làm giàu mùn cho đất, làm tăng độ ẩm và hạn chế sự rửa trôi xói mòn đất. Vì vậy cần giữ gìn và khai thác một cách hợp lý.
3.1.1.6. Tài nguyên biển
Biển không chỉ mang lại nguồn lợi lớn về du lịch mà còn là điều kiện khá thuận lợi để Cô Tô phát triển kinh tế đa dạng, bao gồm vận tải biển; đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải - đặc sản chất lượng cao. Cô Tô rất phong phú và đẹp nổi tiếng với rừng san hô Bắc Vàn, phát triển rộng lớn ở độ sâu 10 - 20 m, có 70 loài, 28 giống, 12 họ, trong đó có nhiều loài quý hiếm như san hô đỏ, san hô sừng. Rong biển có 74 loài, thuộc 51 giống, 30 họ, 18 bộ, 5 lớp, 4 ngành, trong đó có nhiều loại làm thực phẩm, phân bón với diện tích phân bố khoảng 250 ha, sản lượng có thể khai thác vào khoảng 2.100 tấn/năm.
Huyện Cô Tô có một ngư trường rộng lớn trong vùng biển vịnh Bắc bộ với nhiều vũng vịnh, bãi triều ven biển và rừng ngập mặn tạo nên nguồn lợi thuỷ, hải sản và tài nguyên biển khá phong phú, nhiều chủng loại hải sản quý, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao) đã và đang mang lại nguồn lợi to lớn cho dân cư trên đảo.
3.1.1.7. Tài nguyên du lịch
Huyện đảo Cô Tô hội tụ nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển cao cấp như:
- Cô Tô còn giữ được vẻ nguyên sơ của môi trường sinh thái nước, không khí trong lành, cấu tạo kiến trúc địa chất, địa hình và địa mạo dải bờ biển giàu hình ảnh và nên thơ, đặc biệt hấp dẫn với các bãi biển tự nhiên như Hồng Vàn, Vàn Chải và hai bãi biển tại đảo Cô Tô con. Cô Tô cũng có những cánh rừng nguyên sinh với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có hệ
sinh thái biển phong phú và đặc biệt có loài sinh vật biển quý hiếm như bò biển..., rất thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng, phù hợp với du lịch biển hiện nay của nước ta.
- Nằm ở vị trí địa lý ngoài hơi vịnh Bắc Bộ, thiên nhiên đã ban tặng Cô Tô những nét độc đáo, bí ẩn của tự nhiên. Bờ biển của đảo có vị thế khác hẳn với các đoạn bờ biển trên đất liền thuộc tuyến Hạ Long-Bạch Long Vĩ. Bãi biển sạch, đẹp với dải cát trắng mịn, lại có sóng biển lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thể thao lướt ván, lướt sóng và bơi lặn. Các bãi