5. ết cấu của luận văn
4.1.3. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phải có sự
điều hành, quản lý của Nhà nước
Quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn: Là tập hợp tất cả các hoạt động của các cơ quan nhà nước tác động vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và sao cho cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp.
So với nhiều lĩnh vực sản xuất hàng hoá, lĩnh vực nông nghiệp có những đặc trưng riêng, đòi hỏi sự can thiệp nhiều mặt của nhà nước là chủ thể
quản lý vĩ mô nền kinh tế. Hơn thế nữa, nền kinh tế nông nghiệp và đời sống nông thôn đã trải qua thời gian dài được bao cấp của Nhà nước, làm theo sự chỉ đạo của Nhà nước. Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, sản xuất nông nghiệp tiếp tục cần sự hướng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡ của Nhà nước. Đó là tiền đề hết sức cần thiết nhằm bảo đảm ổn định, phát triển kinh tế xã hội và đời sống nông thôn. Sự giúp đỡ của Nhà nước, bên cạnh tạo ra các trung tâm, các tụ điểm kinh tế mũi nhọn của vùng, của tỉnh, của mỗi địa phương, lấy các thị xã, thị trấn, thị tứ làm hạt nhân, còn phải tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, hướng dẫn và tổ chức việc kinh doanh trên mỗi vùng, truyền bá thông tin thị trường và kinh doanh, giúp đỡ và hỗ trợ trong việc tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện vay vốn đầu tư sản xuất, giúp đỡ phát triển và chuyển đổi ngành nghề, hình thành các trung tâm tư vấn dịch vụ, nghiên cứu và phát triển sản xuất hàng hoá nông sản theo lợi thế của mỗi địa phương, để khai thác tốt hơn tiềm năng của từng vùng.
4.2. Phƣơng hƣớng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Trên cơ sở phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn và nguồn nhân lực sẵn có huyện Cô Tô sẽ đẩy mạnh phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, có năng suất, chất lượng và hiệu quả. Phương hướng phát triển cụ thể như sau:
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đồng thời tập trung đổi mới các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư để giúp các địa phương tiếp nhận và giải quyết các vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện từng vùng nhằm tăng giá trị trên một đơn vị canh tác.
- Xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn trên cơ sở lựa chọn những vùng có điều kiện sản xuất đồng nhất, cơ sở hạ tầng thuận lợi, không nằm trong các quy hoạch hác đã được phê duyệt.
- Tiến hành nhân rộng các mô hình kinh tế về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả, đồng thời tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ phát
triển một số sản phẩm có lợi thế như trồng hoa, cây dược liệu, chế biến thủy sản, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm địa phương.
- Cung cấp thông tin khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá sản phẩm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương tạo bước chuyển mạnh mẽ trong phát triển sản xuất, đẩy nhanh quá trình giảm nghèo theo hướng bền vững và nâng cao đời sống cho nhân dân.
4.3. Định hƣớng cụ thể từng ngành từ năm 2015-2020
Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp chất lượng cao - Tỷ trọng hàng hóa trong sản phẩm nông nghiệp từ 60- 65% .
- Các mặt hàng nông sản có chất lương và giá trị cao của hộ gia đình huyện Cô Tô chiếm 50% thu nhập hộ.
- Giá trị hàng hóa nông sản trong hộ gia đình trong trổng giá trị sản phẩm hang hóa nói chung của vùng, trong đó :
* Trồng trọt
Phát triển ngành trồng trọt, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới có năng suất, chất lượng cao.Bố trí lại cơ cấu cây trồng, mùa vụ và giống để giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh phù hợp cụ thể như sau:
- Sản xuất lương thực: Phát triển ổn định sản xuất lương thực theo
hướng ưu tiên diện tích có điều kiện nước tưới, kết hợp với khai hoang mở rộng diện tích để đến năm 2020 nâng diện tích đất lúa trong vùng ở mức 145 – 150 ha, trong đó đất 2 vụ lúa khoảng 100 ha
- Các cây trồng khác: Phát triển các loại cây trồng ít cần nước, chuyển
một phần diện tích đất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản hoặc trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn.
Phát triển trồng các loại rau, đậu thực phẩm, đặc biệt là rau mầu vụ Đông và Đông Xuân, nâng diện tích trồng rau trong vùng lên 10 – 15 ha vào
năm 2020. Ưu tiên phát triển rau sạch, rau an toàn; xây dựng một số vùng sản xuất rau sạch, rau an toàn tại các khu vực có điều kiện như: ven thị trấn Cô Tô, đảo Thanh Lân, khu vực Đồng Tiến (đảo Cô Tô).
*Ngành chăn nuôi
- Quy hoạch các hu chăn nuôi tập trung xa hu dân cư. Tập hợp các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thành một tổ chức có quyền lợi chung nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong cơ chế thị trường, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xác lập giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Mỗi hộ tham gia thực hiện dự án, số lượng nuôi phải có quy mô lớn. - Xây dựng sản phẩm gà đồi Đồng Tiến, khẳng định thương hiệu với khách du lịch trên đảo, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
* Thuỷ sản
- Tiến hành lựa chọn những vùng trên địa bàn huyện có môi trường nuôi trồng thủy sản phù hợp để phát triển bền vững. Đó là những khu vực xã Thanh Lân (khu: Hòn Khe Con; Hòn Núi Nhọn, Ngựa, Khoai Lang; Vụng Con; Hòn Đặng Vạn Châu; Hòn Ăng Ten, và Vụng Ba Châu) có rạn san hô cùng với hệ thực vật phong phú và đáy cát, bùn hoặc những nơi là các eo, vịnh, ít bị tác động của sóng gió, ít bị ảnh hưởng của nước ngọt trực tiếp đổ vào bãi nuôi.
- Chuyển giao kỹ thuật nuôi Hải Sâm, Ốc Hương cho ngư dân, để phát huy tiềm năng lợi thế về nuôi biển với những loài có giá trị và hiệu quả kinh tế cao.
- Đồng thời hỗ trợ bà con ngư dân phát triển nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững để đạt được hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xoá đói, giảm nghèo cho ngư dân trực tiếp tham gia nuôi Hải Sâm.
- Xây dựng cơ sở chế biến thủy sản, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng thị trường đầu ra như: hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh, phát triển thị trường xuất khẩu ra nước ngoài để nâng tầm với các nước trong khu vực.
4.4. Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa tại huyện Cô Tô
4.4.1. Rà soát, quy hoạch lại vùng sản xuất hàng hoá tập trung
- Cần rà soát và thông báo rộng rãi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cô Tô và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh năm 2015 - 2020 để các nhà đầu tư, các hộ nông dân, chủ trang trại xây dựng phát triển mô hình, quy mô trang trại cho phát triển sản xuất nông sản hàng hóa.
- Huyện Cô Tô cần xây dựng quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn từ năm 2015 - 2020. Bố trí các quỹ đất hợp lý và hướng dẫn các nông hộ, các chủ trang trại xây dựng, phát triển theo định hướng chung.
- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện nên khuyến cáo cho các nông hộ, chủ trang trại trồng trọt, chăn nuôi các cây con, vật nuôi theo nhu cầu thị trường.
4.4.2. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn...
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất như sử dụng giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt; đẩy mạnh thâm canh để tăng sản lượng lương thực hàng năm... Đẩy mạnh cơ giới hoá nông nghiệp và phát triển dịch vụ nông - lâm nghiệp. Xây dựng các đề án phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hoá, tăng nhanh đàn lợn thịt, khuyến khích nuôi thả cá ao, hồ và nuôi cá ruộng. Quy hoạch lại vùng chè, trồng mới kết hợp với việc cải tạo và thâm
canh vùng chè hiện có, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm...Tận dụng tối đa lợi thế so sánh của huyện.
Phát huy tiềm năng du lịch, coi trọng phát triển du lịch tham quan di tích lịch sử, du lịch sinh thái và tìm hiểu văn hoá dân tộc..Xây dựng quy hoạch phát triển các ngành nghề như: Xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, mây tre đan, dệt, chế biến nông sản
4.4.3. Tổ chức thị trường tiêu thụ nông sản cho nông hộ
Có thể thấy, chuỗi tiêu thụ nông sản hiện nay ở huyện Cô Tô tồn tại nhiều nghịch lý. Nông dân phải bán với giá rẻ, còn người tiêu dùng lại mua với giá cao hơn gấp 2 - 3 lần.
Thực tế hiện nay, các hộ sản xuất nông sản tiêu thụ sản phẩm chủ yếu qua các hộ thu gom nhỏ hoặc bán lẻ, giá cả rất bấp bênh và thị trường tiêu thụ không ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ sản xuất nhỏ và manh mún, cộng với sản phẩm chưa có thương hiệu.
Để tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, hình thành được thị trường ổn định, thị xã cần thực hiện những việc sau:
- Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung để có thể đáp ứng được các hợp đồng tiêu thụ nông sản lớn và ổn định.
- Rà soát lại các chợ tiêu thụ nông sản để lập quy hoạch chi tiết mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới.
- Khuyến khích các hộ mở cửa hàng kinh doanh sản phẩm: tôm, cá, thịt bò, sữa bò, gia cầm, thóc, gạo, hoa quả, rau xanh.
- Đẩy mạnh sản xuất, quảng bá, xây dựng thương hiệu cho những mặt hàng có thế mạnh của địa phương, như gạo chất lượng cao, hoa cây cảnh, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm …
- Thành lập các tổ sản xuất, HTX cổ phần liên kết sản xuất những nông dân với nhau để tổ chức tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả hơn
- Phát triển công nghiệp chế biến và các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ nông nghiệp để gia tăng giá trị hàng nông sản.
Sản phẩm nông nghiệp thường có chu kỳ bảo quản tự nhiên rất ngắn, nếu không tiêu thụ hoặc chế biến ngay sẽ bị giảm sút hay mất hết giá trị. Vì vậy, một mặt phải mở rộng thị trường tiêu thụ trực tiếp, mặt khác phải phát triển mạnh công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ phục vụ nông nghiệp nhằm lưu giữ và gia tăng giá trị cho nông sản. Việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản cần gắn với công tác quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung với sự ràng buộc về lợi ích cụ thể giữa người sản xuất và người chế biến và định hướng thị trường rõ ràng. Để giải quyết vấn đề này, huyện Cô Tô cần có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và nâng cao vai trò của các hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng trong việc hỗ trợ, hướng dẫn quy trình kỹ thuật và ký kết hợp đồng tiêu thụ ổn định cho các nông hộ.
- Ứng dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Cần đưa các giống cây con mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; dùng phương thức canh tác hiện đại, tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường vào sản xuất hàng hóa nông nghiệp; tiếp tục thực hiện các chương trình thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Làm tốt công tác marketing thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu và xác lập các kênh phân phối có hiệu quả các sản phẩm nông sản.
4.4.5. Giải pháp về chính sách
a. Chính sách đất đai
Để thúc đẩy sản xuất hàng hóa nông nghiệp huyện cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
- Xây dựng hung giá đất hợp lý cho từng loại đất nông nghiệp để đảm bảo lợi ích cho những hộ nông dân dồn điền, đổi thửa, hay chuyển quyền sử dụng đất.
- Giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà máy chế biến nông sản hàng hoá, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh triển khai các quyết định của UBND tỉnh về ưu đãi huyến khích đầu tư chế biến nông sản thực phẩm.
- Có chính sách ưu đãi riêng đối với những vùng trọng điểm sản xuất hàng hóa, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng như giao thông, điện và hệ thống thuỷ lợi.
b. Chính sách tín dụng
Trên địa bàn huyện hiện nay có 3 ngân hàng đang hoạt động, chưa ể tín dụng xã và bưu điện, nhưng việc vay vốn để sản xuất kinh doanh chủ yếu diễn ra giữa các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và công nghiệp, số hộ nông nghiệp vay vốn để sản xuất là rất ít. Vì vậy, huyện cần giải quyết được các vấn đề sau:
- Nâng giá trị thế chấp tài sản của người nông dân cho hợp lý với giá thị trường, để các hộ có thể vay được số vốn lớn cho sản xuất.
- Tín dụng xã cần nâng cao chất lượng hoạt động, tăng hả năng huy động vốn nhàn rỗi trong dân, tăng cường vốn vay trung và dài hạn cho nông dân, giúp các hộ có đủ thời gian để quay vòng vốn cho sản xuất.
c. Chính sách khoa học công nghệ
- Cho phép hộ nông dân, doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để đầu tư đổi mới công nghệ.
- Phổ biến giống cây trồng và vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao tới các hộ nông dân sản xuất.
- Khuyến khích thành lập các đơn vị tư vấn, môi giới và dịch vụ khoa học-công nghệ trên địa bàn thị xã.
- Thiết lập các kênh thông tin dự báo về thị trường, giá cả, khả năng hợp tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Tăng cường liên kết, hợp tác giữa “4 nhà” (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp).
d. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
- Liên kết với trường Đại học nông nghiệp, Viện rau quả Trung ương, Viện thuỷ sản I, các tổ chức khác có khả năng đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho hộ nông dân, cán bộ xã, cán bộ khuyến nông.
- Có chính sách ưu đãi thu hút các cán bộ có chuyên môn về nông nghiệp, chế biến nông sản về thị xã làm việc.
- Quy định mức lương hợp lý cho lao động tại các khu vực sản xuất, chế biến nông sản cho tương đồng với các khu công nghiệp làng nghề.
4.4.6.Giải pháp về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật - công nghệ và cơ giới hóa gắn liền với công nghiệp chế biến nông sản
Khoa học công nghệ mới tác động lớn đối với tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp.Vì vậy cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nâng