Tổng đàn gia súc của huyện Cô Tô giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 71)

Chỉ tiêu Số lƣợng (con) 2011 2012 2013 Toàn huyện 1. Trâu 215 207 197 2. Bò 420 442 550 3. Lợn 2500 2478 2450

So với toàn tỉnh Quảng Ninh (%)

1. Trâu 1,5 1,2 1,3

3. Lợn 3,5 3,1 2,9

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cô Tô

Bảng 3.7: Sản lƣợng thịt hơi gia súc xuất chuồng giai đoạn 2011-2013 Sản phẩm ĐVT 2011 2012 2013 1. Thịt trâu hơi tấn 12,0 10,5 8,5 2. Thịt bò hơi tấn 22 28 35,2 3. Thịt lợn hơi tấn 116,9 120,7 125,0 Tốc độ phát triển 1. Thịt trâu hơi % 95,6 87,5 80,9 2. Thịt bò hơi % 120,8 127,3 125,7 3. Thịt lợn hơi % 102,5 103,3 103,6

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cô Tô

Hình 3.6: Tốc độ phát triển sản lượng thịt hơi gia súc xuất chuồng Chăn nuôi gia cầm

0 20 40 60 80 100 120 140 2011 2012 2013 % năm

Chăn nuôi gia cầm ở huyện khá phát triển, đặc biệt là chăn nuôi gà. Với lượng khách du lịch hàng năm lớn,lại giáp ranh với thành phố Hạ Long nên nhu cầu tiêu dung về các sản phẩm như trứng, thịt gia cầm là rất lớn.

Trong tổng số đàn gia súc gia cầm của toàn huyện so với toàn tỉnh Quảng Ninh thì tổng đàn gia cầm chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 13,7%).

Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm năm 2011 và 2012, số đàn gia cầm của huyện đã giảm mạnh. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát thì số đàn gia cầm lại tăng đều qua các năm. Năm 2013, tổng đàn gia cầm giảm 24,9% so với năm 2011 nhưng đã tăng 23,8% so với năm 2012

Sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng năm 2008 tăng mạnh so với năm 2013, tăng 14,1%.

Tính vào thời điểm cuối năm 2013, toàn thị xã đã có trên 30 hộ chăn nuôi gà quy mô 200 con trở lên. Hiện nay các hộ chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp ngày càng tăng vì dễ kiểm soát được dịch bệnh.

Chăn nuôi vịt hông được phát triển vì đòi hỏi phải có diện tích ao thả. Thông thường vịt được nuôi kết hợp ở một số hộ có trang trại VAC.

Chăn nuôi chim cút có xu hướng giảm mạnh. Trước đây các hộ chăn nuôi chim cút chủ yếu trên tầng thượng của gia đình hoặc tận dụng một phần đất ở của gia đình gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cộng với ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên số lượng nuôi chim cút giảm mạnh. Năm 2010, toàn thị xã có trên 30 hộ nuôi chim cút thì đến năm 2013 giảm xuống còn dưới 20 hộ.

3.2.2.3. Ngành thủy sản

Trong những năm qua sự phát triển của thủy sản đã có tăng trưởng tương đối ổn định cả về sản lượng và giá trị sản xuất và quy mô và cơ cấu trong tổng ngành nông, lâm, thủy sản. Khai thác tối đa diện tích ao hồ thuỷ lợi và cải tạo vùng trũng để kết hợp thuỷ lợi, chăn nuôi và thuỷ sản.

Đây là ngành lợi thế của huyện. Cô Tô có tài nguyên nước phong phú với nhiều con sông chảy qua, có nguồn nước ngọt quanh năm thuận lợi cho việc nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, có bờ biển dài 30 km, 12.000 ha bãi triều được chắn sóng, chắn gió bởi vịnh Hạ Long là địa thế tự nhiên thuận lợi tạo nên các vùng sinh thái hác nhau. Đây là tiềm năng lớn giúp Cô Tô phát triển cả nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và hải sản biển.

Từ lợi thế sẵn có, Cô Tô thực hiện nhiều chính sách, biện pháp nhằm phát triển và đưa thuỷ sản thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện với tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất bình quân đạt 25%/ năm.

Từ năm 2011 - 2013, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 111 ha lên 128 ha (tăng 17 ha). Huyện có Nghị quyết chuyên đề về phát triển ngành thuỷ sản, tập trung quy hoạch ngành thuỷ sản và thực hiện dự án chuyển 25ha cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản và đã chuyển được 10 ha, trong đó đưa 4 ha vào nuôi. Đây là hướng chuyển dịch phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu ở xã Thanh Lân, trước khi chuyển đổi 1 ha đất cho giá trị sản xuất là 13 triệu/ năm, sau hi chuyển đổi, giá trị sản xuất bình quân đạt 86 triệu/ ha/ năm, tăng 6,6 lần (trong đó, thuỷ sản là 54 triệu/ năm, chiếm 62,8% tổng giá trị sản xuất trên 1 ha).

Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo tích cực việc chia nhỏ đầm thuỷ sản để nâng cao hiệu quả trên diện tích nuôi trồng, quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản theo phương pháp thâm canh và thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho phát triển thuỷ sản. Nhờ vậy, sản lượng, giá trị ngành thuỷ sản của huyện trong mấy năm qua liên tục tăng, thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.8: Tình hình phát triển ngành thuỷ sản huyện Cô Tô

Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Tổng sản lượng thuỷ sản Trong đó: SL hai thác Tấn 550 3827 4991 300 3650 4850

SL nuôi trồng TS 250 177 141

2. Diện tích nuôi trồng TS Ha 111 121 128

3. Giá trị sản phẩm TS Triệu đồng 18400 24800 27300

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả

Tổng sản lượng thuỷ sản tăng từ 550 tấn lên 4991 tấn (tăng 4441 tấn). Trong đó, hai thác hải sản chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng. Từ năm 2011 - 2013, sản lượng khai thác hải sản tăng 16 lần, chiếm 97% tổng sản lượng thuỷ hải sản toàn huyện (năm 2013) trong hi năm 2011, sản lượng khai thác hải sản chỉ chiếm 54%. Sự gia tăng sản lượng khai thác thủy sản những năm qua là ết quả của việc huyện đã đầu tư củng cố, tăng cường phương tiện đánh bắt hải sản cả về số lượng và công suất. Năm 2013, toàn huyện có 652 phương tiện đánh bắt hải sản có gắn máy (tăng 135 chiếc). Sản phẩm chủ yếu trong khai thác hải sản là cá với sản lượng gần 2578 tấn, chiếm khoảng 53% tổng sản lượng khai thác toàn huyện, tăng 1150 tấn cá khai thác so với năm 2011; tôm hai thác được 1.243 tấn, tăng 324 tấn, chiếm 25,7% tổng sản lượng khai thác hải sản. Ngoài ra, huyện còn khai thác mực với sản lượng 676 tấn và một số hải sản khác.

Trong tổng sản lượng thuỷ hải sản toàn huyện, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỷ trọng nhỏ hơn sản lượng khai thác hải sản, chiếm khoảng 45% tổng sản hai thác năm 2013 nhưng giảm mạnh xuống còn 3% ở năm 2013. Tuy nhiên, sang năm 2014, huyện đã nhanh chóng hắc phục hó hăn trên, đồng thời thực hiện 10 dự án nuôi trồng thuỷ sản theo phương pháp công nghiệp với diện tích 15 ha, đã đưa vào nuôi thả 8 ha cho năng suất từ 10 - 14 tấn/ ha. Nhờ vậy, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của huyện bước đầu được khôi phục và sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo.

Sản phẩm chính của nuôi trồng thuỷ sản là cá và tôm, rau câu tươi (sản lượng đạt 100 tấn bằng 70% tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản). Ngay như

hải sâm thương phẩm, mặc dù mới xuất hiện trên địa bàn huyện gần đây nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả há cao cho người nuôi và đang từng bước trở thành sản phẩm chủ lực của huyện. Năm 2013, toàn huyện đã có 10 hộ được cấp phép nuôi trồng hải sâm với diện tích lên tới trên 7 ha, tập trung chủ yếu trên địa bàn xã Thanh Lân.

Đặc biệt, huyện đã triển khai thực hiện mô hình nuôi Hải sâm thương phẩm, tôm he chân trắng, cá Vược… là những sản phẩm thuỷ sản có giá trị cao. Trong tương lai, ngành nuôi trồng thuỷ sản của huyện sẽ còn tiếp tục phát triển vì đây là ngành có tiềm năng phong phú, lại được huyện quan tâm đầu tư áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng và sản xuất.

Trong 3 năm qua, giá trị sản phẩm ngành thuỷ sản không ngừng tăng mạnh từ 18400 triệu lên 273.000 triệu đồng (tăng 1,4 lần), là ngành tăng mạnh nhất trong 3 ngành thuộc cơ cấu nông - lâm - thuỷ sản. Do đó, tỷ trọng ngành thuỷ sản tăng nhanh, năm 2013 chiếm 48,9% giá trị toàn ngành nông - lâm - thuỷ sản.

Nhìn chung, ngành thuỷ sản huyện Cô Tô thời gian qua tăng trưởng mạnh dẫn đến tỷ trọng của ngành này được nâng cao hơn trong cơ cấu ngành nông - lâm - thuỷ sản. Cùng với việc phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng và thực hiện nhiều chính sách phù hợp (như chính sách hỗ trợ thuỷ sản, chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, triển khai nuôi trồng thuỷ sản theo phương pháp thâm canh…) đã góp phần thúc đẩy ngành thuỷ sản phát triển và trở thành ngành kinh tế mòi nhọn của huyện

3.2.3. Tình hình tiêu thụ nông sản hàng hoá ở huyện Cô Tô

Khâu tiêu thụ là khâu mang tính quyết định đến hiệu quả của quá trình lao động của nông hộ. Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, tiêu thụ ở đâu luôn là mối quan tâm của các nông hộ.

Những NSHH được đem tiêu thụ chủ yếu của các hộ bao gồm: lúa nếp, rau các loại, hoa đào cảnh, lợn thịt, bò thịt , sữa bò, gia cầm (gà, vịt, chim cút), trứng gia cầm (gà, vịt, chim cút), cá thịt.

Hiện nay đa số các nông hộ sản xuất nông sản ở huyện Cô Tô đều phải tự tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Các nông hộ tiêu thụ sản phẩm của mình qua 3 kênh chủ yếu: bán buôn cho đại lý, người thu gom; bán cho nhà bếp các trường học, xí nghiệp và bán lẻ tại chợ.

Với thuận lợi nằm liền kề các thành phố lớn nên việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ NSHH của các nông hộ không gặp nhiều hó hăn. Điều quan trọng là chất lượng sản phẩm nông sản của các hộ có đáp ứng được yêu cầu thị trường không bởi vì người tiêu dùng giờ đây rất quan tâm tới nông sản an toàn và sạch.

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy tình hình tiêu thụ một số nông sản chủ yếu của các nông hộ như sau:

* Đối với lúa nếp: lúa nếp được tiêu thụ mạnh nhất vào tháng 5 và

tháng 10, thời điểm gặt lúa của các nông hộ. Khoảng 50% các nông hộ bán trực tiếp tại ruộng, còn 50% mang về nhà phơi hô quạt sạch để bán. Toàn bộ lúa nếp được bán cho người thu gom, mà người dân ở đây quen gọi là “hàng xáo”.

Huyện Cô Tô có một thôn chuyên thu gom lúa gạo gọi là Nam Đồng (thuộc xã Thanh Lân). Hầu hết người dân ở đây đều làm nghề “hàng xáo”. Đến mùa gặt, những hàng xáo này đi thu gom toàn bộ lúa hàng hoá của các nông hộ trong vùng về để say sát rồi tiêu thụ cho các nhà máy, trường học, dân đô thị, các hộ làm bánh, nấu rượu trong và ngoài huyện.

Huyện Cô Tô có hàng trăm hộ chế biến nhỏ như nấu rượu nếp, làm bánh các loại. Do vậy, phần lớn lúa nếp hàng hoá sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của khu vực nội địa.

* Đối với rau xanh các loại: rau được tiêu thụ quanh năm, 52% sản lượng rau sản xuất ra được các nông hộ bán trực tiếp tại ruộng cho người thu gom, 10% là bán cho các bếp ăn ở trường học và xí nghiệp, còn lại các hộ đem bán lẻ tại chợ.

Đối với những hộ sản xuất lớn thì 75% sản lượng rau các hộ bán cho các đại lý thu gom ở thị trấn Cô Tô, còn lại là bán lẻ cho những người thu gom nhỏ trong vùng.

Nhìn chung thị trường tiêu thụ rau tương đối thuận lợi, nếu các hộ sản xuất được khối lượng lớn, đảm bảo chất lượng thì các đại lý rau trên thị trấn sẵn sàng về mua. Thực tế hiện nay các nông hộ sản xuất rau ở huyện Cô Tô vẫn chưa có hệ thống liên kết chặt chẽ để đảm bảo về số lượng và chất lượng rau xuất cho những khách hàng lớn, đa số nông hộ sản xuất còn nhỏ lẻ và chạy theo thị trường.

* Đối với khoai lang: Thị trường tiêu thụ Khoai Lang của huyện là rất

khả quan: có thể thay thế lương thực cho ngư dân trên đảo và ngư dân các địa phương hác qua đảo khi thực hiện những chuyến đi biển dài ngày; tiềm năng Du lịch trong tương lai thu hút lượng lớn khách du lịch đến với đảo là điều kiện thuận lợi để sản phẩm Khoai Lang Cô Tô có thể phát triển thương hiệu đến với nhiều thị trường tiềm năng.

* Đối với các sản phẩm từ gia súc, gia cầm: Các sản phẩm từ gia súc,

gia cầm nhìn chung được tiêu thụ quanh năm và tiêu thụ mạnh nhất vào những tháng giáp tết âm lịch.

Những gia súc như trâu, bò, lợn được tiêu thụ cho các lò mổ trong thị xã tiêu thụ khoảng 32%, còn lại là bán cho người thu gom ở thành phố Hạ Long.

Những gia cầm như ngan, vịt, gà được bán cho người thu gom bình quân khoảng 80%, còn lại các hộ bán lẻ tại chợ phục vụ nhu cầu người dân trong vùng.

Những sản phẩm như sữa bò, trứng gia cầm thì được bán 90 – 99% cho người thu gom. Sữa bò được các nông hộ đem bán trực tiếp cho các đại lý thu gom sữa. Nhìn chung nhu cầu sữa bò là rất lớn, hiện các hộ vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thu gom của các đại lý.

Huyện Cô Tô cũng có hàng trăm hộ thu gom trứng gia cầm. Những nông hộ ở đây tiêu thụ đến 90% trứng cho những hộ thu gom này, còn các trang trại sản xuất lớn thì tiêu thụ trực tiếp cho người thu gom ở thị trấn hoặc thành phố Hạ Long.

*Đối với sản phẩm từ thủy sản: Hiện nay sản phẩm thủy sản chủ yếu

thông qua bán buôn và thu gom của các hệ thống chợ trên địa bàn

Hình 3.7: Tiêu thụ nông sản hàng hoá của nông hộ điều tra năm 2013 3.2.4.Tình hình tổ chức sản xuất và các hoạt động dịch vụ nông nghiệp

Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất, hoạt động dịch vụ cũng có sự tăng trưởng khá. Giai đoạn 2011- 2013, giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp tăng từ 59.877 triệu đồng năm 2011 lên 60.483 triệu đồng năm 2013, tăng trung bình 3 năm là 0,4%. Kết quả một số hoạt động dịch vụ cụ thể như sau:

- Dịch vụ làm đất: Do tình trạng ruộng đất manh mún còn phổ biến nên việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất còn rất thấp. Năm 2013, với chỉ

Nông sản hàng hóa: lúa, rau, khoai lang, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản

Đại lý, người thu gom Nhà hàng, bếp ăn trường học Bán lẻ tại chợ Đại lý thu gom Người bán lẻ

có khoảng 45% tổng diện tích gieo trồng được thực hiện dịch vụ làm đất, còn lại là do bà con nông dân tự làm. Giá trị sản xuất của dịch vụ làm đất mới chỉ chiếm khoảng 20% trong giá trị sản xuất ngành dịch vụ sản xuất nông nghiệp.

- Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi được thực hiện tốt trong thời gian qua. Các đơn vị được giao đã cung ứng đủ giống tốt phục vụ sản xuất. Công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi được tăng cường nên chất lượng các loại giống cây, con trên địa bàn huyện được đảm bảo.

- Dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hóa: Do hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp còn yếu, vốn ít, mới chỉ thực hiện được một số khâu dịch vụ như thủy lợi, điện, bảo vệ sản xuất… chưa tổ chức được dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân, nên việc tiêu thụ hàng hóa chủ yếu thông qua các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trong huyện.

- Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên địa bàn luôn được cấp chính quyền quan tâm, đây được coi là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Toàn bộ các xã trên địa bàn huyện đều thành lập các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 71)