Tình hình phát triển chung về sản xuất ngành nông nghiệp của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 61)

5. ết cấu của luận văn

3.2.1. Tình hình phát triển chung về sản xuất ngành nông nghiệp của huyện

Nông nghiệp là ngành có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của người dân huyện Cô Tô và cũng là hoạt động đặc biệt quan trọng cung cấp

các thực phẩm tươi sống như thịt, rau, quả, cá, trứng… cho đời sống của người dân trên địa bàn huyện.

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Cô Tô giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

I. Giá trị sản xuất nông nghiệp Tỷ.đ 24,7 28,6 35,4

II. Cơ cấu giá trị SX % 100 100 100

1. Trồng trọt % 10,8 9,4 8,5

2. Chăn nuôi % 13,4 14,1 14,4

3. Thủy sản % 75,8 76,5 77,2

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cô Tô

Qua bảng trên ta thấy giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp của huyện liên tục tăng qua 3 năm, tốc độ tăng trung bình là 13%.

Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Cô Tô giai đoạn 2011 – 2013

Nguồn:Niên giám thống kê huyện Cô Tô

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm từ 10,8 % năm 2011 xuống còn

0 10 20 30 40 50 60 70 80 2011 2012 2013 10.8 13.4 9.4 14.1 8.5 14.4 75.8 76.5 77.2 % Năm Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản

8,5 % năm 2013.

Cơ cấu giá trị ngành thủy sản là 75,8% đến năm 2011 cơ cấu này là 77,2%tương với mức tăng là 1,4%; cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi trong giai đoạn này tăng há thấp chỉ 1%.Như vậy, cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm giá trị ngành trồng trọt và theo hướng tăng giá trị ngành chăn nuôi và thủy sản.

3.2.2. Kết quả sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

3.2.2.1. Ngành trồng trọt

Nếu như những năm trước đây, ngành trồng trọt ở huyện Cô Tô chủ yếu tập trung vào phát triển các loại cây lương thực có hạt nhằm bảo đảm an toàn lương thực và dự trữ một phần cho chăn nuôi thì những năm gần đây đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Trong các loại cây trồng, cây lúa là chuyển đổi mạnh mẽ nhất. Các giống lúa thuần, lúa lai, lúa nếp có năng suất cao và hiệu quả được đưa vào sản xuất, diện tích cấy lúa nếp và lúa lai hàng năm chiếm 70% - 80% diện tích sản xuất lúa của toàn huyện.

Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây hàng năm

Huyện Cô Tô là huyện có tốc độ công nghiệp hoá nhanh, trong 5 năm trở lại đây huyện Cô Tô đã chuyển đổi mục đích sử dụng gần 50 ha đất nông nghiệp vào công nghiệp và xây dựng nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp năm nào cũng tăng 3 - 5%.

Do diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm đã làm cho diện tích gieo trồng năm 2013 giảm khoảng 3% so với năm 2011. Trong tổng diện tích cây trồng hàng năm thì cây lúa vẫn chiếm vị trí chủ đạo, diện tích gieo trồng lúa năm 2013 chiếm 76,6% tổng diện tích gieo trồng toàn huyện. Từ năm 2011 đến nay, diện tích gieo trồng lúa đã giảm 4,59%, một phần diện tích này được chuyển sang trồng rau an toàn và nuôi trồng thuỷ sản, một phần hác được chuyển sang để xây dựng các khu công nghiệp và nhà ở (bảng 3.2).

Diện tích gieo trồng lúa giảm nhưng diện tích gieo trồng rau an toàn đã tăng lên hàng năm. Năm 2013, diện tích gieo trồng rau an toàn chiếm 13,51% tổng diện tích gieo trồng, tăng 12,42% so với năm 2011. Đây là xu hướng tốt cho phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.

Bảng 3.2: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm huyện Cô Tô giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Tổng DT gieo trồng 153,43 100,0 150,45 100,0 149,48 100,0 1. Lúa cả năm 120,2 78,86 116,15 77,30 114,5 76,60 2. Khoai lang 9,0 5,90 9,5 6,32 10,2 6,82 3.Sắn 3,54 2,32 4,35 2.90 4,58 3,06 3. Rau các loại 17,69 11,61 18,25 12,15 20,2 13,51 4. Lạc 2,0 1,31 2,2 1,33 - - Chỉ tiêu bình quân 1. DT gieo trồng BQ/hộ NN 0,8 1,1 1,5 2. DT gieo trồng BQ/lao động NN 0,3 0,5 0,6

Hình 3.4: Diện tích gieo trồng bình quân 1 lao động nông nghiệp và hộ nông nghiệp 2011 - 2013

Xu hướng sản xuất hiện nay của huyện là tăng diện tích trồng rau an toàn và khoai lang. Hiện nay huyện Cô Tô có hơn 30 ha đất chuyên trồng rau và hoai lang quanh năm tập trung chủ yếu tại các xã Thanh Lân và Đồng Tiến.

Hiện nay huyện Cô Tô rất khuyến khích các hộ trồng rau an. Huyện đã và đang tiếp tục thực hiện quyết định số 87/2010/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ngày 02/08/2010 về việc ban hành quy định hỗ trợ phát triển nông nghiệp và hạ tầng nông thôn đến năm 2020trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, trong đó quy định hỗ trợ cả sản xuất lẫn tiêu thụ nông sản của các Hợp tác xã và các nông hộ.

Trong kết quả tính toán của bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cũng cho thấy quy mô sản xuất của các nông hộ đã tăng dần qua các năm. Diện tích gieo trồng cả năm bình quân 1 nông hộ và bình quân 1 lao động nông nghiệp tăng trên 70%. Đây là điều kiện thuận lợi để các hộ có thể chuyên môn hoá vào sản xuất, hướng tới sản xuất hàng hoá có quy mô lớn hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Năng suất, sản lượng một số cây trồng hàng năm

* Cây lúa: 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 2011 2012 2013 Ha DT gieo trồng BQ/hộ NN DT gieo trồng BQ/lao động NN

Trong giai đoạn 2011-2013 do diện tích lúa giảm nên sản lượng lúa cả năm của toàn huyện giảm 25,5%, sản lượng lương thực bình quân đầu người giảm giảm 29,1% (xem bảng 3.3)

Bảng 3.3: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của huyện Cô Tô giai đoạn 2011- 2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tốc độ tăng,giảm (%) 1. DT lúa cả năm Ha 120,2 116,15 114,5 -19,2

2. NS lúa cả năm tạ/ha 28,5 29,7 31,4 10,1

3. SL lúa cả năm tấn 341 280 254 -25,5

4. SL lương thực có hạt BQ/người g/người 301,9 267,8 272,5 -29,1

So sánh với toàn tỉnh Quảng Ninh

1. DT lúa cả năm % 8,8 8,5 8,5

2. NS lúa cả năm % 94,7 90,7 94,3

3. SL lúa cả năm % 8,4 7,7 8,0

4. SL lương thực BQ/người % 65,5 60,2 62,4

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cô Tô năm 2013

So sánh với toàn tỉnh Quảng Ninh thì năng suất lúa của huyện năm 2013 chỉ bằng 86,8%, sản lượng lương thực bình quân đầu người của huyện chỉ bằng 49,3%.

Sản lượng lúa giảm ngoài nguyên nhân là do diện tích sản xuất lúa giảm còn do một nguyên khác là xu hướng tiêu dùng gạo thay đổi.

Do đời sống ngày càng phát triển, người tiêu dùng không còn chú ý nhiều tới số lượng mà là chất lượng lương thực, thực phẩm. Do vậy, các giống lúa có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng được đưa vào sản xuất như nếp 9603, nếp 87, tẻ thơm N46, Bắc thơm số 7, ... Mặc dù năng suất của các giống lúa này thấp hơn một số giống lúa lai trước đây nhưng lại cho giá trị kinh tế cao hơn.

Hiện trên địa bàn huyện Cô Tô đã có 2 vùng lúa nếp hàng hoá chất lượng cao nằm ở các xã Thanh Lân và Đồng Tiến. Diện tích gieo trồng lúa nếp hàng hoá năm 2013 đạt trên 40 ha, cho giá trị thu nhập cao gấp 1,5 – 1,7 lần so với lúa tẻ.

* Rau các loại:

Rau các loại được gieo trồng tập trung ở thị trấn Cô Tô và xã Thanh Lân. Do huyện Cô Tô có chính sách phát triển sản xuất rau sạch nên từ năm 2011 đến năm 2013 diện tích trồng rau tăng bình quân 6,98 % (bảng 3.4)

Bảng 3.4: Diện tích, năng suất và sản lƣợng rau các loại Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

1. Diện tích Ha 17,69 18,25 20,2

2. Năng suất tạ/ha 6,12 6,58 7,15

3. Sản lượng tấn 145,46 152,74 158,45

Tốc độ phát triển

1. Diện tích % 101,24 103,16 110,68

2. Năng suất % 103,17 107,52 108,66

3. Sản lượng % 102,57 105,01 103,74

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cô Tô năm 2013

Hình 3.5: Đồ thị tốc độ phát triển diện tích, năng suất và sản lượng rau các loại 2011 - 2013

Qua khảo sát thực tế các hộ sản xuất rau ở huyện năm 2013 cho thấy, các loại rau như rau muống hay rau ngắn ngày (cải thảo, cải cúc, cải canh…) mỗi năm thu được từ 9 đến 10 lứa, năng suất bình quân đạt 2 – 4 tấn/ha/năm, thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/ha, cao hơn gấp nhiều lần cấy lúa.

96 98 100 102 104 106 108 110 112 2011 2012 2013 % Năm Diện tích Năng suất Sản lượng

Sản xuất rau đã phát triển theo hướng mới, tập trung hơn. Diện tích trồng rau vụ đông tuy có giảm song diện tích chuyên trồng rau quanh năm lại tăng lên. Số hộ trồng rau mang tính chất hàng hoá tăng lên rõ rệt, tiêu biểu là 2 thôn của xã Thanh Lân là Nam Hồng và Hải Tiến .Hiện nay có 2 xu hướng sản xuất rau tại thị xã: sản xuất rau an toàn và sản xuất rau hữu cơ. Rau an toàn được đầu tư thí điểm với 2 mô hình nhà lưới vào năm 2010 ở thị trấn Cô Tô và 1 mô hình năm 2011 ở xã Thanh Lân, kết quả sản xuất trồng rau trong nhà lưới cao nhưng chi phí nhà lưới quá tốn kém, không phù hợp với vốn hiện có của nông hộ… vì vậy người dân chuyển sang trồng rau an toàn trong nhà bán kiên cố hay ruộng ngoài trời.

Rau hữu cơ ở thị xã được chú ý phát triển khoảng 5 năm nay do Hội Nông dân Việt Nam (VNFU) và tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch châu Á (ADDA) triển khai. Mặc dù rau hữu cơ là nông sản hoàn toàn sạch, có giá trị kinh tế cao và tuyệt đối bảo vệ môi trường, song việc sản xuất lại đòi hỏi khắt khe về nguồn nước, nguồn đất, sự luân canh cây trồng hợp lý và sự tỉ mỉ, cũng như công sức của người sản xuất. Do vậy, thị trấn Cô Tô có hơn 10 hộ tham gia vào quá trình đào tạo sản xuất rau hữu cơ nhưng hiện tại mới có 4 hộ tiến hành sản xuất với diện tích khoảng 2 ha. Đa số các hộ hướng tới sản xuất rau an toàn.

Thanh Lân là xã sản xuất rau có truyền thống, phát triển mạnh về sản xuất rau xanh và rau thơm các loại. Diện tích sản xuất rau thơm chiếm tới 50% tổng diện tích sản xuất rau. Nếu như sản xuất rau xanh các loại cho giá trị kinh tế cao gấp 6 lần sản xuất lúa thì sản xuất rau thơm cho giá trị kinh tế gấp 10 lần sản xuất lúa. Diện tích sản xuất rau còn nằm rải rác tại các xã khác song việc sản xuất còn lẻ tẻ, không mang tính chất sản xuất hàng hoá.

Thu nhập từ trồng rau an toàn bình quân đạt 150 - 200 triệu/ha/năm, riêng các hộ trồng rau hữu cơ cho thu nhập cao gấp 1,5 - 2 lần so với sản xuất

rau an toàn. Đây là sản phẩm cần khuyến khích sản xuất tại huyện vì nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm rau sạch là rất lớn.

* Một số cây vụ đông:

Ở Cô Tô cây vụ đông được trồng chủ yếu là khoai lang và lạc trong đó Khoai Lang là cây thuộc nhóm tinh bột, có diện tích đứng thứ 2 sau lúa. hoai Lang được trồng trên nhiều loại đất như: trên đất lúa ở vụ đông, hoặc đông xuân hi thiếu nước để cấy lúa, trên đất trồng màu, trên đất vườn trong hu dân cư vv… Cây hoai lang chiếm tỷ lệ trong diện tích gieo trồng đứng thứ 2 và gieo trồng cả 3 vụ: đông, xuân và hè thu, nhưng chủ yếu được trồng vào vụ đông (70- 82% diện tích trồng khoai lang cả năm). Diện tích gieo trồng hoai lang năm 2013 là 10,2 ha, tăng 1,2 ha so với năm 2011. Sản lượng năm 2013 đạt 52,0 tấn, cao hơn 7,0 tấn so với năm 2011. Hiện tại, ở Cô Tô chỉ có một số rất ít các hộ trồng hoai Lang, đặc biệt hầu hết hộ nông dân trồng Khoai Lang không áp dụng đúng ỹ thuật trong trồng trọt mà thường theo kinh nghiệm và đang gặp phải một số vấn đề cần giải quyết khi triển khai thực hiện quy hoạch vùng trồng Khoai Lang tập trung.

Cây Lạc chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong cơ cấu diện tích gieo trồng của huyện. Năm 2011 diện tích trồng lạc năm 2011 là 2 ha đến ăm 2012 là 2,2ha tăng 0,2 ha so với năm 2011. Diện tích lạc tăng là do nhu cầu về sản phẩm lạc làm thức ăn cho chăn nuôi (gà, lợn) ngày một tăng lên. Bên cạnh đó thì sản phẩm Lạc cũng có nhiều nhu cầu khác nhau. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây công nghiệp thì cây Lạc đang được khuyến khích chuyển đổi thay thế các cây khác không hiệu quả.

Bảng 3.5: Diện tích, năng suất và sản lƣợng một số cây trồng vụ đông 2011 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) 12/11 13/12 bq

1. Diện tích ha 9 9,5 10,2 105,6 107,4 106,5 2. Năng suất tạ/ha 50 50 51 100,0 102,0 101,0 3. Sản lượng tấn 45 47 52 104,4 110,5 107,4

Lạc

1. Diện tích Ha 2,0 2,2 - 110,0 - -

2. Năng suất tạ/ha 10 8,5 - 85,0 - -

3. Sản lượng tấn 2 1,9 -

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cô Tô năm 2013 3.2.2.2.Ngành chăn nuôi

Nét mới trong chăn nuôi ở nông hộ huyện Cô Tô trong những năm gần đây là phát triển ngày càng nhiều các mô hình chăn nuôi quy mô lớn, theo hướng trang trại, áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp hoặc bán công nghiệp, sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường. Theo số liệu điều tra cuối năm 2013, trong số 218 trang trại của huyện Cô Tô thì có 23 trang trại chăn nuôi (chiếm 33,5%), và 83 trang trại kết hợp. Số trang trại chăn nuôi tăng chủ yếu là các trang trại chăn nuôi gà công nghiệp, gà đẻ siêu trứng và lợn hướng nạc. Các trang trại này hàng năm làm ăn đều có lãi. Chăn nuôi bò quy mô tuy chưa lớn theo kiểu trang trại nhưng số hộ chăn nuôi bò lai, bò sữa có từ 5 - 15 con đang dần chiếm tỷ trọng lớn.

Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến theo hướng tăng dần, tăng từ 11,2% năm 2011 lên 19,9% năm 2013. Tuy nhiên ngành chăn nuôi vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng. Việc quy hoạch vùng chăn nuôi vẫn còn nhiều bất cập.

Chăn nuôi gia súc

* Trâu: do hâu làm đất gieo trồng đã được cơ giới hoá và giá trị kinh

tế do nuôi trâu đem lại thấp nên số lượng trâu được nuôi của nông hộ giảm dần qua các năm. Số đàn trâu năm 2013 của huyện chỉ chiếm 1,3% trong tổng đàn trâu của toàn tỉnh (bảng 3.5)

Trong 3 năm (2011 – 2013), số đàn trâu đã giảm 8,37% làm sản lượng thịt hơi trâu xuất chuồng giảm 29,16% (bảng 3.6).

* Bò: chăn nuôi bò ở thị xã có xu hướng gia tăng trong những năm gần

đây. Tổng đàn bò của huyện năm 2013 chiếm 1,5% tổng đàn bò của toàn tỉnh Quảng Ninh. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng từ năm 2011 – 2013 đã tăng 7,5%. Chăn nuôi bò cho giá trị kinh tế cao, đặc biệt là bò sữa, song diện tích bãi chăn thả và đồng cỏ ở huyện bị hạn chế, đa số các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ từ 2 – 10 con.

* Lợn: Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lượng nuôi lợn trong những

năm qua có xu hướng giảm. Tổng đàn lợn năm 2013 là 2450 con giảm 50 con so với năm 2011 là 2500. Quá trình giảm lượng đàn lợn thì tập trung vào các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)