5. ết cấu của luận văn
3.2.3. Tình hình tiêu thụ nông sản hàng hoá ở huyện Cô Tô
Khâu tiêu thụ là khâu mang tính quyết định đến hiệu quả của quá trình lao động của nông hộ. Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, tiêu thụ ở đâu luôn là mối quan tâm của các nông hộ.
Những NSHH được đem tiêu thụ chủ yếu của các hộ bao gồm: lúa nếp, rau các loại, hoa đào cảnh, lợn thịt, bò thịt , sữa bò, gia cầm (gà, vịt, chim cút), trứng gia cầm (gà, vịt, chim cút), cá thịt.
Hiện nay đa số các nông hộ sản xuất nông sản ở huyện Cô Tô đều phải tự tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Các nông hộ tiêu thụ sản phẩm của mình qua 3 kênh chủ yếu: bán buôn cho đại lý, người thu gom; bán cho nhà bếp các trường học, xí nghiệp và bán lẻ tại chợ.
Với thuận lợi nằm liền kề các thành phố lớn nên việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ NSHH của các nông hộ không gặp nhiều hó hăn. Điều quan trọng là chất lượng sản phẩm nông sản của các hộ có đáp ứng được yêu cầu thị trường không bởi vì người tiêu dùng giờ đây rất quan tâm tới nông sản an toàn và sạch.
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy tình hình tiêu thụ một số nông sản chủ yếu của các nông hộ như sau:
* Đối với lúa nếp: lúa nếp được tiêu thụ mạnh nhất vào tháng 5 và
tháng 10, thời điểm gặt lúa của các nông hộ. Khoảng 50% các nông hộ bán trực tiếp tại ruộng, còn 50% mang về nhà phơi hô quạt sạch để bán. Toàn bộ lúa nếp được bán cho người thu gom, mà người dân ở đây quen gọi là “hàng xáo”.
Huyện Cô Tô có một thôn chuyên thu gom lúa gạo gọi là Nam Đồng (thuộc xã Thanh Lân). Hầu hết người dân ở đây đều làm nghề “hàng xáo”. Đến mùa gặt, những hàng xáo này đi thu gom toàn bộ lúa hàng hoá của các nông hộ trong vùng về để say sát rồi tiêu thụ cho các nhà máy, trường học, dân đô thị, các hộ làm bánh, nấu rượu trong và ngoài huyện.
Huyện Cô Tô có hàng trăm hộ chế biến nhỏ như nấu rượu nếp, làm bánh các loại. Do vậy, phần lớn lúa nếp hàng hoá sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của khu vực nội địa.
* Đối với rau xanh các loại: rau được tiêu thụ quanh năm, 52% sản lượng rau sản xuất ra được các nông hộ bán trực tiếp tại ruộng cho người thu gom, 10% là bán cho các bếp ăn ở trường học và xí nghiệp, còn lại các hộ đem bán lẻ tại chợ.
Đối với những hộ sản xuất lớn thì 75% sản lượng rau các hộ bán cho các đại lý thu gom ở thị trấn Cô Tô, còn lại là bán lẻ cho những người thu gom nhỏ trong vùng.
Nhìn chung thị trường tiêu thụ rau tương đối thuận lợi, nếu các hộ sản xuất được khối lượng lớn, đảm bảo chất lượng thì các đại lý rau trên thị trấn sẵn sàng về mua. Thực tế hiện nay các nông hộ sản xuất rau ở huyện Cô Tô vẫn chưa có hệ thống liên kết chặt chẽ để đảm bảo về số lượng và chất lượng rau xuất cho những khách hàng lớn, đa số nông hộ sản xuất còn nhỏ lẻ và chạy theo thị trường.
* Đối với khoai lang: Thị trường tiêu thụ Khoai Lang của huyện là rất
khả quan: có thể thay thế lương thực cho ngư dân trên đảo và ngư dân các địa phương hác qua đảo khi thực hiện những chuyến đi biển dài ngày; tiềm năng Du lịch trong tương lai thu hút lượng lớn khách du lịch đến với đảo là điều kiện thuận lợi để sản phẩm Khoai Lang Cô Tô có thể phát triển thương hiệu đến với nhiều thị trường tiềm năng.
* Đối với các sản phẩm từ gia súc, gia cầm: Các sản phẩm từ gia súc,
gia cầm nhìn chung được tiêu thụ quanh năm và tiêu thụ mạnh nhất vào những tháng giáp tết âm lịch.
Những gia súc như trâu, bò, lợn được tiêu thụ cho các lò mổ trong thị xã tiêu thụ khoảng 32%, còn lại là bán cho người thu gom ở thành phố Hạ Long.
Những gia cầm như ngan, vịt, gà được bán cho người thu gom bình quân khoảng 80%, còn lại các hộ bán lẻ tại chợ phục vụ nhu cầu người dân trong vùng.
Những sản phẩm như sữa bò, trứng gia cầm thì được bán 90 – 99% cho người thu gom. Sữa bò được các nông hộ đem bán trực tiếp cho các đại lý thu gom sữa. Nhìn chung nhu cầu sữa bò là rất lớn, hiện các hộ vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thu gom của các đại lý.
Huyện Cô Tô cũng có hàng trăm hộ thu gom trứng gia cầm. Những nông hộ ở đây tiêu thụ đến 90% trứng cho những hộ thu gom này, còn các trang trại sản xuất lớn thì tiêu thụ trực tiếp cho người thu gom ở thị trấn hoặc thành phố Hạ Long.
*Đối với sản phẩm từ thủy sản: Hiện nay sản phẩm thủy sản chủ yếu
thông qua bán buôn và thu gom của các hệ thống chợ trên địa bàn
Hình 3.7: Tiêu thụ nông sản hàng hoá của nông hộ điều tra năm 2013 3.2.4.Tình hình tổ chức sản xuất và các hoạt động dịch vụ nông nghiệp
Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất, hoạt động dịch vụ cũng có sự tăng trưởng khá. Giai đoạn 2011- 2013, giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp tăng từ 59.877 triệu đồng năm 2011 lên 60.483 triệu đồng năm 2013, tăng trung bình 3 năm là 0,4%. Kết quả một số hoạt động dịch vụ cụ thể như sau:
- Dịch vụ làm đất: Do tình trạng ruộng đất manh mún còn phổ biến nên việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất còn rất thấp. Năm 2013, với chỉ
Nông sản hàng hóa: lúa, rau, khoai lang, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản
Đại lý, người thu gom Nhà hàng, bếp ăn trường học Bán lẻ tại chợ Đại lý thu gom Người bán lẻ
có khoảng 45% tổng diện tích gieo trồng được thực hiện dịch vụ làm đất, còn lại là do bà con nông dân tự làm. Giá trị sản xuất của dịch vụ làm đất mới chỉ chiếm khoảng 20% trong giá trị sản xuất ngành dịch vụ sản xuất nông nghiệp.
- Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi được thực hiện tốt trong thời gian qua. Các đơn vị được giao đã cung ứng đủ giống tốt phục vụ sản xuất. Công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi được tăng cường nên chất lượng các loại giống cây, con trên địa bàn huyện được đảm bảo.
- Dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hóa: Do hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp còn yếu, vốn ít, mới chỉ thực hiện được một số khâu dịch vụ như thủy lợi, điện, bảo vệ sản xuất… chưa tổ chức được dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân, nên việc tiêu thụ hàng hóa chủ yếu thông qua các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trong huyện.
- Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên địa bàn luôn được cấp chính quyền quan tâm, đây được coi là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Toàn bộ các xã trên địa bàn huyện đều thành lập các tổ khuyến nông cơ sở. Hoạt động khuyến nông cơ sở những năm qua đã đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp - nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, khuyến nông cơ sở đã bộc lộ một số khó hăn như: khối lượng công việc quá nhiều, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quá thiếu, mức phụ cấp không còn phù hợp… đã ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của hoạt động khuyến nông.
- Công tác bảo vệ thực vật được duy trì thường xuyên, kịp thời, nhất là công tác dự tính dự báo, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, chuột hại, mở rộng áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)… nên tỷ lệ thiệt hại do sâu bệnh, chuột hàng năm đều ở mức thấp.
- Công tác thú y: Trong thời gian qua, công tác thú y luôn được các cấp, các ngành, hộ nông dân quan tâm, nhất là công tác tiêm phòng, vệ sinh thú y, kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển và giết mổ gia súc, gia cầm. việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm bước đầu đã có hiệu quả. Nhìn chung, công tác thú y trong những năm qua được thực hiện khá tốt, do vậy không có dịch bệnh lớn xảy ra, chỉ xuất hiện cục bộ ở một số thôn và đã được dập tắt kịp thời.
3.2.5. Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
3.2.5.1. Về chính sách đất đai
Trong hệ thống các chính sách phát triển nông nghiệp, chính sách đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là ở trong điều kiện của huyện Cô Tô, quỹ đất đai cho sản xuất nông nghiệp hạn hẹp và có xu hướng giảm dần, lao động nông nghiệp lại quá lớn. Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là nguồn lực, là cơ sở tự nhiên để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp. Việc xác định hợp lý chính sách đất đai ở huyện Cô Tô trên hai nội dung cơ bản nhất: xác lập quyền sở hữu ruộng đất và xác lập các quyền lợi và nghĩa vụ trong sử dụng ruộng đất là cơ sở để thực hiện các chính sách hác đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Bởi vì, nếu chính sách đất đai hợp lý sẽ tạo động lực để sử dụng ruộng đất một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả trong điều kiện quỹ ruộng đất bình quân/người của huyện đang ở mức thấp, chất lượng và số lượng đang có xu hướng giảm sút.
Căn cứ trên các quy định của Luật đất đai và Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện đã ra Nghị quyết về điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Cô Tô thời kỳ 2010-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 -2015. Trong đó quy định, nhóm đất nông nghiệp đến năm 2015 là 2630ha (chiếm 82,79% diện tích tự nhiên), tăng so với năm 2011 là 153.89 ha, tăng so với quy hoạch đã được duyệt là 335 ha.
Đặc biệt, Huyện Cô Tô đã quan tâm chỉ đạo các địa phương và ban ngành có liên quan thực hiện việc giao đất lâu dài cho hộ sản xuất nông nghiệp, hộ nuôi trồng thủy sản và bảo vệ rừng. Việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ gia đình đã làm cho người nông dân yên tâm sản xuất, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả trên diện tích sử dụng đất đai của mình. Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường huyện Cô Tô cho biết đến cuối năm 2013 toàn huyện đã cấp được 117.379 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên tổng số giấy phải cấp là 201.948 giấy, đạt 58,12% kế hoạch, trong đó Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đạt 40,68% kế hoạch.
Đồng thời, địa phương đã há thành công trong việc chỉ đạo thực hiện "dồn điền, đổi thửa". Chính sách này đang nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân. Do vậy, kết quả số thửa/hộ đã giảm nhanh chóng, từ 8,84 mảnh vào năm 2011 xuống còn 4,34 mảnh năm 2013, tăng diện tích bình quân một thửa từ 438m2 lên 706 m2. Do quá trình tập trung ruộng đất này mà người dân ở các địa phương có điều kiện hơn trong việc ứng dụng khoa học - công nghệ, cơ giới hóa, giảm chi phí đầu vào và tăng năng suất, chất lượng và sản lượng sản phẩm.
Tuy nhiên vì đất đai manh mún nên chưa thể quy hoạch được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, khó chỉ đạo nhân dân trồng cây gì đem lại lợi ích cao nhất, hó giám sát được nhân dân trong quá trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Việc phát triển nông nghiệp theo hướng SXHH cũng gặp nhiều hó hăn.
+ Chính sách kinh tế nhiều thành phần: Trên địa bàn huyện đã thừa nhận nhiều thành phần kinh tế như hộ kinh tế nông dân, kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân. Điều này giúp các thành phần đóng góp tích cực và phát triển nông nghiệp theo hướng SXHH.
+ Chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp: Huyện đã chú tâm đầu tư trước hết vào việc xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng
như hệ thống điện lưới, đường giao thông và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ phát triển nông nghiệp SXHH.
3.2.5.2.Về chính sách thuế
Áp dụng Nghị định số 20/2011/NI-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Huyện Cô Tô đã thực hiện miễn giảm thuế nông nghiệp và thủy lợi phí theo quy định của nhà nước đối với các hộ nông dân. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư được miễn giảm thuế theo quy định tại Nghị định 51/NĐ-CP, ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến hích đầu tư trong nước.
Do không phải đóng tiền thủy lợi phí nên HTX không có tiền để tu sửa lại hệ thống thủy lợi, Nhà nước chưa có chương trình đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng với tất cả các cấp. Đặc biệt vào mùa khô tình trạng thiếu nước cho sản xuất vẫn diễn ra. Bởi vậy mà trong vấn đề tưới tiêu nhiều khi gặp trục trặc, hó hăn, làm cho người dân mất lòng tin.
* Chính sách hỗ trợ phát triển thị trường nông nghiệp.
Trong thời gian qua, UBND huyện Cô Tô đã ban hành QĐ số 3431/2011/QĐ-UB ngày 21/10/2011 về chính sách huyến hích xuất hẩu; Quyết định số 2116/2011/QĐ-UB về việc ban hành chương trình phát triển xuất hẩu huyện Cô Tô giai đoạn 2011-2015; Quyết định 12481/2013/QĐ- UB ngày 4/8/2013 về chính sách hỗ trợ huyến hích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp thực hiện quy hoạch sản xuất hàng hóa tập trung đối với một số giống cây trồng và vật nuôi như hoai lang, Hải Sâm, Ốc Hương; Thông báo số 1720 TB-UB ngày 4/7/2012 của Chủ tịch UBND huyện Cô Tô về chính sách đối với vùng nguyên liệu sắn; Các chính sách này đã có tác động mạnh đến việc hỗ trợ và phát triển thị trường tiêu thụ nông nghiệp ở huyện Cô Tô.
Trong 3 năm từ 2011 đến 2013 huyện Cô Tô đã hỗ trợ cho vùng nguyên liệu sắn 5.389,5 triệu đồng, thưởng cho các hộ có diện tích từ 2 ha trở lên, đạt năng suất 55 tấn/ha mức 900.000 đồng; hỗ trợ sản xuất hàng hóa tập trung là 400 triệu đồng đối với một số loại giống vật nuôi cây trồng. Chỉ tính trong 2 năm từ 2012-2013, ngân sách huyện Cô Tô đã thưởng cho các đơn vị tham gia xuất hẩu 410,37 triệu đồng. Cho đến nay, giá trị xuất hẩu tăng bình quân hàng năm trên 25%. Đặc biệt là hai nhà máy chế biến tinh bột sắn hu vực huyện Vân Đồn; nhà máy chế biến hải sản đông lạnh xuất hẩu... đã ý hợp đồng đầu tư ứng trước vật tư, tiền vốn, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Do vậy đã góp phần ổn định sản xuất, ổn định giá cả và giải quyết tốt công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho nhiều người lao động trong hu vực nông nghiệp, nông thôn. Như vậy, với những chính sách hỗ trợ thị trường tiêu thụ nông sản của tỉnh đã có ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển inh tế nông nghiệp của Cô Tô trong những năm qua.
Ngoài việc thực hiện chính sách phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, trong những năm qua huyện Cô Tô đã chú ý thực hiện chính sách hỗ trợ thủy lợi phí; Chính sách hỗ trợ rủi ro do thiên tai trong nông nghiệp... Những chính sách này hông chỉ ảnh hưởng đến ết quả sản xuất nông nghiệp mà còn có ảnh hưởng đến đời sống chính trị - xã hội ở hu vực nông thôn. hi thiên tai