Thực trạng tiêu dùng rau của người dân trên địa bàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau của người dân tại phường ngọc lâm, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 57 - 63)

4.2. Thực trạng tiêu dùng rau của người dân tại phường Ngọc Lâm

4.2.3. Thực trạng tiêu dùng rau của người dân trên địa bàn

Thông qua quá trình điều ta thu thập và tổng hợp dữ liệu cho một số kết quả về hành vi của người tiêu dùng trong việc mua rau như sau:

25.61 63.41 10.98 0 10 20 30 40 50 60 70

Hoàn toàn tin tưởng Tin tưởng một phần Không tin tưởng

Mức độ tin tưởng rau VietGAP (%)

Tầm quan trọng của rau

Đối với người dân tại phường Ngọc Lâm cũng vậy việc sử dụng cũng như đánh giá mức độ quan trọng của rau có kết quả như sau.

Biểu đồ 4.2: Đánh giá mức độ quan trọng của rau trong bữa ăn

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình, 2020)

Theo kết quả điều tra được, phần lớn các hộ cho rằng rau xanh có vai trò quan trọng cho tới rất quan trọng trong bữa ăn thường ngày, tương ứng tỉ lệ 26% và 64%. Trong khi đó không có hộ nào đánh giá thấp tầm quan trọng của rau bởi rau là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng của con người bởi chúng hàm chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng quý giá như: vitamin, protein, khoáng chất quan trọng… Bên cạnh đó rau củ quả còn là thực phẩm chính cung cấp chất xơ giúp con người có thể dễ dàng tiêu hóa. Chính vì vậy việc bổ sung rau củ quả cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho con người trong tất cả mọi hoạt động. Số ít 10% còn lại các hộ chỉ cho rằng mức độ quan trọng của rau chỉ nằm ở mức bình thường. 64% 26% 10% rất quan trọng quan trọng bình thường

Khối lượng mỗi lần mua

Với câu hỏi “Lượng rau mua trong mỗi lần là bao nhiêu” thì có nhiều ý kiến khác nhau cho rằng người thì họ sẽ mua nhiều rau và để bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Người thì họ chỉ mua đủ lượng rau sử dụng luôn trong ngày chứ không mua quá nhiều. Dưới đây là biểu đồ kết quả thu được.

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ và số lượng rau mỗi lần mua của mỗi hộ

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình, 2020)

Qua biểu đồ cho thấy người tiêu dùng mỗi lần mua rau thường ở mức từ 0.1 kg đến 2 kg. Người tiêu dùng chỉ mua số lượng rau vừa phải, đủ cho bữa ăn trong ngày chứ không mua nhiều để ăn trong nhiều ngày. Đối với họ, khi tiêu dùng bất cứ một loại thực phẩm nào đều phải đặt tiêu chí tươi, ngon lên hàng đầu. Và nếu mua rau cho nhiều bữa ăn thì rau sẽ bị héo, mất chất dinh dưỡng và không tốt. Chính vì vậy, họ chỉ mua rau an toàn với số lượng ở mức vừa đủ. Có 82% số người chọn lựa mua từ 0,1 – 2 kg. 14% các hộ thường mua rau từ 2-3 kg. Những người tiêu dùng chọn lựa phương án này đại đa số là những gia đình đông thành viên và số lượng tiêu thụ rau lớn.

Chỉ có 4% số người chọn phương án mua trên 3 kg. Những gia đình cho biết vì địa điểm bán không thuận lợi cho sự di chuyển của họ hoặc do bận rộn

0 41 7 2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 0 kg 0,1-2 kg 2-3 kg > 3kg

nên họ chấp nhận mua nhiều để sử dụng trong nhiều bữa. Và khi mua rau, đại đa số người tiêu dùng thường tự mình đi mua vì họ muốn đảm bảo sẽ chọn được những sản phẩm tốt nhất.

Nguồn cung rau của các hộ

Việc lựa chọn rau, nguồn cung rau cho gia đình được nhiều người quan tâm và tìm hiểu xem ở đâu có nguồn cung rau tốt đảm bảo chất lượng để người tiêu dùng họ đặt niềm tin sử dụng. Kết quả dưới bảng 4.4 phản ánh sự lựa chọn nguồn cung rau của các hộ gia đình tại phường Ngọc Lâm

Bảng 4.6: Nguồn cung rau của các hộ điều tra

Nguồn cung rau Ý kiến (lượt) Tỷ lệ (%) Nam Nữ Độ tuổi 20-30 30-55 Trên 55 20-30 30-55 Trên 55 Chợ 47 34,55 19,14 14,89 6,38 21,27 29,78 8,51 Siêu thị 40 29,41 17,50 17,50 7,50 25,00 30,00 2,50 Cửa hàng thực phẩm sạch 33 24,26 21,21 18,18 9,09 24,24 18,18 9,09 Bán rong 12 8,82 16,67 16,67 8,30 16,67 16,67 25,00 Tự trồng 4 2,94 - 25 - 25 25 25

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình, 2020)

Qua điều tra cho thấy người tiêu dùng lựa chọn mua rau nhiều nhất là mua rau tại chợ (chiếm 34,55%). Điều này hoàn toàn dễ hiểu với việc lựa chọn mua rau theo kiểu truyền thống. Việc mua rau tại chợ quầy hàng bán rau thuận tiện cho việc họ có thể mua cùng nhiều loại rau một lúc có cảm giác rau tươi hơn mà giá cả cũng rẻ hơn so với rau cùng loại tại các hệ thống siêu thị. Tuy nhiên, nếu tính tổng thể thì có tới trên 50% lượt người tiêu dùng chọn mua rau tại hệ thống các siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch. Vì nhu cầu sử dụng rau chất lượng, họ sẵn sàng mua ở những điểm bán rau sạch rau an toàn dù giá cả có cao hơn đôi chút nhưng để đảm bảo cũng như an tâm hơn trong

bữa ăn họ sẽ lựa chọn mua tại những nơi như thế này. Mua tại các hàng bán rong với tỷ lệ là 8,82% việc mua rau của những người bán rong người tiêu dùng sẽ không phải đi lại mất thời gian mà các gia đình cũng có thể mua được rau tươi ngon, đảm bảo vì lý do thân quen hay là 1 vài lý do khác. Một phần nhỏ người dân tại phường lựa chọn hình thức tự gieo trồng rau tự cung cấp nguồn rau cho gia đình đảm bảo sức khỏe. Việc làm này vừa đem lại nguồn cung rau cho gia đình vừa là thú vui tao nhã cho người già một tay tự làm nên chăm sóc sức khỏe cho gia đình mình.

Nhìn vào kết quả ta thấy về phía nam giới, lượng rau mua tại chợ, các hệ thống siêu thị hay cửa hàng thực phẩm sạch chiếm ưu thế nhiều hơn bởi trong khoảng độ tuổi từ 20-30 đây là độ tuổi của những người trẻ tuổi chưa có gia đình họ có cuộc sống độc lập nên mọi việc đều tự tay làm kể cả những việc như đi chợ, nấu cơm.... Còn ở độ tuổi từ 30- 55 đa phần trong độ tuổi này nam giới họ đều là những người đã có gia đình việc cơm nước thường sẽ để phụ nữ đảm nhận nhưng đôi khi trong cuộc sống người chồng họ cũng có thể phụ giúp gia đình trong việc bếp núc nên việc lựa chọn nơi mua rau cũng không chú trọng địa điểm là mua ở chợ, siêu thị hay là những cửa hàng thực phẩm sạch, hàng bán rong bởi ở nam giới họ thường ít quan tâm sâu đến những điều này. Còn đối với độ tuổi trên 55 đều là những người đã lớn tuổi việc mua rau sử dụng cho gia đình họ sẽ thường chọn những nơi thuận tiện dễ mua nhất.

Về phía nữ giới thì họ đặt nhiều quan tâm hơn cụ thể là ở độ tuổi 30- 55 có lựa chọn cao hơn cả bởi người phụ nữ trong độ tuổi này phải thường xuyên chăm lo bữa cơm cho cả nhà, chăm sóc con nhỏ nên việc lựa chọn nguồn cung rau cũng cần đặt niềm tin đúng chỗ để đảm bảo sức khỏe của cả gia đình. Những gia đình có con nhỏ thường họ sẽ lựa chọn hình thức mua tại siêu thị hay các cửa hàng thực phẩm sạch hay cẩn thận hơn họ sẽ tự trồng rau cho đảm bảo an toàn khi sử dụng hơn. Kể cả những người ở độ tuổi 20-30 cũng vậy mặc dù họ là những người trẻ tuổi, có thể chưa có gia đình nhưng họ cũng rất quan tâm và lựa chọn ở những nơi bán rau tốt đảm bảo chất lượng cho cuộc sống, sức khỏe của chính mình. Đối với lứa tuổi trên 55 họ lại chọn

hình thức mua hàng bán rong và ở chợ nhiều hơn vì họ nghĩ rằng mua tại đó rau sẽ tươi ngon mà giá thành rẻ.

Mức chi tiêu cho rau

Mỗi hộ gia đình đều có những khoản chi mức tiêu dùng cho rau xanh khác nhau tùy thuộc vào sở thích thói quen nhu cầu tiêu dùng. Có gia đình họ rất thích sử dụng lượng rau nhiều trong bữa ăn, ngược lại có những hộ gia đình họ lại ưa chuộng dùng thịt nhiều hơn lượng rau trong bữa ăn. Dưới đây là kết quả khảo sát thu được qua bảng 4.5

Bảng 4.7: Mức chi tiêu cho rau theo nghề nghiệp

Mức chi/tuần Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Nghề nghiệp Công nhân Buôn bán Công viên chức NN HS, SV Khác Từ 0-50.000 VNĐ 7 14 42,85 0 14,28 42,85 0 Từ 50.000- 100.000 VNĐ 14 28 0 35,71 35,71 14,28 7,14 Trên 100.000 VNĐ 29 58 6,89 41,37 41,37 6,89 3,44 Tổng 50 100

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình, 2020)

Số liệu điều tra cho thấy, phần lớn số hộ dành tới hơn 100 nghìn cho việc tiêu dùng rau xanh trong một tuần, tỷ lệ này chiếm 58%. Họ chủ yếu là những người buôn bán hay là những người công viên chức nhà nước họ có thu nhập cao hơn mức chi tiêu của họ thoải mái hơn, một số ít thì có nghề nghiệp là công nhân, bác sĩ, đa phần cũng là những hộ gia đình có nhân khẩu từ 5 người trở lên. Trong số 50 người được khảo sát có 14 người dành từ 50-100 nghìn đồng cho việc mua rau chủ yếu cũng là những công viên chức nhà nước, làm nghề buôn bán, đầu bếp hay. Số còn lại 7 người thường là là học sinh sinh viên hoặc công nhân hoạt động trên địa bàn phường. Nhìn chung đây là mức

chi tiêu khá cao đối với người dân tại phường Ngọc Lâm. Điều này cho thấy mức thu nhập của người dân tại phường khá ổn định và phần nào họ hiểu được vai trò, tác dụng của rau xanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau của người dân tại phường ngọc lâm, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 57 - 63)