Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau của người dân tại phường ngọc lâm, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 47 - 52)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra

a, Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Mức độ hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm với thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và rau nói riêng của người dân trên địa bàn phường Ngọc Lâm còn chưa cao. Công tác tuyên truyền của phường còn chưa đạt hiệu quả tối đa, vì vậy tôi chọn phường Ngọc Lâm là nơi để tiến hành nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rau.

b, Phương pháp điều tra chọn mẫu

Do hạn chế về thời gian và kinh phí, nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Tổng dân số của phường Ngọc Lâm hiện nay là hơn 5000 hộ, được chia thành 28 tổ dân phố. Với dân số khá đông đúc, nhu cầu tiêu dùng rau hàng ngày ở mức cao

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

ST

T Loại thông tin/số liệu Nguồn thu thập

Phương pháp thu thập

1 Thông tin về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về hành vi tiêu dùng rau và giải pháp thúc đẩy tiêu dùng rau.

Sách tham khảo, sách chuyên ngành, báo, tạp chí, nghiên cứu khoa học, internet có liên quan.

Tìm đọc, tra cứu chọn lọc, tổng hợp các thông tin.

2 Thông tin về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội.

Ban thống kê, địa chính, kế toán của phường.

Tìm hiểu thông tin từ các nguồn.

3 Thông tin có liên quan đến hành vi tiêu dùng rau của hộ gia đình trên địa bàn phường.

UBND phường, ban thống kê phường Ngọc Lâm Tìm hiểu, khảo sát, chọn lọc và tổng hợp các báo cáo.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp để phán ánh được độ chính xác, chi tiết của vấn đề cần nghiên cứu, từ đó làm cơ sở cho đánh giá các chỉ tiêu.

Số liệu sơ cấp là số liệu thu thập bằng cách điều tra – phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng. Số liệu sơ cấp được sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng tiêu dùng rau của hộ.

Để thu thập số liệu về thực trạng tiêu dùng rau tại phường Ngọc Lâm và các số liệu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu tôi tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 hộ gia đình. Bảng hỏi bao gồm hệ thống các câu hỏi đóng và mở được sử dụng đồng thời. Nội dung câu hỏi phục vụ cho việc thu thập thông tin

nghiên cứu gồm các nhóm thông tin sau: Nhóm thông tin chung về kinh tế xã hội của hộ gia đình bao gồm tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, nghề nghiệp và thói quen hành vi tiêu dùng rau, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rau của hộ.

Phương pháp quan sát: quan sát trực tiếp, nghe, nhìn…qua quá trình về thực tế tại địa phương.

Đối tượng điều tra: người tiêu dùng, cán bộ phường

Đối tượng khảo

sát Nội dung Phương pháp

Số lượng

Ngưởi tiêu dùng Thông tin chung: Tên, tuổi, giới tính…Tìm hiểu về hành vi tiêu dùng rau và việc thúc đẩy việc tiêu dùng rau của mỗi hộ.

Tiếp cận, thực hiện phỏng vấn trực tiếp các vấn đề liên quan thông qua bảng hỏi chuẩn bị trước. 50 Cán bộ phường: Phó chủ tịch phường, cán bộ văn phòng thống kê. Thông tin về vấn đề an toàn thực phẩm ở địa phương và hành vi tiêu dùng rau tại địa bàn.

Tiếp cận trực tiếp, phỏng vấn chuyên sâu.

2

3.2.3 Phương pháp xử lý, phân tích thông tin

3.2.3.1 Phương pháp xử lý thông tin

Xử lý bằng MS Office (Excel)

- Làm sạch dữ liệu: tiến hành sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, bổ sung các thông tin thiếu, chưa đầy đủ và phân loại các hộ theo tiêu thức cần nghiên cứu.

- Tổng hợp và xử lý thông tin: tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉtiêu phân tích.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và vào số liệu: sử dụng phần mềm EXCEL và các phần mềm trợ giúp khác để tổng hợp tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình.

3.2.3.2 Phương pháp phân tích thông tin

a. Phân tổ thống kê

Phương pháp này được dùng để phân tổ đặc điểm chung của hộ điều tra (nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập...), tiêu chí chọn lựa như địa điểm mua, hình thức mua, hình dáng rau ...

b. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp được dùng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng rau xanh của người dân thông qua các tiêu chí lựa chọn. Cụ thể phương pháp này nhằm đánh giá, mô tả về thực trạng tiêu dùng rau trên địa bàn.

c. Phương pháp so sánh:

Phương pháp này được sử dụng để tiến hành so sánh kết quả hành vi tiêu dùng rau thường với rau sạch rau an toàn của các nhóm hộ điều tra nhằm tìm ra các ưu điểm, nhược điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng rau của hộ gia đình. Kết quả của phân tích nhằm đưa ra các giải pháp thúc đẩy hướng đến tiêu dùng rau an toàn đến với các hộ gia đình trên địa bàn phường.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của nhóm hộ tiêu dùng

-Nhân khẩu, tuổi tác, giới tính -Thu nhập

-Nghề nghiệp -Trình độ học vấn

Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng tiêu thụ rau.

-Khối lượng tiêu thụ rau bình quân của mẫu điều tra -Số lượng người tiêu dùng mua rau

-Thu thập của người tiêu dùng rau -Số nhân khẩu của người tiêu dùng rau

-Độ tuổi, nghề nghiệp của người tiêu dùng rau

Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hành vi của người tiêu dùng trong lựa chọn

rau.

-Tỷ lệ % người tiêu dùng nhận thức được về rau với rau an toàn -Tỷ lệ lựa chọn mua rau

-Tỷ lệ tiêu dùng rau hàng tháng của người tiêu dùng

Nhóm chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng trong lựa chọn rau.

-Độ tuổi -Giới tính

-Trình độ học vấn

-Tỷ lệ người tiêu dùng là các hộ gia đình có thu nhập thấp -Tỷ lệ người tiêu dùng là các hộ gia đình có thu nhập trung bình -Tỷ lệ người tiêu dùng là các hộ gia đình có thu nhập cao

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau của người dân tại phường ngọc lâm, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 47 - 52)