Thực trạng sơ chế và bảo quản rau của người dân trên địa bàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau của người dân tại phường ngọc lâm, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 63 - 67)

4.2. Thực trạng tiêu dùng rau của người dân tại phường Ngọc Lâm

4.2.4. Thực trạng sơ chế và bảo quản rau của người dân trên địa bàn

Bảng 4.8: Các hình thức bảo quản rau

Cách bảo quản Ý kiến

(lượt) Tỷ lệ (%) Trình độ học vấn THCS THPT cấp trung cấp Cao đẳng, đại học

Bảo quản nơi khô ráo để riêng với các loại thực phẩm khác

50 39,4 6,00 18,00 14,00 62,00 Nhặt và giữ rau khô,

phân loại bỏ túi nilon 46 36,2 2,17 19,56 13,04 65,21 Bảo quản trong tủ lạnh 31 24,4 9,67 25,80 9,67 54,83

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình, 2020)

Chiếm tỉ lệ phổ biến nhất trong các hình thức bảo quản rau đó là việc các hộ gia đình để rau nơi khô ráo, tách riêng với cách loại thực phẩm khác. Số còn lại cho rằng họ sẽ nhặt sạch rau và bỏ túi nilon, tuy nhiên họ sẽ khoog rửa tránh làm cho rau bị nát do ngấm nước. Có tổng cộng 31 lượt cho rằng họ sẽ cất giữ rau trong tủ lạnh để đảm bảo cho rau tươi lâu hơn. Khi được phỏng vấn, người tiêu dùng cho biết sản phẩm rau sử dụng trong ngày họ sẽ chỉ bảo quản bên ngoài nhằm giữ được độ tươi nhất của rau không bị khô mất nước. Theo kết quả có được nhóm hộ ở mức trình độ học vấn cao đẳng, đại học chiếm ưu thế nhiều nhất dành 50 lựa chọn tương đương với 62% cho phương pháp bảo quản rau ngoài nơi khô ráo để riêng với các loai thực phẩm khác. Cùng với phương pháp bảo quản ấy nhóm ở trình độ thấp hơn hẳn là nhóm ở trình độ trung học cơ sở có 3 lựa chọn (6%). Hai nhóm còn lại có lựa chọn tương đồng nhau. Còn đối với những gia đình công việc bận rộn thì họ thường

mua rau với số lượng nhiều hơn và chọn phương pháp bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng nhiều hơn trong ngày. Ở đây nhóm chiếm nhiều ưu thế hơn cũng vẫn là nhóm có trình độ đại học với 54,83%, như ta thấy ở mức trình độ trung học cơ sở và trung cấp lại có lựa chọn ngang nhau ở phương pháp này cho thấy dù người tiêu dùng ở mức trình độ nào đi chăng nữa nhưng họ cũng đã có những nhận thức nhất định rõ ràng về việc bảo quản chất lượng của rau xanh. Với phương pháp nhặt và giữ rau khô, phân loại bỏ túi nilon thì nhóm ở mức trình độ trung học cơ sở lại thấp hơn cả khi chỉ có 1 lựa chọn họ cho rằng việc nhặt rau sẵn như vậy sẽ làm rau bị héo không tốt nữa. Ngược lại ở nhóm có trình độ cao thì họ lại lựa chọn khá nhiều phương pháp này bởi cuộc sống bận rộn với công việc sau giờ tan tầm về nhà lại cơm nước cho gia đình việc nhặt rau và bỏ túi nilon trước sẽ tiết kiệm được phần nào thời gian để nghỉ ngơi, cũng tiện hơn trong việc sơ chế, chế biến. Nhìn chung ta thấy dù là ở trình độ học vấn nào họ cũng sẽ có những nhận định riêng của mình nhằm đảm bảo bảo quản rau tốt nhất phục vụ cho việc tiêu dùng.

Trong công tác sơ chế nếu không đảm bảo vệ sinh thì đó chính là một trong những nguyên nhân mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Dưới đây là bảng thông tin về số lượng tỷ lệ người dân ứng xử khi sơ chế rau

Bảng 4.9: Thực trạng sơ chế rau của người tiêu dùng

Chỉ tiêu Phương pháp sơ chế Rửa rau trực tiếp dưới vòi nước Rửa trong chậu 2-3 lần Rửa và ngâm với dd nước muối Rửa bằng máy công nghệ OZON Ngâm bằng thuốc tím Số lượng 23 32 33 17 8 Tỉ lệ (%) 46 64 66 34 16

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình, 2020)

sơ chế cơ bản như rửa rau với nước thông thường, hoặc ngâm nước muối, Chỉ một số ít hộ cho biết họ sử dụng các biện pháp can thiệp tiên tiến hơn như việc sử dụng máy sục OZON hoặc thuốc tím.

Khi được hỏi rằng đối với những sản phẩm rau có tem mác xuất xứ an toàn người tiêu dùng có rửa sạch trước khi chế biến hay không thì 100% các hộ đều trả lời là có. Thế nhưng hầu hết người dân đều không nắm bắt được rõ cách rửa rau sao cho sạch, mặc dù nhận thức tốt được tầm quan trọng của vấn đề VSATTP hiện nay, nhưng kiến thức trang bị còn nhiều hạn chế một phần do ý thức của người dân họ chủ quan, một phần cũng do đời sống công việc bận rộn.

Khi được hỏi cách chế biến mà gia đình ông bà thường sử dụng đối với sản phẩm rau như thế nào thu được kết quả trong bảng 4.8:

Bảng 4.10: Thực trạng chế biến rau của hộ tiêu dùng Mức độ Mức độ

Diễn giải

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không xảy ra

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Làm nộm, dưa góp 3 6 26 52 21 42 Ăn sống 2 4 27 54 21 42 Xào 22 44 26 52 2 4 Luộc 43 86 7 14 0 0 Nấu canh 22 44 17 34 11 22

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình, 2020)

Nhìn chung, có nhiều cách để hộ chế biến rau thành những món ăn phục vụ gia đình. Trong đó, cách chế biến thường xuyên nhất mà các hộ lựa chọn là những món luộc, nấu và xào. Đối với những món không yêu cầu chế biến cầu kì như ăn sống hoặc làm nộm, tần suất mà người dân sử dụng không nhiều, chỉ ở mức thỉnh thoàng là chủ yếu.

Trường hợp rau đã chế biến thành món ăn mà không dùng hết trong bữa, kết quả khảo sát cho thấy 50/50 hộ gia đình họ đều chọn phương thức bỏ đi nếu như không ăn hết rau, một phần là do nhu cầu sử dụng rau của gia đình đó quá ít có thể không thích ăn rau thay vào đó họ lại thích dùng thịt, cá,....hơn, hay cũng do loại rau không đúng sở thích dẫn đến việc không sử dụng hết trong bữa. Nhưng không phải đa phần các hộ ga đình đều lãng phí như vậy có những hộ họ cố gắng sử dụng hết rau đã chế biến nhằm tránh lãng phí đồ ăn.

Ứng xử của người tiêu dùng khi có vấn đề ATTP liên quan đến rau

Ứng xử của người tiêu dùng đối với những rủi ro xảy ra liên quan tới vấn đề ATTP khi sử dụng rau cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng để có thể đánh giá hành vi của họ. Khi gặp phải rau có những dấu hiệu mất vệ sinh an toàn thực phẩm thì có rất nhiều người ứng xử khác nhau có người không chấp nhận thì sẽ bỏ đi, con có người chấp nhận thì họ vẫn có thể tiêu dùng.

Biểu đồ 4.4: Ứng xử của hộ khi mua phải rau kém chất lượng

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình 2020)

Thông qua kết quả đều tra, có thể thấy việc mua phải rau kém chất lượng không phải là hiếm khi có tới 26/50 hộ trả lời rằng họ đã từng mua phải rau kém chất lượng. Khi gặp phải rủi ro như vậy thì các hộ gia đình họ sẽ làm gì?

88% 12%

Chuyển qua nơi mua rau khác

Vẫn mua ở cửa hàng đó

Có 88% các gia đình cho rằng họ sẽ không tiêu dùng rau ở những nơi bán hàng kém chất lượng đó nữa, thay vào đó họ sẽ tìm một nơi mua rau đáng tin cậy hơn, đảm bảo chất lượng an toàn sức khỏe cho gia đình. Trái với ý kiến đó thì 12% các hộ gia đình vẫn tiêu dùng một chút và chờ đợi trong tương lai gần sẽ có những sản phẩm đảm bảo an toàn. Chủ yếu như ta thấy họ chọn giải pháp bỏ đi không tiêu dùng nữa cũng là dấu hiệu tốt giúp người dân có thể tránh khỏi những rủi ro lặp lại từ việc tiêu dùng sản phẩm không an toàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau của người dân tại phường ngọc lâm, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 63 - 67)