Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau của người dân tại phường ngọc lâm, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 33)

2.2.1. Thực trạng sản xuất và tiêu dùng rau ở một số nước trên thế giới

Hiện nay trên thế giới rau là một loại thực phẩm không thể thiếu đối với người tiêu dùng. Tùy theo phong tục tập quán của từng nước nó được sử dụng với nhiều phương thức khác nhau. Ở các nước đang phát triển, rau thường nấu chín và ăn phụ thêm hoặc ăn lẫn với thịt, cá hay các thức ăn khác. Tại các nước đang phát triển, nhu cầu rau tươi rất cao. Riêng đối với một số nước mùa đông kéo dài thường phải sử dụng cả rau đông lạnh nhưng sở thích chung vẫn là sử dụng rau tươi. Một số loại rau có thể để đông lạnh như đậu các loại, củ. Đối với các nước châu phi có kiểu sử dụng rau khác so với tình hình sử dụng chung, ví dụ như trồng sắn ngoài việc ăn củ họ còn dùng cả lá. Mức tiêu thụ rau khác nhau cũng tùy theo mỗi quốc gia và còn phụ thuộc vào mức thu nhập, tuy nhiên ở một số nước còn phụ thuộc vào tập quán ăn uống của người dân nơi đó.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại EU

Hầu hết các nước EU là những nước trồng nhiều rau, quả. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu ở Châu Âu đã gây cản trở rất nhiều đến việc trồng trọt của họ. Phương thức trồng trong nhà kính chỉ phần nào bù đắp được lượng thiếu hụt. Ngoài ra, việc sản xuất rau của EU còn bị hạn chế bởi tính mùa vụ và điều đó tạo cơ hội cho các nhà cung ứng ở các nước khác tham gia vào thị trường này vào thời điểm trái mùa, cho dù hiện nay hệ thống dự trữ và phân phối đã rất hiện đại, giúp các nhà sản xuất giảm đáng kể những tác động tiêu cực của tính mùa vụ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Xuất khẩu rau tươi của các nước EU chủ yếu là trong nội bộ khối EU. Thị trường xuất khẩu ngoài EU chỉ chiếm dưới 20% giá trị xuất khẩu mặt hàng này của khối. Một số thị trường nhập khẩu tiêu biểu rau từ EU là Thụy Sỹ, Mỹ, Nga và Na Uy. Với ưu thế là các nước sản xuất nhiều rau quả nhất tại EU, Thổ nhĩ kỳ, Italia, và Tây ban nha cũng là các nước đứng đầu về xuất khẩu rau trong và ngoài khối

Vì điều kiện khí hậu khá khắc nghiệt ở Châu Âu đã gây cản trở rất nhiều đến việc trồng trọt của họ. Những nước nhập khẩu hàng đầu EU là Đức, Anh, Pháp và Hà Lan chiếm hơn 70% giá trị nhập khẩu rau toàn EU.

Hiện nay, người tiêu dùng EU đang có xu hướng quốc tế hóa về khẩu vị và lối sống. Nhờ có thu nhập cao, giao thông thuận tiện, họ thường đi du lịch nhiều nơi trên thế giới. Theo đó, nhu cầu đối với các sản phẩm rau quả ngoại nhập cũng có xu hướng gia tăng. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, người tiêu dùng châu Âu đã trở nên “dễ tính hơn” và sẽ chuyển sang dùng các sản phẩm thiết yếu thay vì các sản phẩm đắt tiền. Trong lĩnh vực rau quả, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm ngoại nhập đắt tiền sẽ giảm đáng kể.

Theo Euromonitor (2004), tổng mức tiêu thụ rau bao gồm cả khoai tây ở thị trường EU đạt khoảng 29 triệu tấn trong đó thiêu thụ khoai tây chiếm >50% lượng rau tiêu thụ và cà chua chiếm khoảng 10%. Đức là thị trường tiêu thụ rau tươi lớn nhất EU với lượng tiêu thụ khoảng 5,6 triệu tấn, tiếp đó là Anh, Italy và Hà Lan

Với thị hiếu tiêu dùng các sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Anh có thị trường rau chế biến lớn nhất EU, chiếm khoảng 20% tổng giá trị toàn EU và đứng thư 3 EU về sản lượng tiêu thụ với 16% chỉ sau Đức 21% và sau Italy 17%. Năm 2006 tiêu thụ rau của Anh có sản lượng 4,7 triệu tấn đạt 6 tỷ Euro, Italy là nước tiêu thụ rau chế biến và bảo quản đứng thứ 3 trong EU. Tiêu thụ rau chế biên và bảo quản bình quân đạt 84kg/ ng cao hơn mức bình quân của EU 62kg/ng (Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn)

Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại Thái Lan

Năm 2009, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Thái Lan đạt khoảng 1.128.060,6 triệu baht, đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu nông sản; trong khi nhập khẩu nông sản chỉ ở mức khiêm tốn là 456.708,4 triệu baht. Sản xuất rau giữ một vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp Thái Lan, đồng thời có đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu và thu nhập của người nông dân nước này.

Trong giai đoạn 2007-2008, xuất khẩu rau đậu các loại của Thái Lan đạt khoảng 101.422-113.584 baht/năm. Kim ngạch và lượng xuất khẩu tăng trung bình 14%/năm. Tuy nhiên, theo thống kê thì chỉ khoảng 10,29-15,41% lượng rau đậu của nước này. Những năm gần đây, rau là loại nông sản có giá trị cao và đóng góp quan trọng cho việc cải thiện thu nhập của người nông dân Thái Lan. Xuất khẩu rau của Thái Lan trong năm 2009 đạt 300.914,1tấn, tương đương với 9.874,45 triệu baht, tăng 4,36% so với năm 2008.

Mức tiêu dùng rau bình quân tại Thái Lan là 53kg/người/năm với các kênh tiêu thụ chủ yếu trên thị trường. Loại kênh thứ nhất: Người sản xuất- Nhóm nông dân tự thành lập người bán buôn (tại Băng Cốc/ người chế biến/ người xuất khẩu/người bán buôn, bán lẻ/người tiêu dùng). Loại kênh thứ hai: Người sản xuất- người thu gom trên địa bàn trồng rau- thị trường bán buôn trung tâm/ người bán buôn, bán lẻ.

2.2.2. Thực trạng sản xuất và tiêu dùng rau ở Việt Nam

Rau là thực phẩm quan trọng thường xuyên và không thể thiếu hàng ngày của con người, đặc biệt đối với những dân tộc châu Á trong đó có Việt Nam. Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi cho việc sản xuất các loại rau, hoa, quả để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Theo một số nghiên cứu về tình hình tiêu thụ các loại rau quả của Việt Nam trong thời gian qua, các loại rau quả được tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), cà chua (88%) và chuối (87%). Hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình 71 kg rau quả cho mỗi người mỗi năm. Rau chiếm 3/4. Thành phần tiêu thụ rau quả cũng thay đổi theo vùng. Đậu, su hào và cải bắp là những loại rau được tiêu thụ rộng rãi hơn ở miền Bắc; trong khi cam, chuối, xoài và quả khác lại được tiêu thụ phổ biến hơn ở miền Nam. Sự tương phản theo vùng rõ nét nhất có thể thấy với trường hợp su hào với trên 90% số hộ nông thôn ở miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng tiêu thụ, nhưng dưới 15% số hộ ở miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long tiêu thụ. ở các khu vực thành thị, tỷ lệ hộ tiêu thụ đối với tất cả các sản phẩm đều cao.

Nhiều mô hình sản xuất rau hiện nay đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị thu nhập đạt 400 – 500 triệu VND/ha/năm và cao hơn. Tuy nhiên sản xuất rau, nhất là rau an toàn ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn và bất cập: công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức; việc áp dụng các biệp pháp kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong sản xuất chưa được hỗ trợ giải quyết thỏa đáng; thị trường, xúc tiến thương mại, khuyến khích hỗ trợ hoạt động xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài rau được sản xuất thông thường, thị trường rau đã xuất hiện thêm nhiều loại rau an toàn (rau sạch) rau VietGAP hay như rau hữu cơ (organic). Rau VietGAP đã khá quen thuộc với người tiêu dùng dù có giá bán cao hơn rau thường. Cùng với các siêu thị, cửa hàng

chuyên về rau, các chợ truyền thống cũng đã tăng cường cung cấp rau sạch đến người tiêu dùng.

Những thị trường mà rau quả Viêt Nam đã xâm nhập được trong thời gian qua. Rau quả Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia và khu vực trên thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chính như xoài, dứa, chuối, nhãn vải, thanh long, măng cụt và các loại nước quả. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Hồng Kông hạn chế Hiện tại rau quả Việt Nam chịu sự cạnh tranh mạnh trong xuất khẩu rau quả từ các nước khác trong khu vực và trên thế giới như Thái Lan, Philippin, Trung Quốc, Úc, Canada, và rất nhiều các nước khác.

Thị trường tiêu thụ rau an toàn tại Hà Nội

Nằm trong chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, thành phố Hà Nội đã hỗ trợ và thu hút phát triển mạng lưới tiêu thụ rau an toàn tại các quận nội thành. Theo kết quả nghiên cứu của CASRAD, 2017, hiện nay, toàn thành phố có 85 cửa hàng bán rau an toàn, 76 điểm phân phối tại khu dân cư, cơ quan... và 35 siêu thị có kinh doanh rau an toàn. Tuy nhiên, việc trung chuyển và phân phối rau từ các vùng sản xuất trong và ngoài Hà Nội đến hệ thống bán lẻ và người tiêu dùng vẫn do 7 chợ bán buôn chi phối. Trong khi đó việc quản lý, kiểm soát chất lượng rau tại các chợ này chưa được thực hiện tốt, mọi loại rau từ các nguồn cung cấp khác nhau đều có thể tham gia giao dịch tại các chợ.

Trên địa bàn thành phố có 395 chợ dân sinh, mỗi chợ đều có người kinh doanh, bán lẻ rau. Một bộ phận những người bán lẻ tại các chợ chính là các hộ sản xuất nên có nhiều thông tin cung cấp cho người tiêu dùng. Phần còn lại chiếm đa số là những người chuyên kinh doanh không có đầy đủ thông tin về sản phẩm để cung cấp cho người tiêu dùng.

Hiện nay, tỷ lệ rau an toàn phân phối đến người tiêu dùng chủ yếu thông qua kênh HTX đến siêu thị và cửa hàng tiện ích. Tuy nhiên kênh lưu

thông này mới chỉ chiếm trên 10% lượng rau an toàn cung ứng cho Hà Nội. Phần lớn lượng rau an toàn sản xuất ra chưa tìm được kênh lưu thông nào phù hợp, vẫn bán qua chợ bán buôn và bán lẻ truyền thống, không được áp dụng các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm (Phùng Văn Trung, 2017).

PHẦN 3

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của phường Ngọc Lâm

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Ngọc Lâm là một phường của quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Phường Ngọc Lâm được thành lập năm 2003 trên cơ sở 83,04ha diện tích đất tự nhiên và 19.604 người của thị trấn Gia Lâm và 30 ha diện tích tự nhiên (mặt nước sông Hồng) của xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm.

Đường địa giới hành chính được xác định theo tim đường Nguyễn Văn Cừ, đoạn từ cầu Chương Dương đến đường Ngô Gia Khảm, tim đường Ngô Gia Khảm, đoạn từ đường Nguyễn Văn Cừ đến ga Gia Lâm và đường địa giới của thị trấn Gia Lâm cũ, phần giáp với các phường Ngọc Thụy, Thượng Thanh

+ Phía đông giáp với phường Bồ Đề + Phía tây giáp với quận Hoàn Kiếm + Phía nam giáp với phường Bồ Đề

+ Phía bắc giáp các phường Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Gia Thụy

Phường Ngọc Lâm có 6 tuyến phố chính là: Đường Ngọc Lâm, phố Long Biên 1, phố Long Biên 2, đường Nguyễn Văn Cừ, phố Ngô Gia Khảm, phố Nguyễn Sơn. Trong đó có 4/6 tuyến phố được UBND Thành phố Hà Nội công nhận là tuyến phố văn minh đô thị. Địa bàn phường Ngọc có vị trí chiến lược quan trọng - cửa ngõ phía Bắc của Thăng Long - Đông Đô xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Phường Ngọc Lâm là nơi giao lưu buôn bán, kết nối giữa khu vực nội thành, ngoại thành thành phố cũng như các vùng lân cận. Ngọc Lâm có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu.

Khí hậu phường Ngọc Lâm có đặc tính giống với khí hậu của khu vực Hà Nội, tiêu biểu cho khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và có mùa hè nóng mưa nhiều, mùa đông lạnh mưa ít.

Phường Ngọc Lâm nằm trong vùng nhiệt đới quanh năm tiếp nhận được bức xạ nhiệt dồi dào và có nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,30C cùng lượng mưa và độ ẩm khá lớn (80% - 1585,5mm) với mỗi năm có khảng 144 ngày mưa.

Đặc điểm khí hậu phường Ngọc Lâm rõ rệt nhất là sự thay đổi của hai mùa: mùa hè và mùa đông. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9 có đặc điểm nắng và mưa nhiều. Mùa đông kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có đặc điểm lạnh, khô hành với chủ yếu là gió đông bắc

3.1.1.3 Thủy văn.

Tiếp giáp cạnh con sông Hồng nên chịu nhiều ảnh hưởng của chế độ thủy văn. Lưu lượng bình quân hàng năm là 2710m³/s, mực nước mùa lũ thường cao từ 9-12m (độ cao trung bình mặt đê là 14-14,5m)

3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai

Nhìn chung, diện tích toàn bộ đất trên địa bàn phường Ngọc Lâm qua các năm không có sự biến đổi lớn, diện tích đất cố định và đa phần được sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp.

Năm 2019, toàn phường có 2,32ha diện tích đất nông nghiệp, sử dụng cho mục đích trồng cây hàng năm, nhưng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng diện tích đất toàn phường (2,07%). Nhìn chung, 98% diện tích đất của phường Ngọc Lâm được sử dụng với mục đích phi nông nghiệp, đất thổ cư chiếm đa số diện tích toàn phường.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của phường Ngọc Lâm qua 3 năm (2017-2019) Đất tự nhiên Đất NN Đất phi NN Đất thổ cư Đất chuyên dùng Đất trụ sở cơ quan Đất QP- AN Đất sản xuất kinh doanh phi NN Đất có mục đích công cộng Đất sông suối và mặt nước chuyên dụng DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2017 112.25 100 2.32 2.07 42.2 38 29.46 23.13 0.26 0.2 1.53 1.36 4.26 3.34 20.8 16.3 40.52 36.1 2018 112.25 100 2.32 2.07 42.2 38 30.42 27 0.44 0.4 1.35 1.2 4.5 4 20.5 18.26 38.46 34.26 2019 112.25 100 2.32 2.07 42.2 38 30.9 27.53 0.56 0.5 1.02 0.91 4.68 4.17 20.53 18.29 36.8 32.78 18/17 (%) 100 100 100.05 103.26 169.23 88.24 105.63 98.56 94.92 19/18 (%) 100 100 100.05 101.58 127.27 75.56 104 100.15 95.68

3.1.3. Thực trạng dân số và lao động

Sau khi thành lập cho đến nay, cán bộ và nhân dân phường Ngọc Lâm đã không ngừng phấn đấu và ngày càng phát triển mạnh mẽ về kinh tế cũng như xã hội. Năm 2019, số dân trên địa bàn là 24.982 người, tăng 678 người so với năm 2018 – trong đó nam giới và nữ giới chiếm tỷ lệ đồng đều (49%-51%)

Toàn phường được chia ra 28 tổ dân phố, thành phần chủ yếu là dân tộc kinh, 100% là hộ phi nông nghiệp. Thành phần chủ yếu là hưu trí, công nhân viên chức, kinh doanh buôn bán hoặc đang là học sinh, sinh viên. Đa số lao động của phường đều có công ăn việc làm ổn định, tỉ lệ thất nghiệp thấp. Như vậy, nguồn lao động của phường Ngọc Lâm khá dồi dào, đáp ứng được nhu cầu cao của xã hội.

3.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của phường Ngọc Lâm

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ngọc Lâm đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết và biện pháp một cách có hiệu quả, đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần vào xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Đảng bộ đã sớm xác định tiềm năng thế mạnh, nhận thức rõ cơ hội và thách thức trong chặng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau của người dân tại phường ngọc lâm, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 33)