Thực trạng sản xuất và tiêu dùng rau ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau của người dân tại phường ngọc lâm, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 36)

Rau là thực phẩm quan trọng thường xuyên và không thể thiếu hàng ngày của con người, đặc biệt đối với những dân tộc châu Á trong đó có Việt Nam. Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi cho việc sản xuất các loại rau, hoa, quả để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Theo một số nghiên cứu về tình hình tiêu thụ các loại rau quả của Việt Nam trong thời gian qua, các loại rau quả được tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), cà chua (88%) và chuối (87%). Hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình 71 kg rau quả cho mỗi người mỗi năm. Rau chiếm 3/4. Thành phần tiêu thụ rau quả cũng thay đổi theo vùng. Đậu, su hào và cải bắp là những loại rau được tiêu thụ rộng rãi hơn ở miền Bắc; trong khi cam, chuối, xoài và quả khác lại được tiêu thụ phổ biến hơn ở miền Nam. Sự tương phản theo vùng rõ nét nhất có thể thấy với trường hợp su hào với trên 90% số hộ nông thôn ở miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng tiêu thụ, nhưng dưới 15% số hộ ở miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long tiêu thụ. ở các khu vực thành thị, tỷ lệ hộ tiêu thụ đối với tất cả các sản phẩm đều cao.

Nhiều mô hình sản xuất rau hiện nay đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị thu nhập đạt 400 – 500 triệu VND/ha/năm và cao hơn. Tuy nhiên sản xuất rau, nhất là rau an toàn ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn và bất cập: công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức; việc áp dụng các biệp pháp kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong sản xuất chưa được hỗ trợ giải quyết thỏa đáng; thị trường, xúc tiến thương mại, khuyến khích hỗ trợ hoạt động xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài rau được sản xuất thông thường, thị trường rau đã xuất hiện thêm nhiều loại rau an toàn (rau sạch) rau VietGAP hay như rau hữu cơ (organic). Rau VietGAP đã khá quen thuộc với người tiêu dùng dù có giá bán cao hơn rau thường. Cùng với các siêu thị, cửa hàng

chuyên về rau, các chợ truyền thống cũng đã tăng cường cung cấp rau sạch đến người tiêu dùng.

Những thị trường mà rau quả Viêt Nam đã xâm nhập được trong thời gian qua. Rau quả Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia và khu vực trên thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chính như xoài, dứa, chuối, nhãn vải, thanh long, măng cụt và các loại nước quả. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Hồng Kông hạn chế Hiện tại rau quả Việt Nam chịu sự cạnh tranh mạnh trong xuất khẩu rau quả từ các nước khác trong khu vực và trên thế giới như Thái Lan, Philippin, Trung Quốc, Úc, Canada, và rất nhiều các nước khác.

Thị trường tiêu thụ rau an toàn tại Hà Nội

Nằm trong chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, thành phố Hà Nội đã hỗ trợ và thu hút phát triển mạng lưới tiêu thụ rau an toàn tại các quận nội thành. Theo kết quả nghiên cứu của CASRAD, 2017, hiện nay, toàn thành phố có 85 cửa hàng bán rau an toàn, 76 điểm phân phối tại khu dân cư, cơ quan... và 35 siêu thị có kinh doanh rau an toàn. Tuy nhiên, việc trung chuyển và phân phối rau từ các vùng sản xuất trong và ngoài Hà Nội đến hệ thống bán lẻ và người tiêu dùng vẫn do 7 chợ bán buôn chi phối. Trong khi đó việc quản lý, kiểm soát chất lượng rau tại các chợ này chưa được thực hiện tốt, mọi loại rau từ các nguồn cung cấp khác nhau đều có thể tham gia giao dịch tại các chợ.

Trên địa bàn thành phố có 395 chợ dân sinh, mỗi chợ đều có người kinh doanh, bán lẻ rau. Một bộ phận những người bán lẻ tại các chợ chính là các hộ sản xuất nên có nhiều thông tin cung cấp cho người tiêu dùng. Phần còn lại chiếm đa số là những người chuyên kinh doanh không có đầy đủ thông tin về sản phẩm để cung cấp cho người tiêu dùng.

Hiện nay, tỷ lệ rau an toàn phân phối đến người tiêu dùng chủ yếu thông qua kênh HTX đến siêu thị và cửa hàng tiện ích. Tuy nhiên kênh lưu

thông này mới chỉ chiếm trên 10% lượng rau an toàn cung ứng cho Hà Nội. Phần lớn lượng rau an toàn sản xuất ra chưa tìm được kênh lưu thông nào phù hợp, vẫn bán qua chợ bán buôn và bán lẻ truyền thống, không được áp dụng các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm (Phùng Văn Trung, 2017).

PHẦN 3

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của phường Ngọc Lâm

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Ngọc Lâm là một phường của quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Phường Ngọc Lâm được thành lập năm 2003 trên cơ sở 83,04ha diện tích đất tự nhiên và 19.604 người của thị trấn Gia Lâm và 30 ha diện tích tự nhiên (mặt nước sông Hồng) của xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm.

Đường địa giới hành chính được xác định theo tim đường Nguyễn Văn Cừ, đoạn từ cầu Chương Dương đến đường Ngô Gia Khảm, tim đường Ngô Gia Khảm, đoạn từ đường Nguyễn Văn Cừ đến ga Gia Lâm và đường địa giới của thị trấn Gia Lâm cũ, phần giáp với các phường Ngọc Thụy, Thượng Thanh

+ Phía đông giáp với phường Bồ Đề + Phía tây giáp với quận Hoàn Kiếm + Phía nam giáp với phường Bồ Đề

+ Phía bắc giáp các phường Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Gia Thụy

Phường Ngọc Lâm có 6 tuyến phố chính là: Đường Ngọc Lâm, phố Long Biên 1, phố Long Biên 2, đường Nguyễn Văn Cừ, phố Ngô Gia Khảm, phố Nguyễn Sơn. Trong đó có 4/6 tuyến phố được UBND Thành phố Hà Nội công nhận là tuyến phố văn minh đô thị. Địa bàn phường Ngọc có vị trí chiến lược quan trọng - cửa ngõ phía Bắc của Thăng Long - Đông Đô xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Phường Ngọc Lâm là nơi giao lưu buôn bán, kết nối giữa khu vực nội thành, ngoại thành thành phố cũng như các vùng lân cận. Ngọc Lâm có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu.

Khí hậu phường Ngọc Lâm có đặc tính giống với khí hậu của khu vực Hà Nội, tiêu biểu cho khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và có mùa hè nóng mưa nhiều, mùa đông lạnh mưa ít.

Phường Ngọc Lâm nằm trong vùng nhiệt đới quanh năm tiếp nhận được bức xạ nhiệt dồi dào và có nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,30C cùng lượng mưa và độ ẩm khá lớn (80% - 1585,5mm) với mỗi năm có khảng 144 ngày mưa.

Đặc điểm khí hậu phường Ngọc Lâm rõ rệt nhất là sự thay đổi của hai mùa: mùa hè và mùa đông. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9 có đặc điểm nắng và mưa nhiều. Mùa đông kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có đặc điểm lạnh, khô hành với chủ yếu là gió đông bắc

3.1.1.3 Thủy văn.

Tiếp giáp cạnh con sông Hồng nên chịu nhiều ảnh hưởng của chế độ thủy văn. Lưu lượng bình quân hàng năm là 2710m³/s, mực nước mùa lũ thường cao từ 9-12m (độ cao trung bình mặt đê là 14-14,5m)

3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai

Nhìn chung, diện tích toàn bộ đất trên địa bàn phường Ngọc Lâm qua các năm không có sự biến đổi lớn, diện tích đất cố định và đa phần được sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp.

Năm 2019, toàn phường có 2,32ha diện tích đất nông nghiệp, sử dụng cho mục đích trồng cây hàng năm, nhưng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng diện tích đất toàn phường (2,07%). Nhìn chung, 98% diện tích đất của phường Ngọc Lâm được sử dụng với mục đích phi nông nghiệp, đất thổ cư chiếm đa số diện tích toàn phường.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của phường Ngọc Lâm qua 3 năm (2017-2019) Đất tự nhiên Đất NN Đất phi NN Đất thổ cư Đất chuyên dùng Đất trụ sở cơ quan Đất QP- AN Đất sản xuất kinh doanh phi NN Đất có mục đích công cộng Đất sông suối và mặt nước chuyên dụng DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2017 112.25 100 2.32 2.07 42.2 38 29.46 23.13 0.26 0.2 1.53 1.36 4.26 3.34 20.8 16.3 40.52 36.1 2018 112.25 100 2.32 2.07 42.2 38 30.42 27 0.44 0.4 1.35 1.2 4.5 4 20.5 18.26 38.46 34.26 2019 112.25 100 2.32 2.07 42.2 38 30.9 27.53 0.56 0.5 1.02 0.91 4.68 4.17 20.53 18.29 36.8 32.78 18/17 (%) 100 100 100.05 103.26 169.23 88.24 105.63 98.56 94.92 19/18 (%) 100 100 100.05 101.58 127.27 75.56 104 100.15 95.68

3.1.3. Thực trạng dân số và lao động

Sau khi thành lập cho đến nay, cán bộ và nhân dân phường Ngọc Lâm đã không ngừng phấn đấu và ngày càng phát triển mạnh mẽ về kinh tế cũng như xã hội. Năm 2019, số dân trên địa bàn là 24.982 người, tăng 678 người so với năm 2018 – trong đó nam giới và nữ giới chiếm tỷ lệ đồng đều (49%-51%)

Toàn phường được chia ra 28 tổ dân phố, thành phần chủ yếu là dân tộc kinh, 100% là hộ phi nông nghiệp. Thành phần chủ yếu là hưu trí, công nhân viên chức, kinh doanh buôn bán hoặc đang là học sinh, sinh viên. Đa số lao động của phường đều có công ăn việc làm ổn định, tỉ lệ thất nghiệp thấp. Như vậy, nguồn lao động của phường Ngọc Lâm khá dồi dào, đáp ứng được nhu cầu cao của xã hội.

3.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của phường Ngọc Lâm

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ngọc Lâm đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết và biện pháp một cách có hiệu quả, đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần vào xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Đảng bộ đã sớm xác định tiềm năng thế mạnh, nhận thức rõ cơ hội và thách thức trong chặng đường phát triển thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xác định rõ cơ cấu kinh tế của thị trấn là: tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ, khuyến khích kinh tế hộ gia đình phát triển. Thực hiện phương hướng đã đề ra, Đảng bộ và nhân dân thị trấn đã đạt những thành tựu to lớn

Bên cạnh đó, nhờ sự phấn đấu nỗ lực không ngừng, phường đã đạt được 1 số thành tựu nhất định. Giá trị thương mại – dịch vụ tăng bình quân 25%; sản xuất công nghiệp – xây dựng cơ bản tăng bình quân 19%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2019 là 37 tỷ 932,4 triệu đồng (đạt 169,1% kế hoạch quận giao)

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản được giữ vững ổn định; Công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, trật tự đô thị được quản lý chặt chẽ và có nhiều chuyển biến tích cực; Các hoạt động văn

hoá - xã hội phát triển sâu rộng từ phường đến các tổ dân phố; Công tác chính sách xã hội, an sinh xã hội được duy trì và đảm bảo.

Phường đã tập trung đầu tư nâng cấp hạ tầng đô thị, tạo môi trường đô thị sạch đẹp, nhanh chóng hình thành các tuyến phố mới về kinh doanh, dịch vụ, các loại hình dịch vụ công nghệ cao, tài chính – ngân hàng. Đến năm 2019, trên địa bàn có 30 điểm giao dịch thương mại buôn bán ô tô du lịch, 18 đơn vị hoạt động tài chính – ngân hàng, tạo ra xu thế phát triển dịch vụ - thương mại mới.

3.1.5. Tình hình cơ sở hạ tầng phường Ngọc Lâm

a, Giáo dục và đào tạo

Chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện không ngừng được nâng cao, các trường học được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học. Số trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được đến lớp đạt 99%; tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đạt 99.7%; số học sinh giỏi các bậc học đạt %.

Các trường học trên địa bàn đã thực hiện tốt phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, là điểm sáng trong các phong trào thi đua của ngành giáo dục của Quận Long Biên, nhiều giáo viên, học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi cấp Quốc gia, Thành phố và Quận.

Hiện nay, toàn phường có bốn trường mầm non với tổng số 970 bé; bao gồm trường mầm non Xe lửa Gia Lâm, trường mầm non Sơn Ca, trường mầm non tư thục Họa Mi. Với hệ thống cơ sở hạ tầng kiên cố và ngày càng hoàn thiện, cùng với đội ngũ cán bộ giáo viên được đào tạo chuyên môn và yêu trẻ - đã đáp ứng được nhu cầu đến trường ngày càng tăng cao trên địa bàn phường Ngọc Lâm

Phường có 2 trường tiểu học, là trường Tiểu học Ái Mộ A với tổng số cán bộ là 44 người (cán bộ quản lý 3 người, giáo viên 32 người và 9 nhân viên). Tổng số học sinh toàn trường là 990 học sinh được chia thành 19 lớp.

Trường thứ hai là trường tiểu học Ái Mộ B với quy mô 28 lớp tương ứng hơn 1300 học sinh và 52 cán bộ giáo viên tâm huyết với nghề. Trường tiểu học Ái Mộ B đã đón nhận Cờ thi đua dẫn đầu khối Tiểu học, THCS của UBND thành phố Hà Nội năm 2019.

Cả 2 trường đều được UBND Quận Long Biên chọn làm đơn vị thí điểm “Mô hình trường học điện tử - 100% các phòng học văn hóa và phòng học chức năng được trang bị hệ thống máy tính, máy chiếu, máy projecter, hệ thống âm thanh phục vụ phòng học.

Về hệ thống trường trung học cơ sở, trên phường có 2 trường trung học là trường trung học cơ sở Ngọc Lâm và trường trung học cơ sở Ái Mộ với tổng diện tích 5995m2 gồm 28 phòng học, 1 nhà giáo dục thể chất, các phòng chức năng, khu hiệu bộ, khu sân chơi gần 2500m2 – đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia vào tháng 11 năm 2010

Ngoài ra, phường có 1 trường trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều với tổng số học sinh thống kê năm học 2018-2019 đạt 100% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, 70% đến 80% học sinh đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng. Trường luôn có tỷ lệ học sinh đỗ Đại học cao trên toàn quốc và nằm trong tốp đầu của các trường THPT không chuyên của thành phố Hà Nội

b, Hệ thống lưới điện

Đến nay, 100% số hộ trong toàn phường đã được sử dụng điện ổn định từ mạng lưới điện quốc gia. Các công trình trong hệ thống điện do ngành điện quản lý và đầu tư hiện nay có 4 trạm biến áp, hiện tại nguồn điện để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất tại phường tương đối ổn định, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân trên địa bàn phường Ngọc Lâm.

c, Y tế

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm, công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng sởi cho trẻ em được triển khai quyết liệt. không có trường hợp chân, tay, miệng và ngộ độc thực phẩm xảy ra. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 6,5% (giảm 0.5% so với Nghị quyết

HĐND), tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi là 8,3% (giảm 0,3% so với Nghị quyết HĐND).

Tiếp tục duy trì tốt 10 tiêu chí chuẩn Quốc gia về y tế cơ sở. Tập trung chỉ đạo công tác quản lý nhà nước lĩnh vực Y tế. Tiến hành điều tra, rà soát 23 cơ sở hành nghề y dược tư nhân ngoài công lập; Cấp 05/05 giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, (đạt tỷ lệ 100% so với chỉ tiêu quận giao). Tổ chức kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với 439 lượt các cơ sở sản xuất, kinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau của người dân tại phường ngọc lâm, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 36)