lực, hiệu quả quản lý nhà nước về VSATTP. Chính vì vậy, muốn nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý ATTP trong hoạt động thương mại, trước hết phải kiện toàn và nâng cao năng lực của các cơ quan này.
- Cần tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý về VSATTP. Cụ thể là tập trung kiện toàn Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý thị trường
- Đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi triển khai thí điểm thanh tra ATTP tại cấp xã/phường. Tập trung nhiệm vụ của đội ngũ thanh tra này vào thanh tra, kiểm tra ATTP tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm trên chợ. Nếu kết quả tốt, cần nhân rộng mô hình này, đây sẽ là lực lượng nòng cốt trong thanh tra ATTP trong hoạt động thương mại.
- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý VSATTP. Tăng cường biên chế cho đội ngũ chuyên trách VSATTP của địa phương
- Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý VSATTP VSATTP
5.2.2 Đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp rau.
Về mặt hình thức sản phẩm, nên tập trung vào chỉ tiêu an toàn thực phẩm và cung cấp thông tin nguồn gốc của sản phẩm rau một cách rõ ràng cho người tiêu dùng khi cung ứng sản phẩm trên thị trường. Ngoài mặt hình thức của sản phẩm cũng nên chú trọng đến khâu vận chuyển bảo quản để giúp sản phẩm đáp ứng thị hiếu của khách hàng về mặt hình thức. Theo nghiên cứu thì yếu tố giá cả không ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua hàng của người tiêu
dùng, nhưng nhà sản xuất và phân phối cũng nên cân đối hợp lý trong các khâu để có thể bán sản phẩm với giá cả hợp lí nhất.
Để giành được lòng tin của người tiêu dùng thì việc đầu tiên cần làm trước hết là nhà sản xuất cần phải nâng cao ý thức, đạo đức trong việc sử dụng các hóa chất độc hại, áp dụng các quy trình sản xuất đúng tiêu chuần như Gap,VietGAP... và tuân thủ các quy định của nhà nước về việc sử dụng các loại hóa chất cho rau an toàn.
Người bán hàng muốn tham gia cung ứng các sản phẩm rau trên thị trường cần nắm bắt rõ nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của họ. Từ đó có các chính sách bán hàng phù hợp vừa có lợi cho chính cơ sở sản xuất, vừa có lợi cho khách hàng.
Chủng loại rau an toàn còn hạn chế so với rau thông thường. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với nhà sản xuất là tăng cường các chủng loại rau an toàn, làm phong phú hơn về mặt hàng rau an toàn đem lại sự lựa chọn đa dạng phong phú cho người tiêu dùng.
5.2.3 Đối với người tiêu dùng
Chủ động nâng cao nâng cao mức độ hiểu biết thông qua các phương tiện truyền thông như sách báo, internet, tivi...
Phát hiện ra cơ sở sản xuất rau không an toàn, hay gặp phải rủi ro thực phẩm chịu thiệt thòi cần phải báo lại cho cơ quan chức năng hoặc khiếu nại để bảo vệ quyền lợi của chình mình và cho cả mọi người.
Trên thị trường rất nhiều mặt hàng phong phú đa dạng về thương hiệu, mẫu mã, thông tin về chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng phải có lựa chọn sáng suốt nhất đưa người tiêu dùng trở thành người quyết định chất lượng sản phẩm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh
1. Kotler, P., Armstrong, G. (2008), Principles of Marketing. 12th ed. New Jersey: Prentice Hall.
Tiếng Việt
1. Trần Minh Đạo (2006). Giáo trình Marketing căn bản, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. Đỗ Thị Mỹ Hạnh, Đỗ Thị Tuyết Mai, Trần Trọng Nam, Nguyễn Trọng Tuynh. Các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng đối với sản phẩm rau an toàn: Nghiên cứu tình huống trên địa bàn huyện Gia Lâm và quận Long Biên, Hà Nội. Tạp chí khoa học và phát triển 2015 tập 13, số 5, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
3. Nguyễn Hạnh (2013). “Rau sạch theo tiêu chuẩn GAP”. Nguồn http://www.rausachviet.com/tin-tuc63283503/rau-sach-theo-tieu-chuan- gap.html ngày truy cập 16/02/2020
4. Ngô Trung Hiếu (2015). Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp khóa 56, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
5. Nguyễn Công Hiệp và nhóm cộng sự (2011). Nghiên nhu cầu tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội, nghiên cứu khoa học kinh tế và phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
6. Quách Hoàng (2014) “Rau an toàn có phải là rau sạch?”. Bài viết về các khái niệm về rau an toàn và các chỉ tiêu đánh giá rau an toàn. Nguồn http://giaoduc.net.vn/Suc-khoe/Rau-an-toan-co-phai-la-rau-sach-
7. Lưu Thị Hương Mai (2012). Phân tích thực trạng tiêu dùng rau an toàn của các hộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
8. Nguyễn Văn Thuận và Võ Thành Danh (2011). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ, tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ.
9. UBND phường Ngọc Lâm (2018). Báo cáo thống kê.
10. Phùng, V. T. (2017). Nghiên cứu đánh giá tính bền vững của các chuỗi sản xuất rau an toàn tại Hà Nội trên cơ sở bộ tiêu chí SAFA. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam
11. Văn bản pháp luật (2007). Quy định quản lý sản xuất kinh doanh rau an toàn. http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-106- 2007-QD-BNN-quy-dinh-quan-ly-san-xuat-kinh-doanh-rau-an-toan- 61285.aspx , ngày truy cập 14/10/2020.
12. Vũ Thị Dân (2009). Nghiên cứu hành vi ứng xử của hộ nông dân sản xuất rau an toàn ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Luận án thạc sĩ kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
13. Nguyễn Hạ (2014). Thế nào là rau an toàn. Nguồn http://www.rausachviet.com /quy-trinh-rausachviet/the-nao-la-rau-an- toan.html ngày truy cập 17/02/2020.
14. Võ Thị Quý (2011). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng giày dép tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu khoa học, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.