Nhận thức của người tiêu dùng rau tại địa bàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau của người dân tại phường ngọc lâm, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 54 - 57)

4.2. Thực trạng tiêu dùng rau của người dân tại phường Ngọc Lâm

4.2.2. Nhận thức của người tiêu dùng rau tại địa bàn

Nhận thức về chất lượng rau

Trong tổng số 50 hộ gia đình được điều tra, có tới 98% chủ hộ cho rằng họ thực sự lo lắng về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Thế nhưng hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chí chọn rau của người dân hiện còn hạn chế. Điều đó thể hiện qua nhận thức của họ trong việc lựa chọn rau đảm bảo VSATTP Có tới 39% nói rằng rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rau không chứa thuốc bảo vệ thực vật, 31% cho rằng rau an toàn là rau không có vi sinh vật hại quá mức cho phép và ý kiến rau không bị dập nát màu sắc kém tươi chiếm 28% và 26% còn lại họ nó là rau đảm bảo an toàn là rau được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Bảng 4.3: Nhận thức của người tiêu dùng về rau đảm bảo VSATTP

Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ (%)

Lo lắng về VSATTP

Không Không

49 1 98 2

Rau đảm bảo VSATTP

Không chứa thuốc BVTV 39 11 78 22 Không có VSV gây hại 31 19 62 38 Không dập nát 28 22 56 44 VietGAP 26 24 52 48

Nguồn: Kết quả điều tra, 2020

Đa phần các hộ dân tại phường Ngọc Lâm đều biết đến rau an toàn, có 36% các hộ gia đình cho rằng rau an toàn là rau đảm bảo phẩm cấp chất lượng và không chứa hóa chất độc hại. 48% các gia đình tin rằng rau an toàn là rau

có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng ở mức cho phép. Số ít gia đình còn lại cho rằng rau không bị sâu bệnh, không có vi sinh vật hại là rau an toàn ( 6%) và 10% còn lại nói rằng rau có nguồn gốc bao bì nhãn mác rõ ràng là rau an toàn. Thế nhưng mức độ tin cậy vào rau có đầy đủ thương hiệu nhãn mác bao bì còn nhiều hạn chế bởi nhiều lý do. Cụ thể có 86% ý kiến từ các hộ gia đình chỉ tin tưởng một phần vào nhãn mác thương hiệu của rau bởi đa số họ nói rằng tem nhãn mác in trên bao bì chưa thể nói lên hết là rau có an toàn thật sự hay không.

Bảng 4.4: Nhận thức của người tiêu dùng về rau an toàn

Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ (%)

Đảm bảo phẩm cấp chất lượng 18 36

Dư lượng thuốc BVTV và tồn dư ở mức

cho phép 24 48

Không sâu bệnh, không VSV gây hại 3 6

Nguồn gốc bao bì rõ ràng 5 10

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020 Nhận thức về nguồn gốc sản phẩm rau an toàn

Kết quả điều tra nhận thức của người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm rau cho thấy ít nhiều các hộ tiêu dùng cũng quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ rau ở đâu. Có 50/50 số hộ trả lời rằng họ rất quan tâm đến vấn đề nguồn gốc bởi rau là thực phẩm cần thiết trong mỗi bữa cơm gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề vệ sinh thực phẩm ăn uống vì thế việc tìm hiểu nguồn gốc được họ đặt lên hàng đầu. Khi được hỏi “Người tiêu dùng có biết đến rau an toàn không” thì đa phần họ đều nói có và biết được một số tên các tiêu chuẩn rau an toàn.

Bảng 4.5: Tỷ lệ số hộ biết đến các thương hiệu rau an toàn Tên các nhãn hiệu Tần số Tỷ lệ (%) Tên các nhãn hiệu Tần số Tỷ lệ (%) Số lượng Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) EUPEFGAP/ GLOBALGAP 13 26 7 53,84 6 46,15 VIETGAP 41 82 17 41,46 24 58,53 ASEANGAP 7 14 3 42,85 4 57,14

(Nguồn: Kết quả điều tra, 2020)

Trong những lựa chọn được đưa ra, VietGAP làmột tiêu chuẩn rất phổ biến về nông sản sạch được người tiêu dùng biết đến khá rộng rãi phổ biến. Tại địa bàn phường, có tới 82% người tiêu dùng tại phường biết đến tiêu chuẩn này. Điều này cho thấy các hộ đã có mức độ hiểu biết nhất định về rau an toàn. Các tiêu chuẩn của VietGAP bao gồm: Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm, đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch. Môi trường làm việc phù hợp với sức lao động của người nông dân, truy tìm nguồn gốc sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Các tiêu chuẩn còn lại như EUPEFGAP, GLOBALGAP hay ASEANGAP phần nào được người dân quan tâm tìm hiểu tới nhưng chưa nhiều có lẽ vì những nhãn hiệu này chưa thực sự phát triển mạnh chưa đến được hết với người tiêu dùng vì vậy số ít người dân họ còn chưa biết tới. Việc tìm hiểu nguồn gốc rau lựa chọn sử dụng của mỗi người tiêu dùng ít nhất đã có những nhận thức hiểu biết nhất định trước khi ra quyết định mua và sử dụng sản phẩm rau.

Trong số nhưng bộ tiêu chuẩn trên, khi được hỏi sâu hơn về niềm tin đối với sản phẩm rau tuân theo tiểu chuẩn VietGAP, mặc dù phần lớn người tiêu dùng có niềm tin (88%) tuy nhiên họ lại có mức độ tin tưởng khác nhau.

Biểu đồ 4.1: Mức tin tưởng rau VietGAP an toàn hơn rau thường

Chỉ có 25,61% số hộ hoàn toàn tin tưởng tuyệt đối vào rau VietGAP an toàn hơn rau bình thường và có tới 63,41% số hộ gia đình chỉ tin tưởng một phần rau VietGAP an toàn hơn rau thông thường vì người dân còn hoang mang không biết đâu là sản phẩm tốt hơn. Bởi họ cho rằng thị trường rau hiện nay có nhiều hàng giả hàng nhái kém chất lượng. Vì thế số ít (11%) còn lại họ không tin tưởng vào rau VietGAP.

Cũng theo kết quả điều tra đa phần họ không tự tin về mức độ an toàn của sản phẩm rau mà họ mua. 56% ý kiến còn hoang mang, 44% các hộ gia đình khẳng định sản phẩm rau mình mua đảm bảo an toàn. Hoang mang với "ma trận" thông tin về các loại rau an toàn, rau sạch, thậm chí ngay tại các siêu thị lớn, người tiêu dùng nhiều khi cũng mua rau bẩn, rau không rõ nguồn gốc xuất xứ về gắn mác rau an toàn. Hàng loạt vụ việc rau không rõ nguồn gốc bị phát hiện tại các siêu thị đã được báo chí phanh phui.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau của người dân tại phường ngọc lâm, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 54 - 57)