Tiêu chí đánh giá quản lý huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Long Biên, Hà Nội (Trang 31 - 34)

4 .Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương

1.2.3. Tiêu chí đánh giá quản lý huy động vốn

1.2.3.1. Tính hiệu lực của quản lý

Hiệu lực quản lý thể hiện giá trị hiện thực của các quyết định quản lý. Từ một quyết định đưa ra rồi đưa vào thực tế được thực hiện đúng trình tự thời gian, đúng người đúng việc, giải quyết vấn đề đạt mục tiêu kế hoạch và đem lại hiệu quả kinh tế khi đó quyết định được coi là đạt hiệu lực quản lý.

Trong nghiên cứu của luận văn này, tính hiệu lực của quản lý là việc thực hiện theo đúng nguyên tắt và yêu cầu quản lý, thực hiện mục tiêu huy động vốn, chấp hành các chính sách quản lý của ngân hàng và được đánh giá dưới các góc độ:

- Đánh giá việc thực hiện mục tiêu dựa trên các tiêu chí: Sự phù hợp của mục tiêu huy động vốn hàng năm, Tính linh hoạt và cạnh tranh trong chính sách huy động vốn, Sự đa dạng và hợp lý của các chính sách của sản phẩm huy động vốn, Sự phù hợp của mạng lưới huy động vốn, Sự hiệu quả của chính sách chăm sóc khách hàng.

- Đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn dựa trên các tiêu chí: Sự hợp lý của cơ cấu bộ máy và phân công nhiệm vụ huy động vốn, Thái độ và năng lực của cán bộ làm việc, Sự đảm bảo và kịp thời các nguồn

lực cho hoạt động huy động vốn, Hệ thống thông tin báo cáo và phối hợp trong hoạt động huy động vốn.

- Đánh giá công tác kiểm soát việc thực hiện kế hoạch huy động vốn dựa trên các tiêu chí: Việc kiểm soát được thực hiện đúng quy trình, Sự phản hồi kịp thời, chính xác và cụ thể của thông tin, Sự phù hợp của các nội dung kiểm soát huy động vốn, Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm soát huy động vốn kịp thời và chính xác.

1.2.3.2. Kết quả thực hiện nội dung quản lý huy động vốn

Việc đánh giá công tác quản lý huy động vốn được xem xét qua các tiêu chí như:

Tăng trưởng nguồn vốn và vốn huy động

Sự phát triển của các ngân hàng đều tập trung vào mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng dư nợ. Để tăng trưởng được dư nợ thì ngân hàng phải mở rộng doanh số cho vay và điều này có liên quan đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng lớn hay nhỏ. Việc gia tăng nguồn vốn biểu hiện qua nghiệp vụ huy động vốn. Nếu huy động vốn có hiệu quả sẽ làm tăng nguồn vốn kinh doanh, tăng doanh số cho vay, tăng lợi nhuận. Điều đó cũng có nghĩa là nguồn vốn của ngân hàng được bổ sung như thế nào tuỳ thuộc chủ yếu vào hoạt động huy động vốn của ngân hàng đó.

Mục tiêu của huy động vốn, trước hết là sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân hàng, đó cũng là mục tiêu của công tác QL huy động vốn.

Kết cấu nguồn vốn

Mỗi loại tiền gửi có các yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời hạn... Do đó, việc xác định rõ kết cấu vốn huy động sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hoá chi phí đầu vào.

có tính thời hạn thấp cho phép xem xét tính ổn định của nguồn vốn huy động, từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp để tăng các khoản huy động có thời hạn dài. Chi phí huy động là vấn đề mà các ngân hàng đều quan tâm. Để có được chi phí đầu vào hợp lý, có lợi cho ngân hàng thì các ngân hàng phải xem xét khoản mục nào có tỷ trọng lớn nhất. Trong thực tế các khoản huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có tính ổn định tương đối cao, chi phí vừa phải rất có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cho nên để đẩy mạnh hiệu quả công tác huy động vốn thì các ngân hàng phải tìm cách nâng cao tỷ trọng của nhóm này lên hơn nữa trong cơ cấu vốn huy động của mình. Bên cạnh đó các khoản vốn huy động từ khu vực dân cư rất tiềm tàng giúp Ngân hàng mở rộng kinh doanh tín dụng tiêu dùng, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, tiết kiệm chi phí lưu thông có lợi cho nền kinh tế.”

Tỷ lệ vốn huy động/tổng nguồn vốn

“Nguồn vốn kinh doanh của NHTM bao gồm: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và một số nguồn vốn khác.”

Vốn huy động/tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ vốn huy động được so với tổng nguồn vốn, cho thấy trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng có bao nhiêu vốn hình thành từ huy động.

“Nếu tỷ lệ này cao thể hiện Ngân hàng có thể chủ động vốn, công tác quản lý hoạt động huy động vốn tốt. Còn nếu tỷ lệ này thấp, chứng tỏ hoạt động cung ứng vốn của Chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc vào Ngân hàng cấp trên.”

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ huy động vốn

Chất lượng dịch vụ trong công tác huy động vốn của Ngân hàng là năng lực đáp ứng của sản phẩm huy động vốn được ngân hàng cung ứng cho khách hàng và được đo lường thông qua mức độ thỏa mãn, hài lòng các nhu cầu và mong muốn của khách hàng trên các phương diện như tiết kiệm thời

gian, chi phí khi gửi tiền hay lựa chọn được sản phẩm gửi tiền phù hợp với nhu cầu (sinh lời, an toàn, thuận tiện cho thanh toán, chi tiêu…)

Chi phí huy động vốn

“Trong chi phí huy động vốn thì chi phí chủ yếu là lãi suất huy động, bên cạnh đó còn có các chi phí khác như: chi phí tiền lương cho cán bộ huy động, chi phí in ấn phát hành, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch quảng cáo…Là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa người cho vay và người đi vay, đòi hỏi NHTM phải tìm cách điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý nhất đối với các bên nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Vì vậy, trong huy động vốn mỗi ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động vốn bình quân là nhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một mức lãi suất chấp nhận được trên thị trường.”

Đa dạng hoá trong lãi suất cho phù hợp với mỗi hình thức huy động vốn là hết sức cần thiết, làm tăng tính hiệu quả của chính sách lãi suất mà ngân hàng đưa ra. Nếu có chính sách lãi suất phù hợp, hiệu quả, ngân hàng sẽ tối thiểu hoá được chi phí trong khi vẫn hoàn thành được các kế hoạch về nguồn vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Long Biên, Hà Nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)