Đánh giá về công tác quản lý huy động vốn tại Techcombank – Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Long Biên, Hà Nội (Trang 68)

4 .Kết cấu của luận văn

3.3. Đánh giá về công tác quản lý huy động vốn tại Techcombank – Ch

nhánh Long Biên, Hà Nội

3.3.1. Những kết quả đạt được

* Đánh giá việc tính hiệu lực của quản lý

Việc đánh giá kết quả xây dựng mục tiêu và thực hiện kế hoạch huy động vốn của chi nhánh được tác giả luận văn tiến hành khảo sát 68 nhân viên và thu được kết quả cụ thể tại bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4: Đánh giá công tác lập kế hoạch huy động vốn của Techcombank – chi nhánh Long Biên qua khảo sát

Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý (1điểm) Không đồng ý (2điểm) Tƣơng đối đồng ý (3điểm) Đồng ý (4 điểm) Rất đồng ý (5 điểm) Điểm trung bình 1.Các mục tiêu huy động vốn hàng năm phù hợp. 2 6 24 21 15 3,80

động vốn linh hoạt và có tính cạnh tranh 3.Chính sách đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ huy động vốn hợp lý. 1 1 17 29 20 3,97 4.Chính sách mạng lưới huy động vốn phù hợp. 5 9 15 21 18 3,30 5.Chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả. 8 12 17 21 10 3,19 6.Kế hoạch huy động vốn hàng năm phù hợp cho vay vốn của Chi nhánh.

2 15 23 25 3 3,17

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát 68 nhân viên Techcombank - Chi nhánh Long Biên – Tác giả)

Qua bảng 3.4 trên ta có thể thấy chất lượng các khâu lập kế hoạch huy động vốn được nhân viên đánh giá chủ yếu ở mức trên trung bình. Thực vậy: Các mục tiêu huy động vốn hàng năm phù hợp được đánh giá 3.8, chính sách lãi suất huy động vốn linh hoạt, có tính cạnh tranh đạt 3.2, chính sách đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ huy động vốn là hợp lý đạt 3.97 và chính sách mạng lưới huy động vốn phù hợp 3.3. Ngoài ra chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả đạt 3.19, khách hàng huy động vốn hàng năm phù hợp nhu cầu sử dụng vốn đạt 3.17. Qua đây có thể nói là lập kế hoạch tương đối hiệu quả và thiết thực. Do đó, trong thời gian tới, Chi nhánh Long Biên cần phát huy lợi thế này để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của những năm kế tiếp.

Thời gian qua, chi nhánh ngân hàng đã chú trọng hơn vào quảng bá hơn nữa hình ảnh của mình đối với khách hàng bằng các chính sách khuyến khích khách hàng như: ưu đãi, tặng quà dịp sinh nhật khách hàng hay các dịp lễ lớn trong năm…Đối với hệ thống ngân hàng thì tăng cường hơn nữa mối quan hệ bạn hàng, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn

vốn, tác giả đã khảo sát 68 nhân viên về suy nghĩ của họ, kết quả thu thập được như sau:

Bảng 3.5: Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn của Techcombank – chi nhánh Long Biên

Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý (1điểm) Không đồng ý (2điểm) Tƣơng đối đồng ý (3điểm) Đồng ý (4 điểm) Rất đồng ý (5 điểm) Điểm trung bình

1.Cơ cấu bộ máy huy động hợp lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng

20 18 15 10 5 2,44

2.Cán bộ có năng lực, thái độ làm việc tốt.

18 16 7 8 19 2,91

3.Đảm bảo đầy đủ, kịp thời các nguồn lực cho huy động vốn.

19 20 10 9 10 2,57

4.Hệ thống thông tin báo cáo và phối hợp trong công tác huy động vốn được kịp thời.

14 20 6 12 16 2,94

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát 68 nhân viên Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam - chi nhánh Long Biên – Tác giả)

Qua bảng 3.5 ta có thể nhận thấy: nhìn chung chất lượng triển khai kế hoạch của Chi nhánh được thực hiện chưa được tốt. Cụ thể: cơ cấu bộ máy hợp lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng chỉ đạt 44% chất lượng tốt, cán bộ có năng lực, thái độ làm việc tốt chỉ đạt 50%, đảm bảo đầy đủ, kịp thời các nguồn lực huy động vốn đạt 43%, hệ thống thông tin báo cáo và phối hợp trong công tác huy động vốn được kịp thời chỉ đạt 50% tốt. Đây là con số rất khiêm tốn so với việc lập kế hoạch huy động vốn đã đề ra. Nói cách khác là thực trạng triển khai kế hoạch chưa được tốt, Chi nhánh chưa thực sự quan tâm chú trọng và công tác tổ chức thực hiện kế hoạch. Do đó, trong thời gian tới, chi nhánh ngân hàng nên hoàn thiện các việc thực thi huy động vốn đạt được kết quả cao hơn nữa.

Đánh giá công tác kiểm soát việc thực hiện kế hoạch huy động vốn

Để đánh giá chính xác khách quan công tác kiểm soát việc thực hiện kế hoạch huy động vốn, tác giả luận văn đã phỏng vấn 68 nhân viên của chi nhánh, kết quả như sau:

Bảng 3.6: Đánh giá thực trạng kiểm soát huy động vốn của Techcombank – Chi nhánh Long Biên

Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý (1điểm) Không đồng ý (2điểm) Tƣơng đối đồng ý (3điểm) Đồng ý (4 điểm) Rất đồng ý (5 điểm)

1.Việc kiểm soát được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình.

20 23 10 8 7

2.Thông tin phản hồi chính xác, kịp thời, cụ thể.

17 17 15 16 3

3.Các nội dung kiểm soát huy động vốn phù hợp.

16 20 8 18 6

4.Kết quả kiểm soát huy động vốn được xử lý đúng và kịp thời (xử lý vi phạm)

11 29 4 19 5

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát 68 nhân viên Techcombank - chi nhánh Long Biên – Tác giả)

Thông qua bảng 3.6 nhận thấy: Công tác kiểm soát kế hoạch cũng còn rất nhiều hạn chế, lỏng lẻo, cho qua, chưa thực hiện đúng các quy trình của kiểm soát. Thực vậy, việc kiểm soát được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình chỉ đạt 37% đánh giá tốt, thông tin phản hồi chính xác, kịp thời, cụ thể đạt 50% tốt, các nội dung kiểm soát huy động vốn phù hợp đạt 47%, kết quả kiểm soát huy động vốn được xử lý đúng và kịp thời (xử lý vi phạm) đạt 41%. Đây là con số khá khiêm tốn, nó cho thấy tình hình kiểm soát huy động vốn thực sự vẫn chưa đạt kết quả cao. Do đó, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến thực trạng kiểm soát này.

* Đánh giá kết quả thực hiện nội dung quản lý huy động vốn

Quy mô huy động vốn và tốc độ tăng trưởng

Hoạt động huy động vốn góp phần phục vụ đắc lực trong việc cho vay của ngân hàng thương mại. Không những thế, nó còn đánh giá khả năng hoạt động của một ngân hàng. Xác định huy động vốn là vô cùng quan trọng trong kinh doanh ngân hàng, chi nhánh Long Biên luôn đẩy mạnh công tác huy động vốn. Hiện nay, với những thế mạnh của mình như uy tín, thái độ phục vụ nhiệt tình, nhanh nhẹn, chính xác, thủ tục đơn giản, hình thức huy động phong phú, đa dạng…nên chi nhánh Long Biên đã và đang thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch, góp phần đẩy nhanh kết quả kinh doanh ngân hàng. Ta có thể xem xét cụ thể thông qua bảng 3.7 như sau:

Bảng 3.7: Quy mô huy động vốn và hoạt động tăng trƣởng tại Techcombank – Chi nhánh Long Biên

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Tổng số vốn huy động 1.797.330 1.902.252 2.176.867 2.312.079 Tốc độ tăng trưởng so với năm

liền trước (%)

5,83 14,44 6,21

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm tại Techcombank – Chi nhánh Long Biên)

Nhìn vào bảng 3.7 ta thấy: Mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn 2014-2017 nhưng kết quả huy động vốn của chi nhánh Long Biên vẫn rất khả quan: Số lượng vốn huy động hàng năm tăng trưởng khá đều đặn. Nếu như năm 2014, tổng vốn huy động chỉ khiêm tốn dừng tại mức 1.797.330 triệu đồng, đến năm 2015 đạt 1.902.252 triệu đồng, tăng 5.83% so với năm 2014. Không những thế, năm 2016 đạt 2.176.867 triệu đồng, và đến năm 2017 đạt mức tại 2.312.079 triệu đồng. Đây là tín hiệu tốt, chứng tỏ sự

cố gắng lớn về huy động vốn của Chi nhánh trong giai đoạn này

Cơ cấu nguồn vốn huy động

Để hiểu rõ về cơ cấu các loại vốn được huy động trong giai đoạn 2014 - 2017 tại Techcombank – chi nhánh Long Biên, ta có thể xem xét bảng 3.8 như sau:

Bảng 3.8: Cơ cấu huy động vốn tại Techcombank – Chi nhánh Long Biên giai đoạn 2014-2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

Phân loại Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Tổng cộng Tốc độ tăng trưởng (%) 1.797.330 1.902.252 5.83 2.176.867 14.44 2.312.079 6.21

Theo nguồn huy động

1.Tiền gửi dân cư Tỷ trọng (%) 934.835 52,01 1.006.643 52,92 1.327.887 61 1.595.330 69 2.Tiền gửi tổ chức kinh tế

Tỷ trọng (%) 647.196 36,01 665.786 35 696.597 32 508.662 22 3.Tiền gửi khác (Kho bạc, BHXH)

Tỷ trọng (%) 215.299 11,98 229.823 12,08 152.383 7 208.087 9

Theo thời gian huy động

1.Tiền gửi không kỳ hạn Tỷ trọng (%) 404.399 22,5 530.728 27,9 611.699 28,1 688.999 29,8 2.Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng

Tỷ trọng (%) 819.582 45,6 1.017.704 53,5 1.212.514 55,7 1.345.629 58,2 3.Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng Tỷ trọng (%) 337.898 18,8 216.856 11,4 261.224 12,0 189.533 8,2 4.Tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng

Tỷ trọng (%) 235.451 13,1 136.964 7,2 91.430 4,2 87.918 3,8

Qua bảng 3.8 trên ta có nhận xét:

Trước hết, nguồn vốn huy động tại Techcombank – Chi nhánh Long Biên giai đoạn 2014-2017 vẫn ổn định và phát triển. Trong cơ cấu phân theo nguồn vốn huy động sẽ có ba nguồn cơ bản là tiền gửi dân cư, tiền gửi tổ chức kinh tế và tiền gửi của các tổ chức khác. Đây là cơ cấu tiền gửi khá hợp lý, nó cho thấy khả năng linh hoạt của Chi nhánh ngân hàng khi tìm kiếm các khoản huy động cho chính mình.

Trong cơ cấu theo nguồn huy động của Chi nhánh thì số lượng và tỷ trọng của tiền gửi dân cư vẫn giữ vị trí thứ nhất. Cụ thể : Năm 2014, vốn huy động trong dân cư chỉ đạt 934.835 triệu đồng, chiếm 52,01% tổng vốn huy động. Năm 2015 đã tăng lên 1.006.643 triệu đồng, năm 2016 đạt 1.327.887 triệu đồng và đến năm 2017 con số này đã đạt 1.595.330 triệu đồng, chiếm 69% tổng vốn huy động. Đây là tín hiệu rất khả quan cho thấy ngân hàng vẫn luôn coi việc huy động vốn trong dân cư là nền tảng, then chốt.

Bên cạnh đó, tiền gửi tại các tổ chức kinh tế chiếm số lượng và tỷ trọng ít hơn. Nếu như năm 2014, số lượng tiền gửi này chỉ đạt 647.196 triệu đồng, bằng 36,01% thì đến năm 2017, con số này còn là 508.662 triệu đồng, bằng 22% so với tổng vốn huy động. Ngoài ra, tiền gửi của các tổ chức khác có chiều hướng tăng giảm nhẹ khi ổn định ở mức 229.823 triệu đồng, chiếm 12,08% tổng vốn huy động vào năm 2015 xuống còn 208.087 triệu đồng, chiếm 9% tổng vốn huy động trong năm 2017.

Ngược lại nếu cơ cấu phân theo thời gian huy động thì theo bảng trên ta thấy nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng từ 20% trở lên trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh và có xu hướng tăng lên qua các năm : Năm 2015 đạt 530.728 tỷ đồng, tăng 31,24% so với năm 2014. Đến năm 2016 con số này tăng lên 611.699 tỷ đồng, tăng thêm 80.971 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 15,25% so với cùng kỳ năm 2015. Đến năm 2017 đạt được 688.999 tỷ đồng, tăng

12,63% so với năm 2016, mặc dù trong giai đoạn này Chi nhánh không giao chỉ tiêu kế hoạch vốn huy động theo kỳ hạn và cơ cấu nguồn vốn.

Bên cạnh đó, qua bảng trên ta cũng thấy được chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động có kỳ hạn của Chi nhánh là nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng, cụ thể năm 2014 là 45,6%, năm 2015 đạt 53.5, năm 2016 đạt 55,7% và đến năm 2017 là 58,2%. Trong khi đó nguồn tiền gửi có kỳ hạn của Techcombank – Chi nhánh Long Biên trên 24 tháng lại có xu hướng sụt giảm dần: Năm 2015 giảm 98.487 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 41.83% so với năm 2014, năm 2016 tiếp tục giảm 45.534 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 33,24% so với năm 2015. Đến năm 2017 giảm xuống 3.512 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 3,84% so với năm 2016. Điều này cho thấy Chi nhánh cần chú ý xây dựng nguồn vốn theo kỳ hạn một cách hợp lý hơn, đảm bảo có đủ nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn. Như vậy, phải cân đối giữa việc giảm chi phí với đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Mặc dù có sự biến động trong cơ cấu của tổng vốn huy động, tuy nhiên tổng vốn huy động đều có sự tăng trưởng đáng kể. Trong thời gian tới, Chi nhánh ngân hàng cần phát huy điều này để sử dụng cho hoạt động ngày càng phát triển.

Chi phí huy động vốn tại Techcombank – Chi nhánh Long Biên

Chi phí huy động vốn tại Chi nhánh được thể hiện qua lãi suất huy động bình quân và chi phí trả lãi dưới đây:

Bảng 3.9: Lãi suất huy động bình quân tại NH TMCP

Kỹ thƣơng Việt Nam chi nhánh Long Biên của giai đoạn 2014-2017

TT Chỉ tiêu Năm

2014 2015 2016 2017

1 Lãi suất huy động bình quân (%/năm) 7,1 7,2 7,5 7,6

2 Chi phí trả lãi (Tỷ đồng) 12,661 13,696 16,326 17,571

3 Tổng nguồn vốn huy động 1.797.330 1.902.252 2.176.867 2.312.079

(Nguồn : Phòng Kế toán giao dịch Techcombank – Chi nhánh Long Biên)

Qua bảng 3.9 trên ta thấy được lãi suất huy động bình quân tăng dần qua các năm cụ thể: Năm 2014 là 7,1%/năm, đến năm 2015 tăng là 7,2%/năm, còn năm 2016 tăng 7,5%/năm. Sang năm 2017 lãi suất huy động tăng lên cao nhất là 7,6%/năm. Lãi suất bình quân tăng dần theo các năm nên chi phí trả lãi tính trên lãi suất phải trả cho khách hàng (bao gồm lãi suất trên sổ tiết kiệm/chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn và lãi suất thỏa thuận phải chi trả thêm cho khách hàng trong trường hợp có thể thỏa thuận được lãi suất) cũng tăng dần qua các năm. Nhưng mức chi phí này tăng lên không đáng kể, cụ thể: Năm 2015 chi phí trả lãi tăng 1.035 tỷ đồng so với năm 2014, còn năm 2016 chi phí trả lãi tăng 2.630 tỷ đồng so với năm 2015. Cho đến năm 2017 thì chi phí trả lãi tăng 1.245 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2016. Mức chi phí được đánh giá là khá hiệu quả và an toàn trong môi trường cạnh tranh huy động vốn gay gắt như hiện nay

Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh

Để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh, cần xem xét quan hệ giữa mức độ cho vay và huy động vốn, thể hiện bảng 3.10 dưới đây:

Bảng 3.10: So sánh số vốn cho vay và số vốn huy động tại Techcombank – Chi nhánh Long Biêngiai đoạn 2014-2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

1. Tổng vốn cho vay 1.880.541 2.067.685 1.279.378 1.295.035

2. Tốc độ tăng trưởng cho vay (%) 9.95 -38.13 1.22

3. Tổng vốn huy động 1.797.330 1.902.252 2.176.867 2.312.079

4. Tốc độ tăng trưởng huy động (%) 5.83 14.44 6.21

Tỷ lệ sử dụng vốn (=1/3) 1,05 1,09 0,69 0,56

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm tại Techcombank – Chi nhánh Long Biên)

Qua bảng 3.10 cho thấy:

Trong hai năm 2014-2015, mặc dù có sự tăng trưởng trong sự huy động vốn nhưng do nhu cầu vay khá nhiều nên Ngân hàng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay của khách hàng. Điều đó chứng tỏ việc giải ngân vốn là tốt. Tuy nhiên, do nhu cầu khá lớn nên Chi nhánh Long Biên đã huy động thêm vốn từ Hội sở chính xuống. Tuy nhiên, đến năm 2016-2017, Chi nhánh đã điều hòa được tình hình bằng cách tăng khả năng huy động vốn lên dẫn đến nguồn vốn chênh lệch giữa vốn đi vay và cho vay có sự thăng bằng hơn. Như vậy để công tác huy động vốn thực sự có hiệu quả, Chi nhánh phải gắn huy động vốn với sử dụng vốn, trong đó: việc sử dụng vốn làm cơ sở để huy động vốn, quyết định chi phí đầu vào đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, giúp vốn có khả năng thanh khoản tốt hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Long Biên, Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)