4 .Kết cấu của luận văn
1.3. Kinh nghiệm quản lý huy động vốn tại một số Ngân hàng TMCP khác và
khác và bài học kinh nghiệm cho Techcombank – chi nhánh Long Biên
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thương Việt Nam
“Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.”
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng đi đầu trong mọi hoạt động trên thị trường tài chính, trong đó có hoạt động huy động vốn. Với ưu thế hoạt động lâu đời, thị phần lớn, Vietcombank đã tích cực đầu tư phát triển hoạt động huy động vốn trên nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất là đa dạng hoá sản phẩm huy động, tăng cường tiện ích cho khách hàng.
“Vietcombank huy động vốn từ qua rất nhiều hình thức như nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu bằng VND và ngoại tệ, vay vốn ưu đãi từ nguồn đầu tư uỷ thác của các tổ chức nước ngoài, vay vốn từ NHNN và các
TCTD. Để thúc đẩy nguồn vốn từ dân cư, các sản phẩm tiền gửi ngày càng được đa dạng hoá về kỳ hạn, phương thức trả lãi, tính năng sản phẩm như tiết kiệm tự động, tiết kiệm thông minh, tiết kiệm trả lãi trước, trong và sau, kỳ trả lãi linh hoạt phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tại Vietcombank không áp dụng mô hình mua bán vốn tập trung tại Trụ sở chính mà Chi nhánh tự cân đối vốn.”
Vietcombank cũng tích cực ứng dụng công nghệ để tạo ra những đặc tính nổi trội trong thanh toán, gia tăng tiện ích cho khách hàng. Các dịch vụ thanh toán điện tử rất đa dạng bao gồm ngân hàng trực tuyến VCB- iB@nking, ngân hàng qua tin nhắn VCB-SMS B@nking, dịch vụ nhận tin nhắn chủ động, ngân hàng 24x7 VCB-Phone B@nking, nạp tiền trả trước VCB-eTopup, dịch vụ tài chính, thanh toán hóa đơn trả sau. Ngân hàng cũng liên kết với nhiều công ty viễn thông, điện, nước, công ty tài chính, bảo hiểm, các công ty bán hành trực tuyến trong và ngoài nước để mở rộng phạm vi thanh toán điện tử cho khách hàng.
Vietcombank cũng xây dựng được văn hoá kinh doanh đặc trưng, phong cách tiếp cận khách hàng thân thiện, lịch thiệp, tạo ra sự hài lòng, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Chính sách chăm sóc khách hàng cùng thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, càng làm hình ảnh của Ngân hàng tốt đẹp trong mắt các khách hàng. Chính vì vậy, Vietcombank luôn đạt được nhiều thành công trong việc khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định và bền vững với tốc độ trung bình 20%/năm trong 3 năm qua.
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Hà Nội. Hà Nội.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được thành lập từ năm 1993. Trải qua gần 25 năm xây dựng và phát triển, SHB hiện là 1 trong 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, Top 10 Ngân hàng Thương mại uy tín nhất Việt
Nam, Top 500 Ngân hàng mạnh nhất Châu Á….
Tính đến hết 31/3/2018, SHB có tổng tài sản đạt 286.904 tỷ đồng. Vốn điều lệ ở mức hơn 12.036 tỷ đồng. Với gần 7.000 cán bộ nhân viên, mạng lưới rộng hơn 500 điểm giao dịch ở Việt Nam, Lào và Campuchia, SHB đang phục vụ gần 4 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. SHB đã vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì và nhiều giải thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức uy tín trong nước và Quốc tế.
Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Hà Nội, công tác huy động vốn được quản lý tập trung tại Trụ sở chính . Trụ sở chính đưa ra các hình thức huy động, cân đối nguồn vốn và có các chính sách phù hợp, đảm bảo hoạt động hài hòa toàn hệ thống. Với mô hình quản lý này, có những thời điểm gây bất lợi cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Hà Nội trong việc tăng trưởng nguồn vốn, do không có tính chủ động trong việc thực hiện chính sách lãi suất huy động để thu hút khách hàng. Một thực tế là hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội thừa vốn nhưng có thể riêng lẻ từng Chi nhánh lại thiếu vốn, cụ thể Chi nhánh Cần Thơ nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng cho tổng dư nợ của Chi nhánh, mà Chi nhánh còn phải vay vốn của Hội sở thông qua việc mua bán vốn nội bộ. Cụ thể, tính đến cuối năm 2014, số dư nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội , Chi nhánh Cần Thơ đạt 2.102 tỷ đồng, Dư nợ của Chi nhánh đạt gần 2.900 tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội năm 2014). Mức chênh lệch này Chi nhánh Cần Thơ được Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cung ứng thông qua mua bán vốn nội bộ trong hệ thống.
1.3.3 Bài học cho Techcombank – chi nhánh Long Biên
“Qua nghiên cứu kinh nghiệm từ các ngân hàng trên cho thấy, các ngân hàng này đều rất chú ý triển khai hoạt động huy động vốn và tìm mọi cách để huy động được nguồn vốn rẻ, ổn định, chính vì thế đã góp phần tích cực nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Từ những kinh nghiệm của các ngân hàng trên về công tác huy động vốn, Ngân TMCP Kỹ thương Việt Nam – chi nhánh Long Biên có thể rút ra bài học trong quá trình hoạt động kinh doanh:”
Thứ nhất: Đa dạng các hình thức huy động nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu bằng VND và ngoại tệ, vay vốn ưu đãi từ nguồn đầu tư uỷ thác của các tổ chức nước ngoài, vay vốn từ NHNN và các TCTD nhằm thu hút mọi nguồn lực tiềm tàng trong dân cư, các thành phần kinh tế xã hội, tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài để giảm chi phí.
“Thứ hai: Mở rộng mạng lưới đến các khu dân cư quanh khu vực, đặc biệt là các khu đô thị, khu chung cư mới nhằm hướng tới nguồn vốn trong dân cư, xây dựng cơ cấu nguồn vốn phù hợp với mục tiêu kinh doanh trong từng thời kỳ.”
Thứ ba: Cần phải có chính sách lãi suất thích hợp để khuyến khích người dân tiết kiệm và gửi tiền vào ngân hàng. Trong mỗi giai đoạn cụ thể sẽ áp dụng lãi suất linh hoạt, mềm dẻo để thu hút dòng tiền chảy vào ngân hàng nhiều hơn theo cơ cấu có lợi cho kinh doanh của ngân hàng.
“Thứ tư: Tích cực ứng dụng công nghệ để tạo ra những đặc tính nổi trội trong thanh toán, gia tăng tiện ích cho khách hàng. Các dịch vụ thanh toán điện tử như internet banking, mobile banking, ngân hàng qua tin nhắn SMS B@nking, dịch vụ nhận tin nhắn chủ động, nạp tiền trả trước eTopup, dịch vụ tài chính, thanh toán hóa đơn trả sau. Ngân hàng cũng liên kết với nhiều công ty viễn thông, điện, nước, công ty tài chính, bảo hiểm, các công ty bán hàng trực tuyến trong và ngoài nước để mở rộng phạm vi thanh toán điện tử cho khách hàng.”
“Thứ năm: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt phong cách dịch vụ chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, năng động, linh hoạt,
làm tốt nhiều chức năng, tận tụy với công việc, chủ động, nhiệt tình tiếp thị, tư vấn, giúp đỡ khách hàng, giải quyết các thủ tục nhanh gọn, thuận tiện, gây thiện cảm và nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.”
Chƣơng 2
TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Để thực hiện đề tài, tác giả đã tìm hiểu, thu thập các nguồn tài liệu khác nhau từ các công trình khoa học đã công bố, từ các các báo cáo hàng năm của Techcombank – chi nhánh Long Biên.
2.1. Tài liệu nghiên cứu